Đề thi cuối kì 2 tin học 7 CD: Đề tham khảo số 8

Đề tham khảo số 8 cuối kì 2 tin học 7 Cánh diều gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện

PHÒNG GD & ĐT ……………….

Chữ kí GT1: ...........................

TRƯỜNG THCS……………….

Chữ kí GT2: ...........................

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2

TIN HỌC 7 – CÁNH DIỀU 

NĂM HỌC: 2022 - 2023

Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………  Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

 

 

 

 

Điểm bằng số

 

 

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm) 

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Trong dải lệnh Animations có mấy nhóm hiệu ứng?

A. 1                            B. 2                                C. 3                                D. 4

Câu 2. Thao tác nhập dữ liệu vào một ô trang trang tính:

A. Chọn ô, gõ dấu =, nhập dữ liệu từ bàn phím, gõ Enter.

B. Chọn ô, nhập dữ liệu từ bàn phím, gõ Enter.

C. Nhập dữ liệu từ bàn phím, gõ Enter.

D. Tất cả các thao tác trên.

 Câu 3. Hàm nào có tính năng tính tổng của các giá trị số trong danh sách tham số của hàm?

A. AVERAGE

B. SUM

C. MAX

D. MIN

Câu 4. Trong mỗi bước của thuật toán sắp xếp chọn theo thứ tự tăng dần ta cần tìm:

A. Phần tử nhỏ nhất

B. Phần tử lớn nhất.

C. Phần tử âm lớn nhất.

D. Phần tử bằng 0.

Câu 5. Khi chèn thêm một Slide vào bất cứ vị trí nào trong bài trình chiếu, khi đó:

A. Các trang chiếu sẽ không đánh lại số thứ tự.

B. Slide được thêm vào sẽ tự động nhảy xuống ở vị trí slide cuối cùng.

C. Slide được thêm vào sẽ tự động nhảy ở vị trí slide đầu tiên.

D. Các trang trình chiếu sẽ tự động đánh lại số thứ tự từ trang chiếu đầu tiên.

Câu 6. Trong thuật toán sắp xếp nổi bọt, khi nào hai phần tử liền kề được đổi chỗ?

A. Khi hai phần tử liền kề nằm đúng với thứ tự mong muốn.

B. Khi hai phần tử liền kề nằm chưa đúng với thứ tự mong muốn.

C. Khi các phần tử liền kề đã nằm đúng với thứ tự mong muốn.

D. Tất cả đều sai.

Câu 7. Đặc điểm của thuật toán sắp xếp chọn là:

A. Lặp lại quá trình chọn phần tử nhỏ nhất (hoặc lớn nhất) trong dãy chưa sắp xếp và đưa phần tử này về vị trí đầu tiên của dãy đó.

B. Lặp đi lặp lại việc đổi chỗ 2 phần tử liền kề nếu chúng sai thứ tự.

C. Lặp đi lặp lại việc đổi chỗ 2 phần tử liền kề nhau.

D. Lặp đi lặp lại việc đổi chỗ 2 phần tử đối xứng nhau.

Câu 8. Khi muốn tạo hiệu ứng ứng nhấn mạnh các đối tượng đã có sẵn trên slide cho một đối tượng đã chọn, trong nhóm lệnh Animation ta chọn kiểu hiệu ứng:

A.Entrance Effects

B.Motion Paths

C.Exit Effects

D.Emphasis Effects

Câu 9. Chọn cụm từ còn thiếu?

Sau khi đã đánh dấu chọn một ô hoặc một khối ô, trỏ chuột vào điểm góc dưới bên phải, con trỏ chuột sẽ có hình …, gọi là tay nắm.

A. dấu cộng (+)

B. dấu trừ (-)

C. dấu nhân (×)

D. dấu chia (/)

Câu 10. Trong thuật toán tìm kiếm tuần tự, việc tìm kiếm dò tìm đến phần tử cuối dãy khi:

A. Không tìm thấy kết quả mong muốn.

B.Kết quả nằm ở cuối dãy.

C.Cả A và B đều đúng.

D.Cả A và B đều sai.

Câu 11. Tổ hợp phím có tác dụng để in dữ liệu là:

A. Ctrl + V

B. Ctrl + P

C. Ctrl + S

D. Ctrl + F

Câu 12. Cho dãy số A = {24, 28, 14, 18, 19, 12, 19}. Để tìm kiếm số 19 trong dãy theo thuật toán tìm kiếm tuần tự cần thực hiện mấy lần lặp?

