Đề thi cuối kì 2 Ngữ văn 6 KNTT: Đề tham khảo số 4
Đề tham khảo số 4 cuối kì 2 Ngữ văn 6 Kết nối tri thức gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện
PHÒNG GD & ĐT …….. Chữ kí GT1: ...........................
TRƯỜNG THCS…….. Chữ kí GT2: ...........................
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
NĂM HỌC 2021 - 2022
Môn: Ngữ Văn 6
Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: ……………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….Phòng KT:………….. | Mã phách |
"
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
Phần 1: Đọc hiểu (3 điểm)
Đọc đoạn trích sau:
Trên Trái Đất, con người cũng chỉ là một loài sinh vật. Qua quá trình lịch sử dài lâu, con người đã bộ lộ khả năng sáng tạo vô tận và xã hội người ngày càng phát triển phức tạp. Con người trở nên quá tự kiêu, thấy mình là chúa tể của cả thế giới, có thể tùy ý xếp đặt lại trật tự mà tạo hóa đã bền bỉ gây dựng. Chính vì điều này mà sự cân bằng trong đời sống của muôn loài ít nhiều bị xáo trộn, phá vỡ, thêm vào đó, những yếu tố vô sinh của môi trường cũng phải chịu những tác động xấu. Hiện nay, có vẻ như con người bắt đầu tỉnh ngộ, biết nhìn nhận vấn đề một cách sáng suốt hơn, biết tìm cách chung sống hài hòa với muôn loài, nói chung là với tất cả những gì làm nên thế giới đẹp đẽ này.
“Tất cả chúng ta đều thuộc vòng đời bất tận”. Vua sư tử Mu-pha-sa đã nói Xim-ba – kẻ kế nghiệp – như thế. Một câu nói thông thái, cho thấy sự am hiểu bản chất cuộc sống và cách ứng xử khôn ngoan đối với đời sống của muôn loài.
(Ngữ Văn, tập 2, Kết nối tri thức với cuộc sống)
Câu 1 (0.5 điểm): Đoạn văn trên được trích trong văn bản nào? Nêu tác giả và thể loại của văn bản đó.
Câu 2 (0.5 điểm): Theo đoạn trích trên, con người được coi là gì?
Câu 3 (0.5 điểm): Những bước tiến vượt bậc của nhận loại có ảnh hưởng đến cuộc sống muôn loài không?
Câu 4 (1 điểm): Em hiểu thế nào về nội dung của cụm từ vòng đời bất tận trong câu nói của vua sư tử Mu-pha-sa được tác giả trích dẫn?
Câu 5 (0.5 điểm): Tìm 2 từ hoặc cụm từ phù hợp có thể thay thế từ chúa tể được sử dụng trong đoạn trích trên.
Phần 2: Tạo lập văn bản (7 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Viết đoạn văn (khoảng 7 – 10 câu) trình bày suy nghĩ của em vấn đề ô nhiễm môi trường ở địa phương em.
Câu 2 (5 điểm): Từ văn bản Xem người ta kìa!, em hãy viết bài văn trình bày suy nghĩ của em về giá trị của bản thân trong cuộc sống.
|
BÀI LÀM:
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
|
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
TRƯỜNG THCS ........
