Đề thi cuối kì 2 Sinh học 10 KNTT: Đề tham khảo số 9

Trọn bộ Đề thi cuối kì 2 Sinh học 10 KNTT: Đề tham khảo số 9 bộ sách mới Kết nối tri thức gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện

 

PHÒNG GD & ĐT ……………….

Chữ kí GT1: ...........................

TRƯỜNG THPT……………….

Chữ kí GT2: ...........................

 

ĐỀ KIỂM CUỐI KÌ 2

SINH HỌC 10 – KẾT NỐI TRI THỨC

NĂM HỌC: 2023 - 2024

Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………  Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

 

"

 

Điểm bằng số

 

 

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

 

    A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7 điểm) 

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

 

Câu 1: Việc làm nào sau đây là ứng dụng những hiểu biết về ảnh hưởng của độ ẩm tới sinh trưởng của quần thể sinh vật?

A. Dùng nhiệt độ cao để thanh trùng vi sinh vật

B. Ướp muối, ướp đường thực phẩm.

C. Phơi khô, sấy khô thực phẩm.

D. Lên men.

 

Câu 2: Trong các sinh vật sau đây: Nấm men, tảo, vi khuẩn lam, vi khuẩn lactic, nấm mốc có bao nhiêu sinh vật thuộc nhóm tự dưỡng?

  1.  1                                 

  2.  2                                 

  3.  3                                

  4.  4

 

Câu 3: Vi khuẩn nitrate sinh trưởng được trong môi trường thiếu ánh sáng và có nguồn carbon chủ yếu là CO2. Như vậy, hình thức dinh dưỡng của chúng là:

A. quang dị dưỡng                                                 

B. hóa dị dưỡng

C. quang tự dưỡng                                                 

D. hóa tự dưỡng

 

Câu 4: Hiện tượng tiếp hợp và trao đổi chéo giữa các chromatide của các NST tương đồng xảy ra ở giai đoạn nào của giảm phân?

  1.  Kì đầu I                      

  2.  Kì giữa II                    

  3.  Kì đầu II              

  4.  Kì sau I

 

Câu 5: Trâu bò tiêu hóa được rơm rạ, mối tiêu hóa được gỗ là do trong dạ dày 4 túi của trâu bò và trong ruột mối có chứa các vi sinh vật có khả năng sinh enzyme gì trong các enzyme sau?

  1.  Protease                      

  2.  Lipase                         

  3.  Cellulase                   

  4.  Amylase

 

Câu 6: Hầu hết các kháng sinh đã biết được sản xuất bởi loại vi sinh vật nào sau đây?

A. Nấm                                                                  

B. Vi khuẩn Gram dương

C. Xạ khuẩn                                                          

D. Vi khuẩn Gram âm

 

Câu 7: Tế bào động vật không có các bào quan nào sau đây:

A. Bộ máy golgi và ty thể                                      

B. Không bào và lục lạp

C. Bộ máy golgi và lysosome                               

D. Ty thể và lysosome

 

Câu 8: Những quá trình sản xuất nào sau đây là ứng dụng của quá trình tổng hợp ở vi sinh vật?

1) Sản xuất sinh khối (protein đơn bài)

2) Sản xuất rượu; tương; cà, dưa muối

3) Sản xuất các chế phẩm sinh học (chất xúc tác sinh học, gôm …)

4) Sản xuất nem chua, nước mắm.

A. (1), (3)                        

B. (2), (3)                         

C. (1), (2)                       

D. (3), (4)

 

Câu 9: Phân tích nucleic acid của một virus thấy tỉ lệ các loại nucleotide như sau: A = 20%; X = 20%; T = 25%. Nucleic acid này là:

A. DNA mạch đơn                                                 

B. DNA mạch kép

C. RNA mạch đơn                                                 

D. RNA mạch kép

 

Câu 10: Quần thể vi khuẩn E.coli ban đầu có 106 tế bào. Sau 1 giờ, số lượng tế bào E.coli của quần thể là 8.106 tế bào. Thời gian thế hệ của E.coli là:

  1.  20 phút                       

  2.  10 phút                        

  3.  8 phút                        

  4.  30 phút

 

Câu 11: Virus chui vào tế bào sau đó cởi vỏ để giải phóng nucleic acid vào tế bào chất xảy ra ở giai đoạn nào sau đây?

