Đề kiểm tra Sinh học 10 KNTT bài 7 Tế bào nhân sơ (Đề trắc nghiệm số 2)
Đề thi, đề kiểm tra Sinh học 10 Kết nối bài 7 Tế bào nhân sơ (Đề trắc nghiệm số 2). Bộ đề gồm nhiều câu hỏi tự luận và trắc nghiệm để học sinh ôn tập củng cố kiến thức. Có đáp án và lời giải chi tiết kèm theo. Kéo xuống để tham khảo
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
ĐỀ 2
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Tế bào chất của tế bào nhân sơ có chứa cấu trúc nào sau đây?
- A. Hệ thống nội màng
- B. Ribosome và các hạt dự trữ
- C. Các bào quan có màng bao bọc
- D. Bộ khung xương tế bào
Câu 2: Tế bào vi khuẩn có chứa bào quan
- A. lysosome
- B. lưới nội chất
- C. trung thể
- D. ribosome
Câu 3: Tế bào vi khuẩn được gọi là tế bào nhân sơ vì
- A. Vi khuẩn chứa trong nhân một phân tử ADN dạng vòng.
- B. Vi khuẩn có cấu trúc đơn bào.
- C. Vi khuẩn chưa có màng nhân.
- D. Vi khuẩn xuất hiện rất sớm.
Câu 4: Biết rằng S là diện tích bao quanh tế bào, V là thể tích tế bào. Vi khuẩn có kích thước nhỏ nên tỷ lệ S/V lớn. Điều này giúp cho vi khuẩn:
- A. dễ dàng trao đổi chất với môi trường.
- B. dễ dàng gây bệnh cho các loài vật chủ.
- C. dễ dàng tránh được kẻ thù, hóa chất độc.
- D. dễ dàng biến đổi trước môi trường sống.
Câu 5: Vi khuẩn Bacillus subtilis là vi khuẩn thuộc nhóm Gram dương. Người ta tiến hành thí nghiệm sau: Cho vi khuẩn Bacillus subtilis vào 2 ống nghiệm A và B đều có lysozyme. Ống nghiệm A chứa nước cất, ống nghiệm B chứa dung dịch đường saccharose đẳng trương. Khi nói về thí nghiệm này, phát biểu nào sau đây là sai?
- A. Dịch trong ống nghiệm A trở nên trong suốt rất nhanh.
- B. Lysozyme trực tiếp phá bỏ màng sinh chất của tế bào vi khuẩn.
- C. Dịch trong ống nghiệm B độ đục hầu như không thay đổi.
- D. Tế bào trong ống nghiệm B có dạng hình cầu.
Câu 6: Khi bị mất thành tế bào thì vi khuẩn thường bị chết. Nguyên nhân chủ yếu là vì:
- A. vi khuẩn mất khả năng chống lại sự xâm nhập của virut gây hại.
- B. vi khuẩn mất khả năng trao đổi chất với môi trường xung quanh.
- C. vi khuẩn mất khả năng duy trì hình dạng, kích thước của tế bào.
- D. vi khuẩn mất khả năng chống lại sức trương nước làm vỡ tế bào.
Câu 7: Cho các đặc điểm sau:
1. Không có màng nhân.
2. Không có nhiều bào quan.
3. Không có hệ thống nội màng.
4. Không có thành tế bào peptidoglycan.
Có mấy đặc điểm là chung cho tất cả các tế bào nhân sơ?
- A. 1
- B. 2
- C. 3
- D. 4
Câu 8: Các thành phần bắt buộc cấu tạo nên tế bào nhân sơ
- A. thành tế bào, nhân, tế bào chất, vỏ nhầy.
- B. màng sinh chất, tế bào chất vùng nhân.
- C. màng sinh chất, vùng nhân, vỏ nhầy, tế bào chất.
- D. thành tế bào, tế bào chất, vùng nhân và roi.
Câu 9: Cấu tạo chung của tế bào nhân sơ gồm 3 thành phần chính là
- A. Thành tế bào, màng sinh chất, nhân.
- B. Màng tế bào, chất tế bào, vùng nhân.
- C. Màng sinh chất, thành tế bào, vùng nhân.
- D. Thành tế bào, tế bào chất, nhân.
Câu 10: Roi của sinh vật nhân sơ không có đặc điểm nào sau đây
- A. Bắt đầu từ màng sinh chất thò dài ra ngoài.
- B. Có thể chuyển động lượn song hoặc xoáy trôn ốc.
- C. Bản chất là polysaccharide.
- D. Là cơ quan vận động của tế bào.
GỢI Ý ĐÁP ÁN
(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 |
Đáp án | B | D | C | A | B |
Câu hỏi | Câu 6 | Câu 7 | Câu 8 | Câu 9 | Câu 10 |
Đáp án | D | C | B | D | C |
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Nội dung quan tâm khác
Thêm kiến thức môn học
Đề kiểm tra Sinh học 10 kết nối bài 7 Tế bào nhân sơ (Đề trắc và, kiểm tra Sinh học 10 KNTT bài 7 Tế bào nhân sơ (Đề trắc, đề kiểm tra 15 phút Sinh học 10 kết nối
Bình luận