Đề thi cuối kì 2 tin học 7 CD: Đề tham khảo số 9

Đề tham khảo số 9 cuối kì 2 tin học 7 Cánh diều gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện

PHÒNG GD & ĐT ……………….

Chữ kí GT1: ...........................

TRƯỜNG THCS……………….

Chữ kí GT2: ...........................

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2

TIN HỌC 7 – CÁNH DIỀU 

NĂM HỌC: 2022 - 2023

Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………  Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

 

 

 

 

Điểm bằng số

 

 

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm) 

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Trong ô tính xuất hiện ###### vì:

A. Tính toán ra kết quả sai.

B. Công thức nhập sai.

C. Độ rộng của cột quá nhỏ không hiển thị hết dãy số quá dài.

D. Độ rộng của hàng quá nhỏ không hiển thị hết dãy số quá dài.

Câu 2. Thuật toán sắp xếp nổi bọt sắp xếp danh sách bằng cách hoán đổi các phần tử liền kề bao nhiêu lần?

A. Một lần.

B. Hai lần.

C. Mười lần.

D. Nhiều lần.

Câu 3. Tổ hợp phím có tác dụng để in dữ liệu là:

A. Ctrl + V

B. Ctrl + S

C. Ctrl + F

D. Ctrl + P

Câu 4. Các trang trình chiếu được đánh theo số thứ tự:

A. A, B, C

B. I, II, III

C. 1,2,3

D. 0,1,2

Câu 5. Để in một vùng trên trang tính sau khi đã chọn vùng cần in ta chọn:

A.Print Selection

B.Print Preview

C.Print

D.Paste

Câu 6. Để tạo hiệu ứng chuyển trang ta chọn dải lệnh nào?

A. Home

B. Design

C. Transitions

D. Animations

Câu 7. Trong một ô ta gõ công thức =12/2 thì kết quả là:

A. 6                            B. 2                                C. 12                              D. 0

Câu 8. Trong mỗi bước của thuật toán sắp xếp chọn theo thứ tự tăng dần ta cần tìm:

A. Phần tử âm lớn nhất.

B. Phần tử nhỏ nhất

C. Phần tử lớn nhất.

D. Phần tử bằng 0.

Câu 9. Mô tả thuật toán tìm kiếm tuần tự bằng ngôn ngữ tự nhiên gồm có mấy bước? 

A. 2                            B. 3                                C. 4                                D. 5

Câu 10. Thẻ lệnh nào chứa lệnh chèn hình ảnh vào trang chiếu?

A. Home

B. Insert

C. Design

D. View

Câu 11. Tại mỗi bước lặp, thuật toán tìm kiếm nhị phân sẽ:

A. Thu hẹp danh sách tìm kiếm chỉ còn một nửa.

B. Danh sách sẽ được sắp xếp lại.

C. Các phần tử trong danh sách sẽ giảm một nửa.

D. Đáp án khác.

Câu 12. Các tham số trong hàm ngăn cách nhau bởi dấu:

A. Dấu chấm (.)

B. Dấu chấm phẩy (;)

C. Dấu phẩy (,)

D. Không đáp án nào đúng

Câu 13. Đặc điểm của thuật toán sắp xếp chọn là:

A. Lặp đi lặp lại việc đổi chỗ 2 phần tử liền kề nếu chúng sai thứ tự.

B. Lặp đi lặp lại việc đổi chỗ 2 phần tử liền kề nhau.

C. Lặp đi lặp lại việc đổi chỗ 2 phần tử đối xứng nhau.

D. Lặp lại quá trình chọn phần tử nhỏ nhất (hoặc lớn nhất) trong dãy chưa sắp xếp và đưa phần tử này về vị trí đầu tiên của dãy đó.

Câu 14. Để tìm kiếm một số trong dãy số bằng thuật toán tìm kiếm tuần tự, ta thực hiện:

A. Lấy ngẫu nhiên một số trong dãy số để so sánh với số cần tìm.

B. So sánh lần lượt từ số đầu tiên trong dãy số với số cần tìm.

C. Sắp xếp dãy số theo thứ tự tăng dần.

D. So sánh số cần tìm với số ở giữa dãy số.

Câu 15. Nhóm Timing để dùng để:

A.Thiết lập số lần lặp của hiệu ứng.

