Đề thi giữa kì 1 KTPL 10 KNTT: Đề tham khảo số 3

Trọn bộ Đề thi giữa kì 1 KTPL 10 KNTT: Đề tham khảo số 3 bộ sách mới Kết nối tri thức gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện

 

PHÒNG GD & ĐT ……………….

Chữ kí GT1: ...........................

TRƯỜNG THCS……………….

Chữ kí GT2: ...........................

 

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1

MÔN: GIÁO DỤC KINH TẾ PHÁP LUẬT – KẾT NỐI TRI THỨC

NĂM HỌC: 2023 - 2024

Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………  Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

 

"

 

Điểm bằng số

 

 

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

 

    A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm) 

    Lựa chọn đáp án đúng cho những câu hỏi dưới đây:

    Câu 1 (0,25 điểm). Mỗi hoạt động kinh tế có vai trò khác nhau nhưng chúng có mối quan hệ mật thiết, tác động qua lại với nhau, đảm bảo cho nền kinh tế không ngừng 

A. vận động và phát triển. 

B. trì trệ và tụt hậu. 

C. vận động theo chiều đi xuống. 

D. vận động theo chiều ngang. 

    Câu 2 (0,25 điểm). Hoạt động mà con người sử dụng các yếu tố sản xuất để tạo ra các sản phẩm đáp ứng nhu cầu của đời sống xã hội được gọi là 

A. hoạt động tiêu dùng. 

B. hoạt động sản xuất. 

C. phân phối sản phẩm. 

D. tiêu thụ hàng hóa.

Câu 3 (0,25 điểm). Ngân sách nhà nước có phần đóng góp rất lớn của người dân và được sử dụng vì lợi ích của 

A. nhà cầm quyền. 

B. giai cấp công nhân. 

C. quốc gia và nhân dân. 

D. giai cấp công nhân và nông dân.

Câu 4 (0,25 điểm). Các chủ thể của nền kinh tế không chỉ thực hiện tốt vai trò trong lĩnh vực kinh tế mình tham gia mà còn đóng góp như thế nào đến nền kinh tế - xã hội của đất nước? 

A. Tạo sự ổn định, phát triển bền vững. 

B. Kìm hãm sự phát triển. 

C. Khai thác mọi nguồn lực.            

D. Vừa kìm hãm vừa thúc đẩy phát triển.

Câu 5 (0,25 điểm). Phương án nào dưới đây không thuộc vai trò của thuế? 

A. Kiềm chế lạm phát. 

B. Điều tiết kinh tế. 

C. Kích thích đầu tư. 

D. Đẩy mạnh đầu cơ tích trữ.

Câu 6 (0,25 điểm). Nhận định nào sau đây đúng khi bàn về vai trò của hoạt động sản xuất? 

A. Là hoạt động không quan trọng, có cũng được mà không có cũng không ảnh hưởng. 

B. Là hoạt động cơ bản nhất, quyết định đến các hoạt động phân phối – trao đổi, tiêu dùng. 

C. Là hoạt động cơ bản của con người nhưng không nhất thiết phải có. 

D. Là hoạt động quan trọng nhưng không ảnh hưởng đến các hoạt động kinh tế khác.

Câu 7 (0,25 điểm). Những người có thu nhập cao trong doanh nghiệp phải trích một khoản tiền từ phần thu nhập để nộp vào ngân sách nhà nước là thực hiện loại thuế nào sau đây? 

A. Thuế giá trị gia tăng. 

B. Thuế bảo vệ môi trường. 

C. Thuế thu nhập cá nhân. 

D. Thuế xuất khẩu, nhập khẩu.

Câu 8 (0,25 điểm). Mục đích chính của việc thu, chi ngân sách nhà nước là gì? 

A. nhằm thỏa mãn các nhu cầu chi tiêu của Nhà nước. 

B. nhằm thỏa mãn các nhu cầu chi tiêu của tổ chức. 

C. nhằm thỏa mãn các nhu cầu chi tiêu của doanh nghiệp. 

D. nhằm thỏa mãn các nhu cầu chi tiêu của cá nhân.

Câu 9 (0,25 điểm). Hành vi trốn thuế từ 100 triệu đồng trở lên sẽ bị khép vào tội gì? 

