Đề thi cuối kì 2 KTPL 10 KNTT: Đề tham khảo số 6

Trọn bộ Đề thi cuối kì 2 KTPL 10 KNTT: Đề tham khảo số 6 bộ sách mới Kết nối tri thức gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện

MA TRẬN, BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II – KẾT NỐI TRI THỨC

MÔN: GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT 10

Thời gian: 45 phút

NỘI DUNG HỌC TẬP

Mức độ

NB

TH

VD

VDC

Bài 14. Giới thiệu về Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

1

   

Bài 15. Nội dung cơ bản của Hiến pháp về chế độ chính trị

1

   

Bài 16. Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong Hiến pháp

1

1

  

Bài 17. Nội dung cơ bản của Hiến pháp về kinh tế, văn hoá, xã hội, giáo dục, khoa học, công nghệ, môi trường

1

1

  

Bài 18. Nội dung cơ bản của Hiến pháp về bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

1

1

 

1

Bài 19. Đặc điểm, cấu trúc và nguyên tắc hoạt động của hệ thống chính trị Việt Nam

1

1

1

1

Bài 20. Đặc điểm, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

1

1

1

 

Bài 21. Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

1

1

1

 

Bài 22. Toà án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân

1

1

1

 

Bài 23. Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân

1

1

  

 

 

 

I. Đề kiểm tra đánh giá

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (6,0 ĐIỂM)

Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây:

Câu 1. Hiến pháp là hệ thống các quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lí như thế nào?

A. Cao nhất.

B. Thông dụng nhất.

C. Thấp nhất.

D. Quy tắc nhất.

Câu 2. Theo Hiến pháp 2013, lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam bao gồm những thành phần nào?

A. Đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời.

B. Đất liền, trung du, đồng bằng, miền núi.

C. Đất liền, hải đảo, lãnh hải và nội thủy.

D. Đất liền, vùng trời, vùng đặc quyền kinh tế.

Câu 3. Bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam gồm những cơ quan nào sau đây?

A. Cơ quan Quốc hội, cơ quan Chính phủ và cơ quan Tòa án.

B. Cơ quan lập pháp, cơ quan hành pháp và cơ quan tư pháp.

C. Cơ quan Quốc hội, cơ quan Hội đồng nhân dân và cơ quan kiểm sát.

D. Cơ quan lập pháp, Mặt trận tổ quốc Việt Nam và tổ chức chính trị xã hội.

Câu 4. Theo Hiến pháp năm 2013, mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước:

A. Pháp luật.

B. Giáo lý.

C. Xã hội.

D. Văn hóa.

Câu 5. Các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh theo:

A. Pháp luật.

B. Đạo đức.

C. Quy định xã hội.

D. Quy luật thị trường.

Câu 6. Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam mang đặc điểm gì?

A. Là công cụ tổ chức thực hiện ý chí và quyền lực của nhân dân.

B. Thay mặt nhân dân quản lí toàn bộ hoạt động của đời sống xã hội.

C. Chịu trách nhiệm trước nhân dân để quản lí toàn bộ hoạt động của đời sống xã hội.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 7. Cơ quan tư pháp của nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có tên gọi khác là cơ quan gì?

A. Đại biểu của nhân dân.

B. Hành chính nhà nước.

C. Xét xử, kiểm sát.

D. Nhà nước địa phương.

Câu 8. Cơ quan quyền lực (cơ quan đại biểu của nhân dân) của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là

A. Quốc hội và Hội đồng nhân dân.

B. Chính phủ và Ủy ban nhân dân.

C. Tòa án và Viện kiểm sát nhân dân.

D. Chủ tịch nước và Chính phủ.

Câu 9. Hội đồng nhân dân xã thuộc loại cơ quan nào sau đây?

A. Đại biểu của nhân dân.

B. Hành chính nhà nước.

C. Kiểm sát nhà nước.

D. Kiểm toán nhà nước.

Câu 10. Việc phân chia quyền lực nhà nước cho các cơ quan nhà nước để thực hiện những chức năng, nhiệm vụ riêng biệt thể hiện đặc điểm nào của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam?

A. Tính thống nhất.

B. Tính nhân dân.

C. Tính quyền lực.

D. Tính pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

Câu 11. Trong hệ thống chính trị Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc được xác định là một tổ chức như thế nào?

A. Liên minh các tổ chức chính trị – xã hội.

B. Tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị.

C. Tổ chức xã hội đông đảo thành viên nhất.

D. Cơ quan lãnh đạo nhà nước và xã hội.

Câu 12. Tất cả quyền lực nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đều thuộc về:

A. Nhân dân.

B. Công dân.

C. Liên minh công - nông - trí.

D. Cơ quan lãnh đạo.

Câu 13. Theo Hiến pháp 2013, Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp, bằng dân chủ đại diện thông qua cơ quan nào sau đây?

A. Quốc hội, Hội đồng nhân dân.

B. Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân.

C. Thủ tướng Chính phủ.

D. Chủ tịch Quốc hội.

Câu 14. Nội dung nào sau đây không đúng khi nói về hình thức hoạt động của Quốc hội?

A. Tổ chức các kì họp công khai.

B. Tổ chức các kì họp bí mật trong nội bộ.

C. Làm việc theo chế độ hội nghị và quyết định theo đa số.

D. Quốc hội họp thường lệ mỗi năm hai kì.

Câu 15. Tính thống nhất của quyền lực Nhà nước Việt Nam được xác định bởi chính chủ thể duy nhất và tối cao của quyền lực là ai?