B.Thiết lập các kiểu hiệu ứng.

C.Thiết lập thời gian cho hiệu ứng.

D.Thiết lập tốc độ hiệu ứng.

Câu 16. Để tìm số lớn nhất của dãy 3,7, 9,2,1, nằm ở vị trí nào ở bước 1 tạm thời ghi nhận vị trí của số lớn nhất là vị trí của số:

A. 9                            B. 7                                C. 3                                D. 1

PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm)

Câu 1. (1 điểm): Nêu một số hàm cơ bản, thông dụng và chức năng của chúng. Cần phải lưu ý điều gì khi sử dụng các hàm này?

Câu 2. (2 điểm): Đánh dấu X vào các cột Đúng/Sai tương ứng và giải thích:

Phát biểu

Đúng

Sai

a) Hình ảnh không chỉ truyền tải thông tin mà còn gợi cảm xúc của người xem.

  

b) Nên biên tập lại nội dung và định dạng văn bản trong trang chiếu sau khi sao chép từ tệp văn bản sang.

  

c) Một bài trình chiếu có càng nhiều hình ảnh minh họa càng tốt.

  

d) Không cần lưu ý đến bản quyền từ hình ảnh.

  

 

Câu 3. (2 điểm):

Cho bảng điểm môn Tin học của tổ một như sau:

TT

Họ và tên

Điểm

1

Nguyễn Châu Anh

7,5

2

Nguyễn Phương Chi

9,0

3

Hà Minh Đức

8,0

4

Văn Minh Hằng

8,5

5

Ngô Phương Thảo

9,5

6

Ngô Hà Trang

10

a. Sắp xếp lại danh sách theo thứ tự tăng dần của Điểm.

b. Hãy liệt kê các bước lặp thực hiện thuật toán tìm kiếm nhị phân để tìm học sinh được 9,5 môn Tin học. Cho biết tên học sinh đó.

Câu 4. (1 điểm): Cho dãy số: 6, 4, 5, 3. Nếu sử dụng thuật toán sắp xếp nổi bọt để sắp xếp dãy tăng dần thì sau bao nhiêu vòng lặp thuật toán sẽ kết thúc?

BÀI LÀM

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

Tech12h

TRƯỜNG THCS ........

HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 (2022 - 2023)

MÔN: TIN HỌC 7 – CÁNH DIỀU

 

       A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4,0 điểm) 

        Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.   

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

C

D

D

C

A

C

A

B

Câu 9

Câu 10

Câu 11

Câu 12

Câu 13

Câu 14

Câu 15

Câu 16

D

B

A

C

D

B

C

C

B. PHẦN TỰ LUẬN: (6,0 điểm)

Câu

Nội dung đáp án

Biểu điểm

Câu 1

(1 điểm)

- Một số hàm cơ bản, thông dụng và chức năng:

+ SUM: tính tổng.

+ AVERAGE: tính số trung bình cộng.

+ MAX: tìm số lớn nhất.

+ MIN: tìm số nhỏ nhất.

+ COUNT: đếm các giá trị số.

- Lưu ý: Các hàm này chỉ tính toán trên các ô tính dữ liệu, số và bỏ quá các ô tính có dữ liệu chữ, ô tính trống.

0,5 điểm

 

 

 

 

 

0,5 điểm

Câu 2 

(2 điểm)

a. Đúng – Vì một bài trình chiếu với nội dung toàn chữ, ít hoặc không có hình ảnh sẽ trở nên khô khan, thiếu sức hấp dẫn với người xem.

b. Đúng – Vì nội dung trong trang chiếu cần ngắn gọn, cô đọng và xúc tích nhất có thể, định dạng văn bản ở tệp trình chiếu và tệp văn bản cũng khác nhau.

c. Sai – Vì chèn quá nhiều hình ảnh sẽ khiến bài bị loãng, không đúng trọng tâm và khiến người xem mất tập trung.

d. Sai – Vì việc sử dụng hình ảnh có bản quyền mà chưa được sự cho phép của người sở hữu là vi phạm bản quyền hình ảnh.