A. hình sự. 

B. dân sự. 

C. hành chính. 

D. kỉ luật.   

Câu 10 (0,25 điểm). Hoạt động nào sau đây không phải hoạt động sản xuất? 

A. Biếu quà tết. 

B. Trồng cây cao su. 

C. Cày bừa. 

D. May quần áo. 

Câu 11 (0,25 điểm). Do doanh nghiệp vẫn phải nhập khẩu linh kiện để lắp ráp ô tô nên phải nộp thuế nào sau đây? 

A. Thuế giá trị gia tăng. 

B. Thuế bảo vệ môi trường. 

C. Thuế thu nhập cá nhân. 

D. Thuế nhập khẩu.   

Câu 12 (0,25 điểm). Nhà nước có quyền gì đối với các khoản thu, chi của ngân sách nhà nước? 

A. quyền sử dụng.

B. quyền quyết định.

C. quyền sở hữu và quyết định.

D. quyền sở hữu.   

Câu 13 (0,25 điểm). Cuối tuần P rủ K đi ăn uống và đi xem phim tại rạp chiếu. Lúc này ta nói P và K đang thực hiện hoạt động nào sau đây? 

A. Sản xuất. 

B. Phân phối. 

C. Tiêu dùng. 

D. Trao đổi.   

Câu 14 (0,25 điểm). Đối tượng nào sau đây được coi là chủ thể sản xuất? 

A. Công nhân đóng hàng. 

B. Người phụ nữ đi chợ. 

C. Chú bé đang chơi đùa. 

D. Mẹ đang nấu cơm tối.

Câu 15 (0,25 điểm). Các yếu tố cấu thành thị trường không bao gồm 

A. người mua – người bán.

B. hàng hoá – tiền tệ. 

C. quan hệ mua – bán. 

D. hàng hóa – người bán.   

Câu 16 (0,25 điểm). Trong các chủ thể dưới đây, chủ thể nào cần phải đóng thuế thu nhập cá nhân? 

A. Anh T có mức thu nhập cá nhân là 7 triệu/tháng. 

B. Chị M có mức thu nhập cá nhân là 12 triệu/tháng. 

C. Ông N có mức thu nhập cá nhân là 30 triệu/tháng. 

D. Chị K có mức thu nhập cá nhân là 4,5 triệu/tháng.   

Câu 17 (0,25 điểm). Các đại lý sữa lấy sản phẩm từ những nhà sản xuất về bán lại cho người dùng. Trong trường hợp này, các đại lý sữa đóng vai trò gì trong hoạt động kinh tế của thị trường? 

A. Trung gian. 

B. Chủ đạo. 

C. Quyết định. 

D. Tác động.   

Câu 18 (0,25 điểm). Trong quy định cơ bản về quyền công dân trong việc thực hiện pháp luật ngân sách nhà nước không thể hiện ở nội dung nào sau đây? 

A. Được cung cấp thông tin về tài chính - ngân sách theo quy định của pháp luật. 

B. Được sử dụng hàng hoá, dịch vụ công cộng và hỗ trợ từ ngân sách nhà nước. 

C. Sử dụng các khoản đầu tư từ ngân sách nhà nước đúng mục đích, đúng chế độ, tiết kiệm, hiệu quả. 

D. Được tham gia giám sát cộng đồng về tài chính - ngân sách theo quy định của pháp luật.   

Câu 19 (0,25 điểm). Cơ chế thị trường là hệ thống các quan hệ kinh tế mang tính tự điều chỉnh tuân theo yêu cầu của 

A. người tiêu dùng. 

B. các quy luật kinh tế. 

C. người sản xuất. 

D. quan hệ cung - cầu.

Câu 20 (0,25 điểm). Vai trò của ngân sách nhà nước thể hiện như thế nào trong những trường hợp sau: Ngân hàng Nhà nước quyết định giảm lãi suất điều hành để hỗ trợ doanh nghiệp và người dân bị thiệt hại do ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh. 