  1.  Hấp phụ                     

  2.  Xâm nhập                   

  3.  Sinh tổng hợp            

  4.  Giải phóng

 

Câu 12: Trong các chất sau, chất nào không phải là chất diệt khuẩn?

A. Xà phòng                                                          

B. Cồn 70o                     

C. Chất kháng sinh                                                

D. Formadehide 2%

 

Câu 13: Quá trình nào sau đây chỉ xảy ra ở vi sinh vật nhân sơ?

A. Cố định đạm                                                      

B. Sinh sản phân đôi

C. Quang hợp                                                        

D. Sinh sản nảy chồi

 

Câu 14: Kiểu chuyển hóa vật chất nào sau đây sinh ra nhiều ATP nhất?

A. Lên men                                                            

B. Hô hấp hiếu khí hoàn toàn

C. Hô hấp hiếu khí không hoàn toàn                      

D. Hô hấp kị khí

 

Câu 15: Để xác định vi khuẩn gây bệnh thuộc nhóm Gram âm hay Gram dương, làm cơ sở cho việc sử dụng thuốc điều trị phù hợp, nâng cao hiệu quả chữa trị các bệnh nhiễm khuẩn, người ta thường sử dụng biện pháp nào sau đây?

  1.  Nhuộm đơn                

  2.  Soi tươi                       

  3.  Nhuộm Gram             

  4.  Nhuộm kép

 

Câu 16: Dựa vào độ pH của môi trường sống, vi sinh vật được chia thành mấy nhóm?

  1.  2                                 

  2.  3                                  

  3.  4                                

  4.  5

 

Câu 17: Hiện tượng nào sau đây không tìm thấy trong chu kì sinh tan của virus?

A. Tổng hợp các đại phân tử sinh học.

B. Sự xâm nhập của virus vào tế bào chủ.

C. Lắp rắp các bộ phận tạo ra các virus mới.

D. Tích hợp hệ gene cảu virus vào hệ gene của tế bào chủ.

 

Câu 18: Phát biểu nào dưới đây nói về nhân bản vô tính vật nuôi là đúng?

A. Nhân bản vật nuôi là hình thức sinh sản nhân tạo, không xảy ra trong tự nhiên

B. Con vật được nhân bản giống hệt con vật cho nhân về mọi đặc điểm.

C. Nhân bản vô tính giúp tạo ra nhiều cá thể có cùng kiểu gen quý hiếm

D. Con vật nhân bản thường có tuổi thọ cao hơn so với các con vật sinh sản hữu tính cùng loài.

 

Câu 19: Nấm men Saccharomyces cerevisiae được sử dụng trong

A. sản xuất thuốc kháng sinh và các loại thực phẩm

B. sản xuất đồ uống có cồn, bánh mì

C. sản xuất sữa chua, dưa chua

D. bảo quản sản phẩm nông nghiệp và cải tiến các loại phân bón vi sinh

 

Câu 20: Vi sinh vật có thể bị hấp thụ được chất hữu cơ có kích thước phân tử lớn như protein, tinh bột, lipid, cellulose bằng cách nào?

A. Nhập bào

B. Khuếch tán trực tiếp qua màng sinh chất

C. Vận chuyển qua các kênh trên màng

D. Tiết các enzyme phân giải ngoại bào, sau đó mới hấp thụ vào tế bào.

 

Câu 21: Loại vi sinh vật được ứng dụng trong công nghiệp sản xuất rượu vang là:

A. Vi khuẩn lactic                                                  

B. Nấm mốc

C. Động vật nguyên sinh                                       

D. Nấm men

 

Câu 22: Trong nuôi cấy không liên tục, để thu sinh khối, người ta nên dừng lại ở giai đoạn nào sau đây?

A. Giữa pha lũy thừa                                              

B. Cuối pha cân bằng

C. Cuối pha lũy thừa, đầu pha cân bằng

D. Đầu pha suy vong

 

Câu 23: Phát biểu nào sau đây sai khi nói về cấu tạo của virus?

A. Capsid được cấu tạo từ các đơn vị protein và capsome.

B. Capsid là thuật ngữ chỉ vỏ protein của virus.

C. Virus trần là virus không có vỏ capsid.

D. Virus gồm hai thành phần cơ bản là lõi (nucleic acid) và vỏ capsid.

 

Câu 24: Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Một số vi sinh vật được dùng trong lên men thực phẩm.

