Đề thi giữa kì 1 KTPL 10 KNTT: Đề tham khảo số 2

Trọn bộ Đề thi giữa kì 1 KTPL 10 KNTT: Đề tham khảo số 2 bộ sách mới Kết nối tri thức gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện

 

MA TRẬN ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1

MÔN: GIÁO DỤC KINH TẾ PHÁP LUẬT 10 – KẾT NỐI TRI THỨC 

STT

Nội dung

Mức độ

NB

TH

VD

VDC

1

Bài 1. Nền KT và các chủ thể của nền K

 

1

 

 

2

Bài 2. Thị trường và cơ chế thị trường.

 

 

 

 

3

Bài 3. Ngân sách nhà nước và thuế

1

1

 

 

4

Bài 4. Cơ chế thị trường

1

 

 

 

5

Bài 5. Ngân sách nhà nước

1

 

 

 

6

Bài 6. Thuế

1

 

 

 

7

Bài 7. Sản xuất kinh doanh và các mô hình sản xuất kinh doanh

1

1

 

1

8

Bài 8. Tín dụng và vai trò của tín dụng trong đời sống.

1

1

1

 

9

Bài 9. Dịch vụ tín dụng

1

1

 

 

10

Bài 10. Lập kế hoạch tài chính cá

nhân

1

1

1

1

11

Bài 11. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của Pháp luật

1

1

1

 

12

Bài 12. Hệ thống pháp luật và văn bản pháp luật Việt Nam

 

1

 

 

13

Bài 13. Thực hiện pháp luật

1

 

1

 

 


 

 ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1

MÔN: GIÁO DỤC KINH TẾ PHÁP LUẬT 10 – KẾT NỐI TRI THỨC 

 

I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Mỗi hoạt động kinh tế có vai trò khác nhau nhưng chúng có mối quan hệ mật thiết, tác động qua lại với nhau, đảm bảo cho nền kinh tế không ngừng

A. vận động và phát triển.

B. trì trệ và tụt hậu.

C. vận động theo chiều đi xuống.

D. vận động theo chiều ngang.

Câu 2. Cơ chế thị trường là hệ thống các quan hệ kinh tế mang tính tự điều chỉnh tuân theo yêu cầu của

A. người tiêu dùng.

B. các quy luật kinh tế.

C. người sản xuất.

D. quan hệ cung - cầu.

Câu 3. Phương án nào dưới đây không thuộc quy luật kinh tế?

A. Quy luật tiền tệ.

B. Quy luật cạnh tranh.

C. Quy luật cung - cầu.

D. Quy luật giá trị.

Câu 4. Nơi diễn ra hoạt động trao đổi, mua bán hàng hoá được gọi là

A. thị trường.

B. doanh nghiệp.

C. bất động sản.

D. kinh tế.

Câu 5. Giá trị của hàng hóa được đo bằng

A. nhu cầu sử dụng.

B. giá cả.

C. giá trị sử dụng.

D. mức độ tiêu dùng.

Câu 6. Những người có thu nhập cao trong doanh nghiệp phải trích một khoản tiền từ phần thu nhập để nộp vào ngân sách nhà nước là thực hiện loại thuế nào sau đây?

A. Thuế giá trị gia tăng.

B. Thuế bảo vệ môi trường.

C. Thuế thu nhập cá nhân.

D. Thuế xuất khẩu, nhập khẩu.

Câu 7. Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả công đoạn của quá trình từ đầu tư, sản xuất, tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích nào sau đây?

A. Đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng.

B. Thu lợi nhuận.

C. Phát triển kinh tế nhà nước.

D. Cung ứng hàng hóa.

Câu 8. Theo quy định của pháp luật, công dân đủ từ bao nhiêu tuổi trở lên được phép đăng ký kinh doanh?

