Đề thi cuối kì 2 Sinh học 10 KNTT: Đề tham khảo số 6
Trọn bộ Đề thi cuối kì 2 Sinh học 10 KNTT: Đề tham khảo số 6 bộ sách mới Kết nối tri thức gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện
PHÒNG GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THPT………………. | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2
SINH 10 – KẾT NỐI TRI THỨC
NĂM HỌC: 2022 – 2023
Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
"
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
Câu 1: Hiện tượng virus xâm nhập và gắn bộ gen vào tế bào chủ mà tế bào chủ vẫn sinh trưởng bình thường được gọi là hiện tượng:
A. Sinh tan.
B. Tan rã.
C. Hòa tan
D. Tiềm tan.
Câu 2: Ở giai đoạn xâm nhập của virus vào tế bào chủ xảy ra hiện tượng nào sau đây?
A. Virus bám trên bề mặt tế bào chủ.
B. Nucleic acid của virus được đưa vào tế bào chủ.
C. Thụ thể của virus liên kết với thụ thể của tế bào chủ.
D. Virus di chuyển vào nhân của tế bào chủ.
Câu 3: Bệnh nào sau đây không phải do virus gây ra:
A. Viêm gan B.
B. Bại liệt.
C. Lang ben.
D. Quai bị.
Câu 4: Trong môi trường nuôi cấy không liên tục ở pha suy vong số lượng vi sinh vật giảm sút là do:
A. Thừa sản phẩm chuyển hóa.
B. Thiếu enzyme để phân giải môi trường.
C. Thiếu chất dinh dưỡng cho sự chuyển hóa vật chất.
D. Thiếu chất dinh dưỡng cho sự chuyển hóa vật chất, thừa sản phẩm chuyển hóa.
Câu 5: Môi trường nuôi cấy không liên tục là
A. Môi trường nuôi cấy không được bổ sung chất dinh dưỡng mới, nhưng được lấy đi các sản phẩm chuyển hóa vật chất.
B. Môi trường nuôi cấy không được bổ sung chất dinh dưỡng mới, cũng không được lấy đi các sản phẩm chuyển hóa vật chất.
C. Môi trường nuôi cấy được bổ sung chất dinh dưỡng mới, và được lấy đi các sản phẩm chuyển hóa vật chất.
D. Môi trường nuôi cấy liên tục được bổ sung chất dinh dưỡng mới, và không được lấy đi các sản phẩm chuyển hóa vật chất.
Câu 6: Hóa chất nào sau đây có tác dụng ức chế sự sinh trưởng vi sinh vật?
A. Protein.
B. Polysaccharide.
C. Monosaccharide.
D. Phenol.
Câu 7: Ở người (2n = 46), số nhiễm sắc thể (NST) trong 1 tế bào tại kì giữa của nguyên phân là
A. 46 NST đơn.
B. 92 NST đơn.
C. 23 NST.
D. 46 NST kép.
Câu 8: Trong các đồ thị dưới đây, đồ thị nào biểu diễn đường sinh trưởng của quần thể vi khuẩn trong nuôi cấy không liên tục?
(trục tung: log số lượng tế bào; trục hoành: thời gian nuôi cấy)
A. Đồ thị 2
B. Đồ thị 4
C. Đồ thị 1
D. Đồ thị 3
Câu 9: Có bao nhiêu sản phẩm sau đây là ứng dụng quá trình phân giải protein của vi sinh vật?
1) Tương 2) Nước mắm 3) Mạch nha
4) Chao 5) Giấm 6) Mắm tôm
A. 4
B. 2
C. 3
D. 5
Câu 10: Trong chu kỳ tế bào, ADN và nhiễm sắc thể nhân đôi ở pha:
A. S.
B. G1.
C. nguyên phân
D. G2.
Câu 11: Phương pháp nuôi cấy liên tục có mục tiêu
A. Tránh cho quần thể vi sinh vật bị suy vong.
B. Làm cho chất độc hại trong môi trường nằm trong một giới hạn thích hợp.
C. Rút ngắn thời gian thế hệ của quần thể vi sinh vật.
D. Kìm hãm sự sinh trưởng của vi sinh vật.
Câu 12: Có 2 tế bào sinh dưỡng của một loài cùng nguyên phân liên tiếp 3 đợt, số tế bào con tạo thành là
A. 24.
B. 16.
C. 8.
D. 48
Câu 13: Vi sinh vật nào sau đây không thuộc tế bào nhân thực?
A. Tảo
B. Nấm men
C. Nấm mốc
D. Xạ khuẩn
Câu 14: Cho các thông tin về virus, có bao nhiêu thông tin đúng khi nói về vi rut:
(1). Là cơ thể sống chưa có cấu tạo tế bào.