A. 5 lần                      B. 6 lần                          C. 7 lần                          D. 8 lần

Câu 13. Công cụ sao chép và di chuyển nằm ở vị trí nào của phần mềm PowerPoint 2016?

A. Nhóm lệnh Clipboard của dải lệnh Insert

B. Nhóm lệnh Clipboard của dải lệnh Home

C. Nhóm lệnh Font của dải lệnh Home

D. Nhóm lệnh Slides của dải lệnh Home

Câu 14. Tìm kiếm nhị phân là:

A. Tìm kiếm bằng cách chia dãy làm hai nửa, loại bỏ nửa dãy chắc chắn không chứa phần tử cần tìm, chỉ tìm kiếm trong nửa dãy còn lại.

B. Tìm kiếm lần lượt từ đầu tới cuối dãy.

C. Tìm kiếm ở đầu dãy.

D. Tìm kiếm ở cuối dãy.

Câu 15. Trong Excel lệnh Ctrl+P có tác dụng:

A. Xem trước khi in.

B. In trang tính đang mở.

C. Căn lề trang tính.

D. Lưu lại trang tính.

Câu 16. Cho dãy số 2,5,4,9,3,7. Sắp xếp dãy số theo thứ tự giảm dần theo cách chọn dần thì sau khi sắp xếp ta được dãy số:

A. 9, 5, 4, 2, 3, 7

B. 9, 5, 4, 2, 3, 7

C. 9, 7, 5, 4, 3, 2

D. 2, 5, 4, 9, 3, 7

PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm)

Câu 1. (1 điểm): Nêu các bước để đánh dấu đầu đoạn, đánh số tự động cho văn bản trong trang chiếu?

Câu 2. (2 điểm): Theo em, tại sao các công thức sau đây báo lỗi sai? Sửa lại cho đúng.

a) =SUM(1.5A1:A5)

b) =SUM(K1:H 1)

c) =SUM B1:B3

d) =SUM (45+24)

Câu 3. (2 điểm):

a. Theo em, giữa thuật toán tìm kiếm nhị phân và thuật toán tìm kiếm tuần tự, thuật toán nào phù hợp nhất để tìm một số trong dãy số 14, 17, 21, 25, 30, 52, 66? Vì sao em không chọn thuật toán còn lại?

b. Hãy mô phỏng thuật toán phù hợp nhất đã chọn để tìm số 30 trong dãy số trên bằng cách điền thông tin mỗi lần lặp vào bảng dưới đây.

Lần lặp

Số của dãy được kiểm tra

Đúng số cần tìm

Đã kiểm tra hết số

1

2

Câu 4. (1 điểm): Giả sử có một dãy hộp kẹo, mỗi hộp chứa một số kẹo nào đó. Có một chú robot chỉ biết làm hai thao tác:

- So sánh số kẹo trong hai hộp cạnh nhau.

- Hoán đổi vị trí hai hộp kẹo cạnh nhau.

Theo em, chú robot phải làm thế nào để xếp lại các hộp sao cho số kẹo trong các hộp tăng dần?

BÀI LÀM

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

 

TRƯỜNG THCS ........

HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 (2022 - 2023)

MÔN: TIN HỌC 7 – CÁNH DIỀU

       A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4,0 điểm) 

        Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.   

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

D

B

C

A

D

B

A

D

Câu 9

Câu 10

Câu 11

Câu 12

Câu 13

Câu 14

Câu 15

Câu 16

A

C

B

A

D

A

B

C

B. PHẦN TỰ LUẬN: (6,0 điểm)

Câu

Nội dung đáp án

Biểu điểm

Câu 1

(1 điểm)

Các bước để đánh dấu đầu đoạn, đánh số tự động: 

- Bước 1: Chọn nội dung văn bản cần định dạng.

- Bước 2: Chọn dải lệnh Home.

- Bước 3: Nháy chọn mũi tên ở góc phải lệnh Bulllets  Tech12h (đánh dấu đầu đoạn) hoặc Numbering  Tech12h  (đánh dấu tự động) trong nhóm Paragraph.

- Bước 4: Nháy chọn dạng kí hiệu mong muốn.