0,5 điểm

 

 

 

0,5 điểm

 

 

0,5 điểm

 

0,5 điểm

 

Câu 3 

(2 điểm)

a. Danh sách học sinh sắp xếp theo thứ tự tăng dần của Điểm là:

TT

Họ và tên

Điểm

1

Nguyễn Châu Anh

7,5

2

Hà Minh Đức

8,0

3

Văn Minh Hằng

8,5

4

Nguyễn Phương Chi

9,0

5

Ngô Phương Thảo

9,5

6

Ngô Hà Trang

10

b) Thuật toán tìm kiếm nhị phân để tìm học sinh được điểm 9,5 môn Tin:

- Vùng tìm kiếm là dãy số: 7,5 8,0 8,5 9,0 9,5 10

- Bước 1. Chọn phần tử ở giữa là 8,5. 

® So sánh: 9,5 > 8,5 ® Vùng tìm kiếm thu hẹp chỉ còn nửa sau của danh sách.

- Bước 2. Chọn phần tử ở giữa là 9,5. 

® So sánh: 9,5 = 9,5 ® Tìm thấy giá trị cần tìm nên thuật toán dừng lại.

0,5 điểm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0,5 điểm

0,5 điểm

 

 

0,5 điểm

Câu 4

(1 điểm)

Mô phỏng các bước sắp xếp dãy số 6, 4, 5, 3 theo thuật toán nổi bọt:

- Xét vị trí đầu tiên, vòng lặp 1 thực hiện như sau: 6, 4, 5, 3 → 6, 4, 3, 5 → 6, 3, 4, 5 → 3, 6, 4, 5.

- Xét vị trí thứ hai: 3, 6, 4, 5 → 3, 4, 6, 5.

- Xét vị trí thứ ba: 3, 4, 6, 5 → 3, 4, 5, 6.

Vậy sau 3 vòng lặp thì dãy số được sắp xếp tăng dần.

 

 

0,25 điểm

 

0,25 điểm

0,25 điểm

0,25 điểm

TRƯỜNG THCS .........

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 (2022 - 2023)

MÔN: TIN HỌC 7 – CÁNH DIỀU

CHỦ ĐỀ

NỘI DUNG 

KIẾN THỨC

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

CHỦ ĐỀ E

Bài 7. Công thức tính toán dùng địa chỉ của các ô dữ liệu

2

 

 

 

 

 

 

 

2

0

0,5

Bài 8. Sử dụng một số hàm có sẵn

1

1

1

 

 

 

 

 

2

1

1,5

Bài 9. Định dạng trang tính và in

2

 

 

 

 

 

 

 

2

0

0,5

Bài 12 + 13. Tạo bài trình chiếu và định dạng trang chiếu

1

 

 

1

 

 

 

 

1

1

2,25

Bài 14. Thêm hiệu ứng cho trang chiếu 

1

 

1

 

 

 

 

 

2

0

0,5

CHỦ ĐỀ F

Bài 1. Tìm kiếm tuần tự

1

 

1

 

 

 

 

 

2

0

0,5

Bài 2. Tìm kiếm 

nhị phân

1

 

 

 

 

1

 

 

1

1

2,25

Bài 3. Sắp xếp chọn

2

 

1

 

 

 

 

 

3

0

0,75

Bài 4. Sắp xếp 

nổi bọt

1

 

 

 

 

 

 

1

1

1

1,25

Tổng số câu TN/TL

12

1

4

1

0

1

0

1

16

4

20

Điểm số

3

1

1

2

0

2

0

1

4

6

10

Tổng số điểm

4 điểm

40%

3 điểm

30%

2 điểm

20%

1 điểm

10%

10 điểm

100%

10 điểm

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Đề thi cuối kì 2 tin học 7 Cánh diều Đề tham khảo số 9, đề thi cuối kì 2 tin học 7 CD, đề thi tin học 7 cuối kì 2 Cánh diều Đề tham khảo số 9

Bình luận

Giải bài tập những môn khác