A. Cộng đồng.

B. Dân tộc.

C. Nhân dân.

D. Dân cư.

Câu 16. Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền nào?

A. Lập pháp, hành pháp, tư pháp.

B. Lập pháp, tư pháp, phân lập.

C. Lập pháp, hành pháp, phân lập.

D. Hành pháp, tư pháp, phân lập.

Câu 17. Quyền làm luật, xây dựng luật và ban hành những văn bản luật được áp dụng trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội là chức nào sau đây của Quốc hội?

A. Lập pháp.

B. Lập hiến.

C. Giám sát.

D. Điều chỉnh.

Câu 18. Chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát là gì?

A. Kiểm sát tính hợp pháp của các hành vi, quyết định của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động tư pháp.

B. Giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp.

C. Tiếp nhận và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình giải quyết các vụ án.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 19. Theo Hiến pháp 2013, Quốc hội thực hiện chức năng nào dưới đây?

A. Quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước.

B. Công bố Hiến pháp luật, pháp lệnh.

C. Ban hành các văn bản dưới luật để tổ chức thực thi chính sách.

D. Kiểm soát hoạt động tư pháp, thực hiện quyền công tố.

Câu 20. Cơ quan có chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp là cơ quan nào?

A. Viện kiểm sát nhân dân.

B. Tòa án nhân dân.

C. Hội đồng nhân dân.

D. Ủy ban nhân dân.

Câu 21. Hình thức xét xử của Tòa án nhân dân bao gồm:

A. Kiểm soát hoạt động tư pháp và xét xử kín.

B. Kiểm soát hoạt động tư pháp và công tố.

C. Xét xử công khai và xét xử kín.

D. Xét xử công khai và công tố.

Câu 22. Cơ quan nào sau đây do Hội đồng nhân dân bầu ra và là cơ quan chấp hành nghị quyết của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương?

A. Quốc hội.

B. Tòa án nhân dân.

C. Ủy ban nhân dân.

D. Viện kiểm sát nhân dân.

Câu 23. Cơ quan nào sau đây có trách nhiệm trước nhân dân về phát triển kinh tế - xã hội, ổn định và nâng cao đời sống nhân dân, về quốc phòng và an ninh ở địa phương?

A. Hội đồng nhân dân.

B. Ủy ban nhân dân.

C. Tòa án nhân dân.

D. Viện kiểm sát nhân dân.

Câu 24. Hội đồng nhân dân do chủ thể nào sau đây bầu ra?

A. Chủ tịch nước.

B. Đại biểu quốc hội.

C. Nhân dân.

D. Trí thức.

II. TỰ LUẬN (4,0 ĐIỂM)

Câu 1 (2,0 điểm): Trình bày nội dung của Hiến pháp năm 2013 về đường lối đối ngoại, Quốc kì, Quốc huy, Quốc ca, Quốc khánh và Thủ đô nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Câu 2 (2,0 điểm): Đọc tình huống sau và trả lời các câu hỏi

Trước tình hình đại dịch COVID-19, anh V đã tiến hành đăng kí kinh doanh khẩu trang. Tuy nhiên, để thu được nhiều lợi nhuận, anh V đã nhập khẩu trang không rõ nguồn gốc và bán với giá cao cho nhân dân trong khu dân cư.

a. Em hãy nhận xét hành vi của anh V.

b. Theo em, hành vi của anh V đã xâm phạm tới quyền nào của con người theo quy định của Hiến pháp?

 

II. Hướng dẫn chấm và biểu điểm

I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (6,0 ĐIỂM)

Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm

1 - A

2 - A

3 - B

4 - A

5 - A

6 - D

7 - C

8 - A

9 - A

10 - C

11 - A

12 - A

13 - A

14 - B

15 - C

16 - A

17 - A

18 - D

19 - A

20 - A

21 - C

22 - C

23 - A

24 - C

 

II. TỰ LUẬN (4,0 ĐIỂM)

Câu 1 (2,0 điểm):

- Đường lối đối ngoại của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được quy định tại Điều 12 của Hiến pháp năm 2013. 

+ Theo đó, nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển.

+ Đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập, hợp tác quốc tế trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng, cùng có lợi.

+ Tuân thủ Hiến chương Liên hợp quốc và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

+ Là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế vì lợi ích quốc gia, dân tộc, góp phần vào sự nghiệp hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới.

Câu 2 (2,0 điểm):

a. Hành vi nhập khẩu trang không rõ nguồn gốc và bán giá cao cho nhân dân trong khu dân cư của anh V là vi phạm pháp luật.

b. Hành vi của anh V đã xâm phậm đến các quyền:

- Quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm: kinh doanh không hợp pháp.

- Quyền được bảo vệ, chăm sóc sức khỏe của người khác: ảnh hưởng đến sức khỏe của những người sử dụng khẩu trang không rõ nguồn gốc.

 

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Đề thi KTPL 10 Kết nối tri thức, trọn bộ đề thi KTPL 10 Kết nối tri thức, Đề thi cuối kì 2 KTPL 10 KNTT:

Bình luận

Giải bài tập những môn khác