 

0,25 điểm

0,25 điểm

0,25 điểm

 

 

0,25 điểm

Câu 2 

(2 điểm)

a) Thiếu dấu ”,” phân tách hai vùng dữ liệu. 

® Sửa thành: =SUM(1.5,A1:A5)

b) Thừa dấu cách ở địa chỉ ô H1.

® Sửa thành: = SUM(K1:H1)

c) Thiếu dấu đóng mở ngoặc đơn. 

® Sửa thành: =SUM(B1:B3)

d) Sai dấu phân tách hai số. 

® Sửa thành: = SUM(45,24).

0,5 điểm

 

0,5 điểm

 

0,5 điểm

 

0,5 điểm

Câu 3

(2 điểm)

a. Sử dụng thuật toán tìm kiếm nhị phân là phù hợp nhất để tìm một số trong dãy số này vì:

- Đây là dãy số sắp xếp tăng dần nên việc tìm kiếm sẽ nhanh hơn với số lần lặp phải thực hiện ít hơn.

- Nếu dùng thuật toán tìm kiếm tuần tự, khi dãy có nhiều phần tử và phần tử cần tìm cách xa phần tử đầu tiên, việc tìm kiếm rất mất thời gian và số lần lặp phải thực hiện rất nhiều.

b. Tìm số 30 trong dãy số trên bằng thuật toán tìm kiếm nhị phân:

Lần lặp

Số của dãy được kiểm tra

Đúng số cần tìm

Đã kiểm tra hết số

1

25

Sai

Sai

2

52

Sai

Sai

3

30

Đúng

 

 

0,5 điểm

 

0,5 điểm

 

0,5 điểm

 

 

 

0,5 điểm

 

 

 

 

 

 

Câu 4

(1 điểm)

- Ở lượt thứ nhất, so sánh hai hộp đầu tiên.

+ Nếu số kẹo ở hộp đứng trước lớn hơn số kẹo ở hộp đứng sau thì đổi vị trí hai hộp này cho nhau. 

+ Tiếp tục làm như vậy với hộp thứ hai và thứ ba, thứ ba và thứ tư,… cho đến hết dãy là hết một lượt.

- Tiếp tục lượt thứ hai, thứ ba theo cách tương tự, cứ lặp lại cho đến khi gặp một lượt mà suốt cả lượt đó robot không phải đổi cho hai hộp nào thì dãy được sắp xếp xong, robot kết thúc công việc.

0,5 điểm

 

 

 

 

 

0,5 điểm

TRƯỜNG THCS .........

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 (2022 - 2023)

MÔN: TIN HỌC 7 – CÁNH DIỀU

CHỦ ĐỀ

NỘI DUNG 

KIẾN THỨC

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

CHỦ ĐỀ E

Bài 7. Công thức tính toán dùng địa chỉ của các ô dữ liệu

2

 

 

 

 

 

 

 

2

0

0,5

Bài 8. Sử dụng một số hàm có sẵn

1

 

 

1

 

 

 

 

1

1

2,25

Bài 9. Định dạng trang tính và in

2

 

 

 

 

 

 

 

2

0

0,5

Bài 12 + 13. Tạo bài trình chiếu và định dạng trang chiếu

1

1

1

 

 

 

 

 

2

1

1,5

Bài 14. Thêm hiệu ứng cho trang chiếu 

1

 

1

 

 

 

 

 

2

0

0,5

CHỦ ĐỀ F

Bài 1. Tìm kiếm tuần tự

1

 

1

 

 

 

 

 

2

0

0,5

Bài 2. Tìm kiếm 

nhị phân

1

 

 

 

 

1

 

 

1

1

2,25

Bài 3. Sắp xếp chọn

2

 

1

 

 

 

 

 

3

0

0,75

Bài 4. Sắp xếp 

nổi bọt

1

 

 

 

 

 

 

1

1

1

1,25

Tổng số câu TN/TL

12

1

4

1

0

1

0

1

16

4

20

Điểm số

3

1

1

2

0

2

0

1

4

6

10

Tổng số điểm

4 điểm

40%

3 điểm

30%

2 điểm

20%

1 điểm

10%

10 điểm

100%

10 điểm

 

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Đề thi cuối kì 2 tin học 7 Cánh diều Đề tham khảo số 8, đề thi cuối kì 2 tin học 7 CD, đề thi tin học 7 cuối kì 2 Cánh diều Đề tham khảo số 8

Bình luận

Giải bài tập những môn khác