Đề thi cuối kì 2 tin học 7 CD: Đề tham khảo số 1

Đề tham khảo số 1 cuối kì 2 tin học 7 Cánh diều gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II

MÔN: NGỮ VĂN 7 - SÁCH CÁNH DIỀU

     

            CẤP ĐỘ

 

 

NỘI DUNG

 

NHẬN BIẾT

THÔNG HIỂU

 

VẬN DỤNG

   

 

       VẬN DỤNG CAO

 

TỔNG

 

TNKQ

 

TL

 

TNKQ

 

TL

 

TNKQ

 

TL

 

TNKQ

 

TL

 

Đọc hiểu

 

Số câu: 4

Số điểm: 4.5

Tỉ lệ: 45%

 

- Xác định thể loại của văn bản.

- Tìm những từ ngữ miêu tả cốm trong văn bản.

 

- Nhận xét thái độ, tình cảm của tác giả khi gọi cốm là một món quà trang nhã của Thần Nông.

 

 

- Nêu cảm nhận của mình về cốm bằng một đoạn văn (5 – 7 câu).

 

 

 

 

Số câu: 2

Số điểm: 1.0

Tỉ lệ: 10%

 

 

Số câu: 1

Số điểm:

1.0

Tỉ lệ: 10%

 

 

Số câu: 1

Số điểm: 2.0

Tỉ lệ: 20%

 

 

 

Số câu: 4

Số điểm: 4.0

Tỉ lệ: 40%

 

Tiếng Việt

Số câu: 1

Số điểm: 0.5

Tỉ lệ: 5%

 

 

 

- Xác định biện pháp tu từ ở câu văn Một thứ thì giản dị mà thanh khiết,… sợi tơ hồng quấn quýt và phân tích hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ đó.

 

 

 

 

 

 

 

 

Số câu: 1

Số điểm: 1.0

Tỉ lệ: 10%

 

 

 

 

Số câu: 1

Số điểm: 1.0

Tỉ lệ: 10%

Tập làm văn

Số câu: 1

Số điểm: 5.0

Tỉ lệ: 50%

 

 

 

 

 

 

 

Viết bài văn bày tỏ cảm xúc của em về một anh hùng dân tộc mà em biết.

 

 

 

 

 

 

 

 

Số câu: 1

Số điểm: 5.0

Tỉ lệ: 50%

Số câu: 1

Số điểm: 5.0

Tỉ lệ: 50%

 

Tổng số câu: 6

Tổng số điểm: 10

Tỉ lệ: 100%

 

 

2.0

1.0đ

10%

 

2.0

2.0đ

20%

 

1.0

2.0đ

20%

 

1.0

5.0đ

50%

 

6.0

10.0đ

100%

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2

MÔN: NGỮ VĂN 7 – CÁNH DIỀU

Phần 1: Đọc hiểu (5 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

CỐM VÒNG

          Tôi đố ai tìm được một thứ sản phẩm gì của đất nước thương yêu mà biểu dương được tinh thần của những cuộc nhân duyên giữa trai gái như hồng và cốm.

          Mầu sắc tương phản mà lại tôn lẫn nhau lên; đến cái vị của hai thức đó, tưởng là xung khắc mà ai ngờ lại cũng thắm đượm với nhau! Một thứ thì giản dị mà thanh khiết, một thứ thì chói lọi mà vương giả; nhưng đến lúc ăn vào thì vị ngọt lừ của hồng nâng mùi thơm của cốm lên, […] như trai gái xứng đôi, như trai gái vừa đôi… mà những mảnh lá chuối tước tơi để đệm hồng chính là những sợi tơ hồng quấn quýt.

          […] Cốm nguyên là cái hạt non của “thóc nếp hoa vàng”. Một ngày đầu tháng Tám, đi dạo những vùng trồng lúa đó, ta sẽ thấy ngào ngạt mùi lúa chín xen với mùi cỏ, mùi đất của quê hương làm cho ta nhẹ nhõm và đôi khi… phơi phới.

          Hỡi anh đi đường cái, hãy cúi xuống hái lấy một bông lúa mà xem. Hạt thóc nếp hoa vàng cũng giống hạt thóc nếp thường, nhưng nhỏ hơn một chút mà cũng tròn trặn hơn. Anh nhấm thử một hạt, sẽ thấy ở đầu lưỡi ngọt như sữa người.

          […] Cốm, một món quà trang nhã của Thần Nông đem từ những đồng quê bát ngát của tổ tiên ta lại cho ta, không thể khứng chịu được những cái gì phàm tục.

(Vũ Bằng)

 

Câu 1 (0,5 điểm): Xác định thể loại của văn bản trên.

Câu 2 (0,5 điểm): Tìm những từ ngữ miêu tả cốm trong văn bản trên.

Câu 3 (1 điểm): Xác định một biện pháp tu từ ở câu văn Một thứ thì giản dị mà thanh khiết, một thứ thì chói lọi mà vương giả; nhưng đến lúc ăn vào thì vị ngọt lừ của hồng nâng mùi thơm của cốm lên, […] như trai gái xứng đôi, như trai gái vừa đôi… mà những mảnh lá chuối tước tơi để đệm hồng chính là những sợi tơ hồng quấn quýt. Phân tích hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ đó.