(2). Nhân lên nhờ bộ máy tổng hợp của tế bào chủ (kí sinh nội bào bắt buộc).
(3). Có kích thước siêu nhỏ, chỉ nhìn thấy được dưới kính hiển vi điện tử.
(4). Có câu tạo đơn giản gồm lõi nucleic acid và vỏ protein (vỏ capsid).
(5). Lõi nucleic acid là hệ gen của virus quy định mọi đặc điểm của virus.
A. 3
B. 5
C. 4
D. 2
Câu 15: Việc muối chua rau quả là lợi dụng hoạt động của
A. nấm men rượu.
B. nấm cúc đen.
C. vi khuẩn lactic.
D. vi khuẩn mì chính.
Câu 16: Để sát khuẩn ngoài da, em cần sử dụng loại hóa chất nào sau đây?
A. Hợp chất phenol
B. Hợp chất kim loại nặng
C. Fomaldehyde
D. Cồn iodine
Câu 17: Khi nuôi cấy vi sinh vật, trường hợp nào sau đây không có pha tiềm phát?
A. Gia tăng thể tích bình nuôi cấy lên nhiều lần.
B. Tăng lượng vi sinh vật giống vào môi trường nuôi cấy.
C. Giống vi sinh vật nuôi cấy trẻ, có năng lực sinh trưởng mạnh.
D. Môi trường mới có thành phần dinh dưỡng giống như môi trường cũ.
Câu 18: Yếu tố vật lý ức chế sự sinh trưởng của vi sinh vật có hại trong quá trình muối chua rau quả là
A. nhiệt độ.
B. ánh sáng.
C. độ pH.
D. độ ẩm.
Câu 19: Môi trường nào sau đây là môi trường bán tổng hợp (cho biết hàm lượng các chất đo bằngđơn vị g/l)?
1) NaNO3 – 9, K2HPO4 – 4, MgSO4 – 1,5, KCl – 1,5, FeSO4 – 0,2, nước 1 lít, thạch 20g, pH = 5 – 6.
2) Cao thịt bò – 10, K2HPO4 – 3, NaCl – 3, nước 1 lít, thạch 20g, pH = 7.
3) Nước luộc khoai tây, cao thịt bò 10g, nước 1 lít, pH = 6,8 – 7.
4) (NH4)3PO4 – 1,5, K2HPO4 – 1, MgSO4 – 0,2, CaCl2 – 0,1, NaCl – 5, nước 1 lít.
A. (2), (3).
B. (1), (2), (3).
C. chỉ (2).
D. (1), (4).
Câu 20: Vi sinh vật khuyết dưỡng
A. tất cả các chất chuyển hoá sơ cấp.
B. tất cả các chất chuyển hoá thứ cấp.
C. tất cả các chất cần thiết cho sự sinh trưởng.
D. một vài chất cần thiết cho sự sinh trưởng của vi sinh vật mà chúng không tự tổng hợp được.
Câu 21: Tách lõi nucleic acid của virus chủng A và chủng B, rồi lắp nucleic acid của chủng B với protein của chủng A được virrus lai, đem nhiễm vào cây thuốc lá thấy xuất hiện vết đốm, phân lập virus trong vết đốm thấy protein trong vỏ capsid là của
A. Chủng A
B. Chủng B
C. Cả chủng A và B
D. Chủng virus lai
Câu 22: Virus gây hai cho cơ thể vật chủ vì chúng:
A. Sống ký sinh trong tế bào vật chủ
B. Sử dụng nguyên liệu của tế bào chủ
C. Phá hủy tế bào chủ.
D. Cả B và C.
Câu 23: Sau khi được sinh sản ra, virus rời tế bào chủ ở giai đoạn nào sau đây?
A. Giai đoạn sinh tổng hợp.
B. Giai đoạn lắp ráp.
C. Giai đoạn phóng thích
D. Giai đoạn xâm nhập.
Câu 24: Điều nào sau đây không đúng khi nói về cơ chế lây truyền của virus kí sinh ở những loại côn trùng ăn lá cây?