B. Vi sinh vật có hại gây bệnh cho con người, vật nuôi và con người.

C. Vi sinh vật vừa có lợi, vừa có hại cho con người.

D. Vi sinh vật và hoạt động của chúng gây ô nhiễm môi trường, vì thế không thể dùng vi sinh vật để xử lí ô nhiễm môi trường.

 

Câu 25: Trong các con đường tiếp xúc giữa người nhiễm HIV và người khỏe mạnh dưới đây, có bao nhiêu con đường không làm lây nhiễm HIV là?

1) Muỗi đốt người nhiễm HIV sau đó đốt người khỏe mạnh.

2) Mẹ nhiễm HIV truyền qua thai nhi

3) Dùng chung bơm kim tiêm.

4) Quan hệ tình dục không an toàn

5) Bắt tay người nhiễm HIV

6) Hắt hơi.

A. 3                                

B. 1                                 

C. 2                                

D. 4

Câu 26: Mối quan hệ giữa virus với tế bào chủ là:

A. Hoại sinh                                                           

B. Cộng sinh

C. Kí sinh không bắt buộc                                     

D. Kí sinh nội bào bắt buộc

 

Câu 27: Khi cho penicillin là chất ức chế tổng hợp thành tế bào vi khuẩn vào môi trường nuôi cấy thì pha nào sẽ không bị ảnh hưởng?

A. Pha cân bằng                                                     

B. Pha lũy thừa              

C. Pha suy vong                                                    

D. Pha tiềm phát

 

Câu 28: Cho các chất sau:

1) Vitamin                                  2) Glucose                                 3) Protein

4) Iod                                        5) Chất kháng sinh                     6) Amino acid

Những chất có thể là nhân tố sinh trưởng của vi sinh vật là:

  1. 1, 5                            

  2. 1, 6                             

  3. 1, 2, 6                         

D. 1, 5, 6

 

    PHẦN TỰ LUẬN (3 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Nêu điểm khác biệt giữa chu kì nhân lên của virus theo kiểu tiềm tan và sinh tan.

Câu 2 (1 điểm): Giải thích hiện tượng rượu nhẹ (hoặc bia) để lâu có váng trắng và vị chua ngắt, để lâu nữa thì có mùi thối ủng.

 

BÀI LÀM

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         ………………………………………………………………………………………

 

 

%

 

BÀI LÀM:

         ………………………………………………………………………………………....

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

 


 

 

TRƯỜNG THPT ........

HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (2023 – 2024)

MÔN: SINH HỌC 10 – KẾT NỐI TRI THỨC

 

  1. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (7,0 điểm)  

 Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.   

1.C 2.B3. D4. A5. C6. C7. B
8. A9. A10. A11. B12. A13. A14. B
15. C16. B17. C18. C19. B20. D21. D
22. C23. C24. D25. A26. D27. D28. B

       

B. PHẦN TỰ LUẬN: (3,0 điểm)

Câu

Nội dung đáp án

Biểu điểm

Câu 1

 

 

Tiềm tan

Sinh tan

Cơ chế

- VCDT của virus tích hợp và chùng nhân lên với VCDT tế bào chủ.

- Không nhân lên thế hệ virus mới trong tế bào chủ

-VCDT của virus tồn tại và nhân lên độc lập với VCDT tế bào chủ.

- Nhận lên nhiều thế hệ virus mới trong tế bào chủ.

Kết quả

Không làm tan tế bào chủ

Làm tan tế bào chủ

Mối quan hệ

Có thể chuyển thành chu trình sinh tan

Không thể chuyển thành chu trình tiềm tan

 

1 đ

 

 

 

Câu 2

Rượu nhẹ (hoặc bia) để lâu có váng trắng và vị chua gắt, để lâu nữa thì có mùi thối ủng bởi khi để lâu bị lên men acetic tạo thành dấm nên có vị chua và khi để lâu nữa acetic acid sẽ bị oxi hoá tạo thành CO2 và nước làm cho dấm bị nhạt đi.

 

 

 

 

 

 


 

 

 

 

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Đề thi Sinh học 10 Kết nối tri thức, trọn bộ đề thi Sinh học 10 Kết nối tri thức, Đề thi cuối kì 2 Sinh học 10

Bình luận

Giải bài tập những môn khác