A. 18 tuổi.

B. 19 tuổi.

C. 20 tuổi.

D. 21 tuổi.

Câu 9. Theo quy định của pháp luật, hộ kinh doanh được sử dụng tối đa bao nhiêu lao động?

A. Dưới 10 lao động.

B. Dưới 15 lao động.

C. Dưới 20 lao động.

D. Dưới 25 lao động.

Câu 10. Người cho vay chỉ cấp tín dụng khi có lòng tin vào việc người vay sử dụng vốn vay đúng mục đích, hiệu quả và có khả năng hoàn trả nợ đúng hạn là nói đến đặc điểm nào sau đây của tín dụng?

A. Dựa trên sự tin tưởng.

B. Có tính tạm thời.

C. Có tính hoàn trả cả gốc lẫn lãi.

D. Có tính thời hạn.

Câu 11. Đến thời hạn, người vay có nghĩa vụ và trách nhiệm phải hoàn trả cả vốn gốc và lãi vô điều kiện là nói đến đặc điểm nào sau đây của tín dụng?

A. Dựa trên sự tin tưởng.

B. Có tính tạm thời.

C. Có tính hoàn trả cả gốc lẫn lãi.

D. Có tính thời hạn.

Câu 12. Ngân hàng Y cho ông P vay 30 tỉ đồng để thành lập công ty sau khi xem xét năng lực tài chính của ông là 2 sổ hồng nhà riêng và 3 giấy phép sở hữu xe ô tô. Ngân hàng đã thể hiện đúng đặc điểm nào dưới đây của tín dụng?

A. Có tính hoàn trả cả gốc lẫn lãi.

B. Có tính tạm thời.

C. Dựa trên sự tin tưởng.

D. Có tính ổn định cao.

Câu 13. Cho vay thế chấp là hình thức cho vay đòi hỏi người vay phải có tài sản thế chấp có giá trị

A. tương đương với lượng vốn cho vay.

B. cao hơn với lượng vốn cho vay.

C. thấp hơn với lượng vốn cho vay.

D. không đổi với lượng vốn cho vay.

Câu 14. Trường hợp không thể trả nợ cho ngân hàng, phải chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản thế chấp để

A. ngân hàng xử lí tài sản thế chấp.

B. chi cục thuế xử lí tài sản thế chấp.

C. kho bạc Nhà nước xử lí tài sản thế chấp.

D. sở tài chính xử lí tài sản thế chấp.

Câu 15. Bản kế hoạch về thu chi ngân sách nhằm thực hiện được những mục tiêu tài chính quan trọng trong thời gian từ 6 tháng trở lên gọi là kế hoạch tài chính cá nhân

A. ngắn hạn.

B. trung hạn.

C. dài hạn.

D. có hạn.

Câu 16. Việc lập kế hoạch tài chính cá nhân giúp chúng ta

A. đầu tư sinh lời, quản lý tài chính cá nhân hiệu quả.

B. sử dụng tiền một cách thoải mái và phóng khoáng.

C. đầu cơ tích trữ, lợi dụng thị trường hàng hóa.

D. thúc đẩy phát triển kinh tế của đất nước.

Câu 17. Để lập được kế hoạch tài chính cá nhân và thực hiện thành công cần thực hiện bao nhiêu bước cơ bản?

A. Bốn bước.

B. Ba bước.

C. Bảy bước.

D. Sáu bước.

Câu 18. Bạn T muốn mua đích đá tập võ nhưng không đủ tiền, vì vậy bạn đã tiến hành tiết kiệm tiền để thực hiện mục tiêu đó. Trong trường hợp này, bạn T nên áp dụng loại kế hoạch tài chính nào cho phù hợp?

A. Ngắn hạn.

B. Trung hạn.

C. Dài hạn.

D. Có hạn.

Câu 19. Phương án nào sau đây thể hiện tính quy phạm phổ biến của pháp luật?