A. Côn trùng ăn lá cây chứa virus.
B. Chất kiềm trong ruột côn trùng phân giải thể bọc, giải phóng virus.
C. Virus xâm nhập vào cơ thể côn trùng qua tế bào ruột hoặc qua dịch bạch huyết của côn trùng.
D. Virus xâm nhập qua da của côn trùng.
Câu 25: Enzyme được sử dụng trong kĩ thuật PCR phát hiện sớm và xác định vi sinh vật gây bệnh là:
A. enzyme Taq polymerase.
B. enzyme lipase
C. enzyme helicase
D. enzyme protease
Câu 26: Virus lần đầu tiên được phát hiện trên cây:
A. Cây dâu tây
B. Cây thuốc lá
C. Cây cà chua
D. Cây đậu Hà Lan
Câu 27: Sự sinh trưởng của quần thể vi sinh vật được đánh giá thông qua
A. Sự tăng lên về kích thước của từng tế bào trong quần thể.
B. Sự tăng lên về khối lượng của từng tế bào trong quần thể.
C. Sự tăng lên về số lượng tế bào của quần thể.
D. Sự tăng lên về cả kích thước và khối lượng của từng tế bào trong quần thể.
Câu 28: Có một tế bào vi sinh vật có thời gian của một thế hệ là 30 phút. Số tế bào tạo ra từ tế bào nói trên sau 3 giờ là bao nhiêu ?
A. 32
B. 8
C. 16
D. 64
PHẦN TỰ LUẬN (3 điểm)
Câu 1. (1 điểm): Không hút thuốc nhưng thường xuyên ngửi khói thuốc lá của những người hút thuốc xung quanh liệu chúng ta có nguy cơ bị bệnh ung thư không? Nếu có thì khả năng bị bệnh ung thư gì là cao nhất?
Câu 2. (1 điểm): Mô tả các bước trong quá trình nhân lên của virus.
Câu 3. (1 điểm): Việc sử dụng virus làm thuốc trừ sâu có ưu việt gì hơn so với việc dùng thuốc trừ sâu hóa học?
BÀI LÀM
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
|
%
TRƯỜNG THCS ........
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (2022 – 2023)
MÔN: SINH 10– KẾT NỐI TRI THỨC
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (7,0 điểm)
Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.
1. D | 2. B | 3. C | 4. D | 5. B | 6. D | 7. D |
8. D | 9. A | 10. A | 11. A | 12. B | 13. D | 14. C |
15. C | 16. D | 17. D | 18. C | 19. A | 20. D | 21. B |
22. D | 23. C | 24. D | 25. A | 26. B | 27. C | 28. D |
B. PHẦN TỰ LUẬN: (3,0 điểm)
Câu | Nội dung đáp án | Biểu điểm |
Câu 1 (2 điểm) | - Trong khói thuốc lá chứa hơn 7000 chất hóa học, trong đó có hàng trăm loại có hại cho sức khỏe, 70 chất gây ung thư. Bởi vậy, không hút thuốc nhưng thường xuyên ngửi khói thuốc lá của những người hút thuốc xung quanh thì khả năng bị bệnh ung thư cũng tăng cao. - Khói thuốc gây hại trực tiếp đến đường hô hấp nên khói thuốc có nguy cơ cao gây nên bệnh ung thư phổi, ung thư vòm họng, ung thư thanh quản,… |
1đ
1đ |
Câu 2 (2 điểm) | Các bước trong quá trình nhân lên của virus: (1) Hấp phụ: Virus bám vào tế bào chủ nhờ các gai glycoprotein hoặc protein bề mặt của virus (đối với virus không có vỏ ngoài) của virus tương tác đặc hiệu với các thụ thể trên bề mặt của tế bào chủ. (2) Xâm nhập: Đây là giai đoạn vật chất di truyền của virus được truyền vào trong tế bào chủ. Đối với thực thể khuẩn – loại virus kí sinh ở vi khuẩn, DNA của virus được tiêm vào trong tế bào chủ vi khuẩn bằng một bộ phận chuyên biệt, vỏ protein bị bỏ lại ở bên ngoài. (3) Tổng hợp: Đây là giai đoạn tổng hợp các bộ phận của virus. DNA của virus khi vào trong tế bào, thu hút các enzyme của tế bào đến phiên mã, dịch mã tạo ra các protein của virus cũng như nhân bản vật chất di truyền của chúng. (4) Lắp ráp: Lắp lõi nucleic acid vào vỏ protein để tạo thành các hạt virus hoàn chỉnh. (5) Giải phóng: Virus thoát ra khỏi tế bào chủ. Khi đã vào được bên trong tế bào, các loại virus có thể nhân lên theo một trong hai cách được gọi là chu trình sinh tan hoặc chu kì tiềm tan hay sử dụng cả hai cách như thực khuẩn thể. |
0,4 điểm
0,4 điểm
0,4 điểm
0,4 điểm
0,4 điểm |
Câu 3 (1 điểm) | Việc sử dụng virus làm thuốc trừ sâu có tính ưu việt hơn so với việc dùng thuốc trừ sâu hóa học là:
|
1 điểm
|
Thêm kiến thức môn học
Đề thi Sinh học 10 Kết nối tri thức, trọn bộ đề thi Sinh học 10 Kết nối tri thức, Đề thi cuối kì 2 Sinh học 10
Bình luận