Đề thi cuối kì 2 KTPL 10 KNTT: Đề tham khảo số 10

Trọn bộ Đề thi cuối kì 2 KTPL 10 KNTT: Đề tham khảo số 10 bộ sách mới Kết nối tri thức gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện

MA TRẬN, BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II – KẾT NỐI TRI THỨC

MÔN: GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT 10

Thời gian: 45 phút

 

NỘI DUNG HỌC TẬP

Mức độ

NB

TH

VD

VDC

Bài 14. Giới thiệu về Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

1

   

Bài 15. Nội dung cơ bản của Hiến pháp về chế độ chính trị

1

   

Bài 16. Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong Hiến pháp

1

1

  

Bài 17. Nội dung cơ bản của Hiến pháp về kinh tế, văn hoá, xã hội, giáo dục, khoa học, công nghệ, môi trường

1

1

  

Bài 18. Nội dung cơ bản của Hiến pháp về bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

1

1

 

1

Bài 19. Đặc điểm, cấu trúc và nguyên tắc hoạt động của hệ thống chính trị Việt Nam

1

1

1

1

Bài 20. Đặc điểm, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

1

1

1

 

Bài 21. Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

1

1

1

 

Bài 22. Toà án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân

1

1

1

 

Bài 23. Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân

1

1

  

 

 

 

I. Đề kiểm tra đánh giá

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (6,0 ĐIỂM)

Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây:

Câu 1. Hiến pháp Nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 có bao nhiêu chương và bao nhiêu điều?

A. 11 chương, 120 điều.

B. 12 chương, 121 điều.

C. 13 chương, 122 điều.

D. 14 chương, 123 điều.

Câu 2. Hiến pháp là hệ thống các quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lí như thế nào?

A. Cao nhất.

B. Thông dụng nhất.

C. Thấp nhất.

D. Quy tắc nhất.

Câu 3. Theo Hiến pháp năm 2013, mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước:

A. Pháp luật.

B. Giáo lý.

C. Xã hội.

D. Văn hóa.

Câu 4. Nội dung nào thể hiện chủ thể thực hiện tốt nghĩa vụ cơ bản của công dân?

A. Anh Q thực hiện nghĩa vụ quân sự bằng việc nhập ngũ sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông.

B. Là một cán bộ đoàn gương mẫu, anh N luôn nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của Hiến pháp và pháp luật Việt Nam.

C. Vì không muốn xa bố mẹ, A đã bỏ vào Sài Gòn một thời gian khi có giấy trúng tuyển.

D. Cả A và B đều đúng.

Câu 5. Chế độ, chính sách của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về kinh tế, văn hoá, xã hội, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường được quy định ở đâu trong Hiến pháp 2013?

A. Chương I, Hiến pháp năm 2013.

B. Chương II, Hiến pháp năm 2013.

C. Chương III, Hiến pháp năm 2013.

D. Chương IV, Hiến pháp năm 2013.

Câu 6. Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam mang đặc điểm gì?

A. Là công cụ tổ chức thực hiện ý chí và quyền lực của nhân dân.

B. Thay mặt nhân dân quản lí toàn bộ hoạt động của đời sống xã hội.

C. Chịu trách nhiệm trước nhân dân để quản lí toàn bộ hoạt động của đời sống xã hội.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 7. Cơ quan nào thành lập nên Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao?

A. Chủ tịch nước.

B. Chính phủ.

C. Quốc hội.

D. Hội đồng nhân dân.

Câu 8. Chức năng, nhiệm vụ của Quốc hội là gì?

A. Thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với các hoạt động của Nhà nước.

B. Thực hiện chức năng giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước.

C. Thực hiện quyền giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 9. Hội đồng nhân dân xã thuộc loại cơ quan nào sau đây?

A. Đại biểu của nhân dân.

B. Hành chính nhà nước.

C. Kiểm sát nhà nước.

D. Kiểm toán nhà nước.

Câu 10. Cơ quan, tổ chức đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân được gọi là gì?

A. Quốc hội.

B. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội.

C. Đảng Cộng sản Việt Nam.

D. Chính phủ.

Câu 11. Trong hệ thống chính trị Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc được xác định là một tổ chức như thế nào?

A. Liên minh các tổ chức chính trị – xã hội.

B. Tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị.

C. Tổ chức xã hội đông đảo thành viên nhất.

D. Cơ quan lãnh đạo nhà nước và xã hội.

Câu 12. Hệ thống chính trị Việt Nam thể hiện đặc điểm nào sâu sắc nhất?

A. Tính nhất nguyên chính trị.

B. Tính thống nhất.

C. Tính nhân dân.

D. Tính đa nguyên chính trị.

Câu 13. Hệ thống chính trị Việt Nam chỉ tồn tại một đảng chính trị duy nhất là Đảng Cộng sản Việt Nam thể hiện đặc điểm cơ bản nào của hệ thống chính trị Việt Nam?

A. Tính nhất nguyên chính trị.

B. Tính thống nhất.

C. Tính nhân dân.

D. Tính quy phạm.

Câu 14. Nội dung nào sau đây không đúng khi nói về hình thức hoạt động của Quốc hội?

A. Tổ chức các kì họp công khai.

B. Tổ chức các kì họp bí mật trong nội bộ.

C. Làm việc theo chế độ hội nghị và quyết định theo đa số.

D. Quốc hội họp thường lệ mỗi năm hai kì.

Câu 15. Sự phối kết hợp giữa các yếu tố dân chủ và tập trung thông qua các hình thức và chế độ như: bầu cử, bổ nhiệm kết hợp với phê chuẩn một số chức danh trong bộ máy thể hiện nguyên tắc tổ chức và hoạt động nào của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam?

A. Nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

B. Nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất nhưng có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan.

C. Nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.

D. Nguyên tắc tập trung dân chủ.

Câu 16. Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền nào?

A. Lập pháp, hành pháp, tư pháp.

B. Lập pháp, tư pháp, phân lập.

C. Lập pháp, hành pháp, phân lập.

D. Hành pháp, tư pháp, phân lập.

Câu 17. Đâu là nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam?

A. Nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

B. Nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất nhưng có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan.

C. Nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 18. Nội dung nào sau đây không đúng khi nói về hình thức hoạt động của Quốc hội?

A. Tổ chức các kì họp công khai.

B. Tổ chức các kì họp bí mật trong nội bộ.

C. Làm việc theo chế độ hội nghị và quyết định theo đa số.

D. Quốc hội họp thường lệ mỗi năm hai kì.

Câu 19. Chủ tịch nước có thể uỷ nhiệm cho ai thực hiện một số nhiệm vụ thay thế mình?

A. Quốc Hội.

B. Phó Chủ tịch nước.

C. Hội đồng nhân dân.

D. Chính phủ.

Câu 20. Chính phủ làm việc theo chế độ tập thể, quyết định theo đa số thể hiện nguyên tắc nào trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam?

A. Nguyên tắc tập trung dân chủ.

B. Nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

C. Nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất nhưng có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan.

D. Nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.

Câu 21. Nội dung nào dưới đây không thể hiện đặc điểm hoạt động của Tòa án nhân dân?

A. Tòa án nhân dân xét xử công khai.

B. Tòa án nhân dân xét xử tập thể và quyết định theo đa số.

C. Tòa án nhân dân có thể xét xử kín khi cần giữ bí mật nhà nước, thuần phong, mỹ tục của dân tộc

D. Tòa án nhân dân xét xử theo ý kiến của nhân dân.

Câu 22. Hệ thống Viện kiểm sát nhân dân Việt Nam bao gồm những cơ quan nào sau đây?

A. Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

B. Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh.

C. Viện kiểm sát quân sự.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 23. Cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân gọi là gì?

A. Hội đồng nhân dân.

B. Ủy ban nhân dân.

C. Hợp tác xã.

D. Hội phụ nữ.

Câu 24. Hội đồng nhân dân gồm các đại biểu Hội đồng nhân dân do ai bầu ra?

A. Quốc hội bầu ra.

B. cử tri ở địa phương bầu ra.

C. Chính phủ bầu ra.

D. Viện kiểm sát bầu ra.

PHẦN II. TỰ LUẬN (4,0 ĐIỂM)

Câu 1 (2,0 điểm): Trình bày chức năng, cơ cấu tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân.

Câu 2 (2,0 điểm): Nhận xét các hành vi sau đây trong việc thực hiện các quy định của Hiến pháp về văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường. Vì sao?

a. Bà G thường đổ rác thải ra sông.

b. Bạn Y được cấp chứng nhận quyền sở hữu trí tuệ cho công nghệ do mình sáng tạo ra.

c. Chị D mở lớp dạy miễn phí các làn điệu dân ca cho các em học sinh tại địa phương.

d. Ông Q là Giám đốc của cơ quan nhưng thường gây khó dễ đối với anh N trong các hoạt động nghiên cứu chuyên môn.

 

II. Hướng dẫn chấm và biểu điểm

I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (6,0 điểm)

1 - A

2 – A

3 - B

4 - D

5 - C

6 - D

7 - C

8 - D

9 - A

10 - B

11 - A

12 - C

13 - A

14 - B

15 - D

16 - A

17 - D

18 - B

19 - B

20 - A

21 - D

22 - D

23 - A

24 - B

 

II. TỰ LUẬN (4,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm): Tòa án nhân dân

- Chức năng: Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử các vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, hành chính để bảo vệ công lí, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Đồng thời, Tòa án góp phần giáo dục công dân trung thành với Tổ quốc, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, tôn trọng những quy tắc của cuộc sống xã hội, ý thức đấu tranh phòng, chống tội phạm, các vi phạm pháp luật khác.

- Cơ cấu tổ chức: Tòa án nhân dân được tổ chức thành

+ Tòa án nhân dân tối cao

+ Tòa án nhân dân cấp cao

+ Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

+ Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh

+ Tòa án quân sự

- Hoạt động:

Tòa án nhân dân xét xử công khai, trong trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà nước, thuần phong, mĩ tục của dân tộc, bảo vệ người chưa thành niên hoặc giữ bí mật đời tư theo yêu cầu chính đáng của đương sự, Tòa án nhân dân có thể xét xử kín. Tòa án nhân dân xét xử tập thể và quyết định theo đa số, trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn.

Câu 2 (2,0 điểm)

a. Bà G chưa thực hiện đúng quy định của Hiến pháp về môi trường vì hành vi đổ rác ra sông của bà G gây ô nhiễm nguồn nước.

b. Bạn Y đã thực hiện đúng quy định của Hiến pháp về khoa học, công nghệ vì công nghệ do bạn Y sáng tạo ra đã được nhà nước bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.

c. Chị D đã thực hiện đúng quy định của Hiến pháp về văn hóa vì việc làm của chị D giúp các em học sinh địa phương hiểu rõ hơn về các làn điệu dân ca của dân tộc.

d. Ông Q chưa thực hiện đúng quy định của Hiến pháp về khoa học, công nghệ vì có hành vi gây ảnh hưởng tới quyền và lợi ích của người khác trong quyền tham gia vào hoạt động khoa học, công nghệ.

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Đề thi KTPL 10 Kết nối tri thức, trọn bộ đề thi KTPL 10 Kết nối tri thức, Đề thi cuối kì 2 KTPL 10 KNTT:

Bình luận

Giải bài tập những môn khác