Đề kiểm tra Sinh học 10 KNTT bài 19 Công nghệ tế bào (Đề trắc nghiệm số 1)

Đề thi, đề kiểm tra Sinh học 10 Kết nối bài 19 Công nghệ tế bào (Đề trắc nghiệm số 1). Bộ đề gồm nhiều câu hỏi tự luận và trắc nghiệm để học sinh ôn tập củng cố kiến thức. Có đáp án và lời giải chi tiết kèm theo. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Công nghệ tế bào là ngành kĩ thuật về

  • A. Quy trình ứng dụng di truyền học vào trong tế bào.
  • B. Quy trình nuôi cấy tế bào hoặc mô để tạo ra cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh.
  • C. Quy trình sản xuất để tạo ra cơ quan hoàn chỉnh.
  • D. Duy trì sản xuất cây trồng hoàn chỉnh.

 

Câu 2: Trong công đoạn của công nghệ tế bào, người ta tách tế bào hoặc mô từ cơ thể rồi mang nuôi cấy trong môi trường nhân tạo để tạo

  • A. Cơ thể hoàn chỉnh.
  • B. Cơ quan hoàn chỉnh.
  • C. Mô sẹo.
  • D. Mô hoàn chỉnh.

 

Câu 3: Để có đủ cây trồng trong một thời gian ngắn đáp ứng yêu cầu sản xuất, người ta tách bộ phận nào của cây để nuôi cấy trên môi trường dinh dưỡng đặt trong ống nghiệm?

  • A. Mô.
  • B. Mô phân sinh.
  • C. Tế bào rễ.
  • D. Mô sẹo và tế bào rễ.

 

Câu 4: Trong công nghệ tế bào, người ta dùng tác nhân nào để kích thích mô sẹo phân hóa thành cơ quan hoặc cơ thể hoàn chính?

  • A. Tia tử ngoại.
  • B. Xung điện.
  • C. Tia X.
  • D. Hormone sinh trưởng.

 

Câu 5: Hãy chọn câu sai trong các câu: Ý nghĩa của việc ứng dụng nhân giống vô tính trong ống nghiệm ở cây trồng là gì?

  • A. Giúp nhân nhanh giống cây trồng đáp ứng yêu cầu của sản xuất
  • B. Giúp tạo ra nhiều biến dị tốt
  • C. Giúp tạo ra giống có nhiều ưu điểm như sạch nấm bệnh, đồng đều về đặc tính của giống gốc…
  • D. Giúp bảo tồn một số nguồn gen thực vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng

 

Câu 6: Nhân bản vô tính ở động vật đã có những triển vọng như thế nào?

  • A. Nhân nhanh nguồn gen động vật quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng và nhân nhanh giống vật nuôi nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất
  • B. Tạo ra giống vật nuôi mới có nhiều đặc tính quý
  • C. Tạo ra cơ quan nội tạng từ các tế bào động vật đã được chuyển gen người
  • D. Tạo ra giống có năng suất cao, miễn dịch tốt

 

Câu 7: Để tăng nhanh số lượng cá thể đáp ứng yêu cầu sản xuất, người ta áp dụng phương pháp nào?

  • A. Vi nhân giống
  • B. Gây đột biến dòng tế bào xôma
  • C. Sinh sản hữu tính
  • D. Gây đột biến gen

 

Câu 8: Trong ứng dụng di truyền học, cừu Đôli là sản phẩm của phương pháp

  • A. Gây đột biến gen
  • B. Nhân bản vô tính
  • C. Gây đột biến dòng tế bào xôma
  • D. Sinh sản hữu tính

 

Câu 9: Để nhận được mô non, cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh hoàn toàn giống với cơ thể gốc, người ta phải thực hiện

  • A. Công nghệ tế bào
  • B. Công nghệ sinh học
  • C. Công nghệ gen
  • D. Kĩ thuật gen

 

Câu 10: Người ta tách mô phân sinh (từ đỉnh sinh trưởng hoặc từ tế bào lá non) nuôi cấy trong môi trường nào để tạo ra mô sẹo?

  • A. Môi trường tự nhiên
  • B. Môi trường dinh dưỡng trong vườn ươm
  • C. Kết hợp môi trường nhân tạo và tự nhiên
  • D. Môi trường dinh dưỡng đặc trong ống nghiệm

 

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏiCâu 1Câu 2Câu 3Câu 4Câu 5
Đáp ánBCBDB
Câu hỏiCâu 6Câu 7Câu 8Câu 9Câu 10
Đáp ánAABAD

Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Đề kiểm tra Sinh học 10  kết nối bài 19 Công nghệ tế bào (Đề trắc và, kiểm tra Sinh học 10  KNTT bài 19 Công nghệ tế bào (Đề trắc, đề kiểm tra 15 phút Sinh học 10  kết nối

Bình luận

Giải bài tập những môn khác