A. Áp dụng nhiều lần, ở nhiều nơi, đối với tất cả mọi người.

B. Áp dụng hầu hết với tất cả các đối tượng liên quan.

C. Áp dụng trong mọi phạm vi, vị trí địa lí khu vực tỉnh thành.

D. Áp dụng nhiều lần, nhiều nơi trong một số lĩnh vực đời sống.

Câu 20. Pháp luật có vai trò như thế nào để Nhà nước phát huy quyền lực, sức mạnh trong quản lý nhà nước nhằm đảm bảo dân chủ, công bằng, bình đẳng và tiến bộ xã hội?

A. Tạo cơ sở hợp pháp.

B. Tạo nền tảng vững chắc.

C. Tạo cơ sở pháp lý.

D. Tạo giá trị pháp lý.

Câu 21. Văn bản luật do tổ chức nào ban hành?

A. Quốc hội.

B. Chính phủ.

C. Tòa án.

D. Viện kiểm sát.

Câu 22. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực đất đai và bảo vệ môi trường đối với công ty TNHH K về hành vi gây tiếng ồn vượt chuẩn kĩ thuật, thuê quyền sử dụng đất nông nghiệp để đầu tư kinh doanh khi chưa đủ điều kiện. Quyết định trên thuộc loại văn bản pháp luật nào?

A. Văn bản áp dụng pháp luật.

B. Văn bản về bảo vệ môi trường.

C. Văn bản quy phạm pháp luật.

D. Văn bản xử lí vi phạm pháp luật.

Câu 23. Hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp luật kiềm chế không thực hiện những điều mà pháp luật cấm là

A. vận dụng pháp luật.

B. tuân thủ pháp luật.

C. chấp hành pháp luật.

D. sử dụng pháp luật.

Câu 24. Một nhóm thanh niên tiến hành đua xe, cổ vũ đua xe, tổ chức đua xe trái phép, lạng lách, đánh võng vào 2 giờ đêm đã bị cảnh sát cơ động trấn áp, bắt và tịch thu xe. Trong trường hợp trên, nhóm thanh niên đã vi phạm hình thức thực hiện pháp luật nào?

A. Áp dụng pháp luật.

B. Sử dụng pháp luật.

C. Thi hành pháp luật.

D. Tuân thủ pháp luật.

II. TỰ LUẬN

Câu 1. Thế nào là tuân thủ pháp luật? Lấy một tình huống cụ thể về tuân thủ pháp luật?

Câu 2. Người sử dụng lao động đơn phương ra quyết định chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động trước thời hạn mà không có lý do cụ thế.

Em đồng tình hay không đồng tình với việc làm trên? Vì sao?


 

ĐÁP ÁN ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1

MÔN: KINH TẾ PHÁP LUẬT 10 – KẾT NỐI TRI THỨC

 

I. TRẮC NGHIỆM

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

Đáp án

A

B

A

A

B

C

B

A

Câu

9

10

11

12

13

14

15

16

Đáp án

A

A

C

C

A

A

C

A

Câu

17

18

19

20

21

22

23

24

Đáp án

A

A

A

C

A

A

B

D

II. TỰ LUẬN

Câu 1.

- Tuân thủ pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp luật (tổ chức, cá nhân) kiềm chế không thực hiện các hành vi pháp luật cấm.

- Ví dụ: Công dân nam đủ 18 tuổi chủ động tham gia nghĩa vụ quân sự

Câu 2.

- Không đồng tình, vì theo luật lao động việc chấm dứt hợp đồng lao động phải do thỏa thuận giữa hai bên hoặc người lao động vi phạm giao kết hợp đồng, khi đó người sử dụng lao động mới có căn cứ để chấm dứt hợp đồng lao động.

 

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Đề thi KTPL 10 Kết nối tri thức, trọn bộ đề thi KTPL 10 Kết nối tri thức, Đề thi giữa kì 1 KTPL 10 KNTT:

Bình luận

Giải bài tập những môn khác