A. Cung cấp tài chính để duy trì hoạt động của bộ máy nhà nước. 

B. Là công cụ để điều tiết thị trường. 

C. Bình ổn giá cả, kiềm chế lạm phát. 

D. Điều tiết thu nhập qua thuế và quỹ phúc lợi xã hội.   

Câu 21 (0,25 điểm). Để thu được lợi nhuận thì chi phí sản xuất phải như thế nào so với giá cả trên thị trường? 

A. Cao hơn. 

B. Thấp hơn. 

C. Bằng.

D. Cao hơn hoặc bằng.   

Câu 22 (0,25 điểm). Địa điểm nào sau đây không thuộc cơ sở của thị trường? 

A. Chợ. 

B. Siêu thị. 

C. Cửa hàng. 

D. Lớp học.

Câu 23 (0,25 điểm). Ngân sách nhà nước có vai trò như thế nào đối với một quốc gia? 

A. Là nguồn lực để duy trì bộ máy nhà nước. 

B. Là động lực để duy trì nền kinh tế tư bản. 

C. Là vấn đề thiết yếu để ổn định an sinh xã hội. 

D. Là cơ sở để đảm bảo sự tồn tại của một đất nước.

Câu 24 (0,25 điểm). Để kinh doanh thành công cần thực hiện một trong các yêu cầu nào sau đây? 

A. Cung ứng sản phẩm phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng. 

B. Chi phí sản xuất phải lớn hơn giá bán ra thị trường.

C. Cạnh tranh bằng mọi cách và thủ đoạn với đối thủ trên thị trường. 

D. Tăng cường mở rộng quy mô sản xuất hàng hóa.

B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)

    Câu 1 (2,5 điểm). Em hãy nêu khái niệm cơ chế thị trường và trình bày ưu và nhược điểm của cơ chế thị trường đến đời sống, kinh tế và xã hội? 

    Câu 2 (1,5 điểm). Thực hiện sản xuất xanh, giảm thiểu ô nhiễm môi trường hướng tới phát triển bền vững không chỉ giúp doanh nghiệp Việt Nam hòa vào dòng chảy quốc tế mà còn mang lại nhiều lợi ích thiết thực. Doanh nghiệp sẽ áp dụng các giải pháp tiết kiệm năng lượng như: sử dụng các nguyên vật liệu, phương tiện tiêu thụ ít điện năng, điện mặt trời,… từ đó tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi thế cạnh tranh, có cơ hội bước chân vào những thị trường khó tính khi tạo ra được sản phẩm “xanh”, thân thiện với môi trường.

a. Em hiểu thế nào là sản xuất xanh? 

b. Việc thực hiện sản xuất xanh sẽ mang lại lợi ích gì cho doanh nghiệp vã xã hội?

BÀI LÀM

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         ………………………………………………………………………………………....   

 

 

%

 

BÀI LÀM:

         ………………………………………………………………………………………....

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………


 

 

TRƯỜNG THPT ........

HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)

MÔN: GIÁO DỤC KINH TẾ PHÁP LUẬT 10 – KẾT NỐI TRI THỨC

 

        A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (6,0 điểm) 

        Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.   

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

A

B

C

A

D

B

C

A

 

Câu 9

Câu 10

Câu 11

Câu 12

Câu 13

Câu 14

Câu 15

Câu 16

A

A

D

C

C

A

D

D

 

Câu 17

Câu 18

Câu 19

Câu 20

Câu 21

Câu 22

Câu 23

Câu 24

A

C

B

D

B

D

A

A

 

        B. PHẦN TỰ LUẬN: (4,0 điểm)

Câu

Nội dung đáp án

Biểu điểm

Câu 1 

(2,5 điểm)

- Khái niệm: Cơ chế thị trường là hệ thống các quan hệ kinh tế mang tính tự điều chỉnh tuân theo yêu cầu của các quy luật kinh tế như: quy luật cạnh tranh, cung cầu, giá cả, lợi nhuận,... chi phối hoạt động của các chủ thể kinh tế, đóng vai trò như bàn tay vô hình điều tiết nền kinh tế.

0,5 điểm

- Ưu điểm của cơ chế thị trường: 

+ Cơ chế thị trường kích thích hoạt động của các chủ thể kinh tế và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động tự do của họ. Do đó, làm cho nền kinh tế phát triển năng động, có hiệu quả. 