Câu 4 (1 điểm): Tác giả gọi cốm là một món quà trang nhã của Thần Nông đã thể hiện thái độ, tình cảm gì của tác giả?

Câu 5 (2 điểm): Em hãy nêu cảm nhận của mình về cốm bằng một đoạn văn ngắn khoảng 5 – 7 câu.

Phần 2: Tạo lập văn bản (5 điểm)

Viết bài văn bày tỏ cảm xúc của em về anh hùng dân tộc mà em biết. 

ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC KÌ 2 NGỮ VĂN 7 CÁNH DIỀU

Phần 1: Đọc hiểu (5 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

Câu 1

- Thể loại: tùy bút

0,5 điểm

Câu 2

Những từ ngữ miêu tả cốm trong văn bản: giản dị, thanh khiết, thơm, trang nhã.

0,5 điểm

Câu 3

Câu: Một thứ thì giản dị mà thanh khiết, một thứ thì chói lọi mà vương giả; nhưng đến lúc ăn vào thì vị ngọt lừ của hồng nâng mùi thơm của cốm lên, […] như trai gái xứng đôi, như trai gái vừa đôi… mà những mảnh lá chuối tước tơi để đệm hồng chính là những sợi tơ hồng quấn quýt.

- Biện pháp tu từ: (nêu chính xác được 1 trong 2 biện pháp là được điểm)

+ so sánh: vị ngọt lừ của hồng nâng mùi thơm của cốm lên như trái gái xứng đôi, như trai gái vừa đôi.

+ đối lập: một thứ thì giản dị mà thanh khiết >< một thứ thì chói lọi mà vương giả.

- Tác dụng của biện pháp tu từ:

+ So sánh: 

  • Nhấn mạnh sự kết hợp hài hòa giữa hồng và cốm tạo nên một hương vị đậm đà nhưng cũng thanh khiết, khiến mọi người yêu thích.

  • Thể hiện sự cảm nhận tinh tế, sự yêu thích của tác giả đối với món cốm.

  • Khiến câu văn thêm gợi hình, gợi cảm.

+ Đối lập: nhấn mạnh sự trái ngược về hương vị của hồng và cốm, nhưng cũng chính vì điều đó mà sự kết hợp của 2 món này càng trở nên lôi cuốn, để lại sự thương nhớ trong mỗi người.

 

 

 

0,5 điểm

 

 

 

0,5 điểm

Câu 4

Tác giả gọi cốm là một món quà trang nhã của Thần Nông đã thể hiện thái độ, tình cảm của mình: yêu thích, trân trọng, tự hào về giá trị truyền thống của dân tộc.

1 điểm

Câu 5

Đoạn văn cảm nhận về cốm:

- Hình thức:

+ Đảm bảo hình thức đoạn văn, dung lượng 5 – 7 câu.

+ Trình bày sạch sẽ, rõ ràng.

+ Không mắc lỗi chính tả, diễn đạt, dùng từ.

- Nội dung: gợi ý

+ Cốm là một món ăn mang đậm nét văn hóa của người Hà thành nói riêng và người Việt Nam nói chung.

+ Cốm mang hương vị mộc mạc, giản dị, thanh khiết của đồng quê Việt Nam.

+ Thưởng thức cốm cũng cần một văn hóa riêng, phải thanh lịch, tao nhã…

à Cần được bảo tồn và tiếp tục phát huy giá trị văn hóa của món cốm làng Vòng,

 

0,5 điểm

 

 

 

1 điểm

Phần 2: Tạo lập văn bản (5 điểm)

Hình thức

 

1 điểm

 

Đảm bảo bố cục 3 phần

 

 

Trình bày sạch, theo dõi được

 

 

Viết đúng kiểu bài văn biểu cảm:

+ Chọn đối tượng là một anh hùng dân tộc mà em biết.

+ Cảm xúc chân thành, kính trọng, biết ơn.

+ Biết dùng phương thức tự sự và miêu tả để bộc lộ cảm xúc.

 

Nội dung

 

4 điểm

a) Mở bài

- Giới thiệu về người anh hùng dân tộc mà em muốn bày tỏ cảm xúc.

- Nói được khái quát về cảm xúc của em dành cho nhân vật.

0,5 điểm

b) Thân bài

- Miêu tả những đặc điểm đặc trưng của nhân vật:

+ Đặc điểm ngoại hình

+ Đặc điểm tính cách, phẩm chất (thể hiện thông qua hành động, lời nói, thái độ trong một số sự kiện lịch sử liên quan)

- Những đóng góp, vị trí của người anh hùng dân tộc trong lịch sử đất nước.

3 điểm

c) Kết bài

- Khẳng định lại tình cảm, cảm xúc dành cho nhân vật.

- Rút ra bài học đối với bản thân trong việc thực hiện các hành động bày tỏ lòng biết ơn với các anh hùng dân tộc có công với đất nước.

0,5 điểm

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Đề thi cuối kì 2 tin học 7 Cánh diều Đề tham khảo số 1, đề thi cuối kì 2 tin học 7 CD, đề thi tin học 7 cuối kì 2 Cánh diều Đề tham khảo số 1

Bình luận

Giải bài tập những môn khác