+ Sự tác động của cơ chế thị trường sẽ đưa đến sự thích ứng tự phát giữa khối lượng và cơ cấu của sản xuất với khối lượng và cơ cấu nhu cầu của xã hội. nhờ đó con người mới có thể thỏa mãn tốt hơn nhiều loại sản phẩm, đa dạng về chủng loại cũng như cơ cấu sản phẩm. 

+ Cơ chế thị trường kích thích đổi mới kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất, cạnh tranh càng cao đòi hỏi giảm chi phí cá biệt càng lớn bằng cách áp dụng các phương pháp đổi mới, kỹ thuật và công nghệ sản xuất, đổi mới sản phẩm, đổi mới tổ chức sản xuất và quản lý kinh doanh, nâng cao hiệu quả kinh tế. 

+ Cơ chế thị trường thực hiện phân phối các nguồn lực kinh tế một cách tối ưu. Các nguồn lực sản xuất tự điều tiết và di chuyển đến nơi nào được sử dụng với hiệu quả cao nhất, tuân theo các nguyên tắc của thị trường.

1 điểm

- Nhược điểm:

+ Cơ chế thị trường phát huy tác dụng tốt khi có cạnh tranh hoàn hảo, khi xuất hiện cạnh tranh không hoàn hảo thì hiệu lực cơ chế thị trường bị giảm. Chẳng hạn, khi xuất hiện độc quyền, các nhà độc quyền có thể giảm sản lượng, tăng giá, chậm đổi mới kỹ thuật. 

+ Mục đích hoạt động của các doanh nghiệp là lợi nhuận tối đa, vì vậy, họ có thể lạm dụng tài nguyên của xã hội, gây ô nhiễm môi trường sống của con người, do đó hiệu quả kinh tế – xã hội không được bảo đảm. 

+ Sự tác động của cơ chế thị trường dẫn đến phân hóa giàu nghèo, phân phối thu nhập không công bằng, sự phân cực về của cải, có tác động xấu đến đạo đức và tình người. 

+ Nền kinh tế do cơ chế thị trường điều tiết một cách thuần túy khó tránh khỏi những thăng trầm, khủng hoảng, lạm phát, thất nghiệp.

1 điểm

Câu 2 

(1,5 điểm)

a. Khái niệm: Sản xuất xanh là việc sản xuất hướng tới phát triển bền vững, giảm thiểu ô nhiễn môi trường bằng các giải pháp tiết kiệm năng lượng như sử dụng năng lượng mặt trời, các phương tiện ít điện năng,…

0,5 điểm

b. Việc thức hiện sản xuất xanh giúp cho doanh nghiệp phát triển một cách bền vững, giảm thiểu những chi phí không cần thiết, giúp giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi thế cạnh tranh, có thêm cơ hội bước chân vào những thị trường khó tính. Đối với xã hội, việc sản xanh giúp bảo vệ môi trường, giảm thiểu ô nhiễm.

1 điểm 

 


 

 

TRƯỜNG THPT.........

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)

MÔN: GIÁO DỤC KINH TẾ PHÁP LUẬT 10 – KẾT NỐI TRI THỨC

 

CHỦ ĐỀ

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

 

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Nền kinh tế và các chủ thể của nền kinh tế

5

1

 

3

 

 

9

3,75

Thị trường và cơ chế thị trường

2

1

2

 

 

 

5

1

3,75

Ngân sách nhà nước và thuế 

5

 

2

 

3

 

 

 

10

0

2,5

Tổng số câu TN/TL

12

4

8

0

0

24

2

10,0

Điểm số

3,0

1,0

1,0

2,0

2,0

0

0

1,0

6,0

4,0

10,0

Tổng số điểm

4,0 điểm

40%

3,0 điểm

30%

2,0 điểm

20%

1,0 điểm

10%

10 điểm

100 %

10 điểm

 

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Đề thi KTPL 10 Kết nối tri thức, trọn bộ đề thi KTPL 10 Kết nối tri thức, Đề thi giữa kì 1 KTPL 10 KNTT:

Bình luận

Giải bài tập những môn khác