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ II
NĂM HỌC 2021 – 2022
MÔN: NGỮ VĂN 6
Phần 1: Đọc hiểu (3 điểm)
Câu | Đáp án | Điểm |
Câu 1 | - Đoạn văn được trích trong Các loài chung sống với nhau như thế nào? - Tác giả: Ngọc Phú - Thể loại: văn bản thông tin | 0.5 điểm |
Câu 2 | - Trong đoạn trích, con người được coi là một loài sinh vật. | 0.5 điểm |
Câu 3 | - Những bước tiến vượt bậc của nhận loại đã có ảnh hưởng đến cuộc sống muôn loài: + Sự cân bằng trong đời sống muôn loài ít nhiều bị xáo trộn, phá vỡ. + Thêm vào đó những yếu tố vô sinh của môi trường cũng phải chịu những tác động xấu. | 0.5 điểm |
Câu 4 | - Trong câu nói của vua sư tử Mu-pha-sa được tác giả trích dẫn, cụm từ “vòng đời bất tận” thể hiện rõ một nhận thức sâu sắc: giữa các loài luôn tồn tại quan hệ gắn bó, ràng buộc và chính điều đó đã tạo nên một trật tự ổn định, khiến cho sự sống được tiếp diễn muôn đời, không ngừng nghỉ. | 1 điểm |
Câu 5 | - HS tìm các từ có nghĩa sát với từ chúa tể - Ví dụ: người cầm quyền, người có vị trí tối cao,... | 0.5 điểm |
Phần 2: Tạo lập văn bản (7 điểm)
Câu | Đáp án | Điểm |
Câu 1 | - Đảm bảo hình thức đoạn văn, dung lượng 7 - 10 câu. - Xác định đúng vấn đề: trình bày suy nghĩ của em vấn đề ô nhiễm môi trường ở địa phương em. - Triển khai các ý như: + Giới thiệu vấn đề nghị luận: ô nhiễm môi trường tại địa phương. + Nêu thực trạng vấn đề ô nhiễm môi trường ở địa phương. + Nguyên nhân của ô nhiễm môi trường. + Hậu quả của vấn đề ô nhiễm môi trường + Đề xuất những giải pháp hạn chế ô nhiễm môi trường. | 2.0 điểm |
Câu 2 | - Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: giá trị của bản thân trong cuộc sống. | 0.5 điểm |
- Thân bài: 1. Giải thích - Giá trị của bản thân: là những điều cốt yếu tạo nên mỗi con người bao gồm ngoại hình, tính cách, cá tính, nhân phẩm, ý chí. Mỗi con người đều có những đặc điểm và giá trị khác nhau tạo nên dấu ấn riêng biệt của người đó. 2. Phân tích - Nhờ có những giá trị riêng biệt của bản thân mà con người có những khả năng khác nhau, tư duy khác nhau tạo nên sự đa dạng cho cuộc sống, cho xã hội. - Xã hội phát triển là nhờ vào những giá trị riêng biệt của nhiều cá nhân tạo thành. - Nếu con người không có những giá trị riêng biệt, xã hội sẽ bão hòa, không có những sự phong phú, đa dạng ngành nghề,… và dần dần xã hội mất đi niềm vui, con người sẽ biến thành những chiếc máy. - Mỗi người cần phải tự nhận biết được những giá trị riêng biệt của bản thân để phát triển mình và tìm cho mình hướng đi thích hợp nhất. 3. Chứng minh - Học sinh tự lấy dẫn chứng tiêu biểu, xác thực để minh họa cho bài làm của mình. | 4 điểm | |
- Kết bài: Khái quát lại tầm quan trọng của những giá trị của bản thân và liên hệ bản thân, đưa ra bài học. | 0.5 điểm |
TRƯỜNG THCS .........
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II
MÔN: NGỮ VĂN 6
NĂM HỌC: 2021-2022
CẤP ĐỘ
Tên chủ đề
| NHẬN BIẾT | THÔNG HIỂU |
VẬN DỤNG
|
VẬN DỤNG CAO | CỘNG | ||||
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL | ||
Các loài chung sống với nhau như thế nào?
Số câu: 4 Số điểm: 2.5 Tỉ lệ: 25% | - Nhận diện văn bản đã học
| - Xác định con người được coi là gì - Những bước tiến vượt bậc của nhận loại có ảnh hưởng đến cuộc sống muôn loài | - Xác định nội dung của cụm từ vòng đời bất tận |
|
| ||||
Số câu: 1 Số điểm: 0.5 Tỉ lệ: 5% | Số câu: 2 Số điểm: 1.0 Tỉ lệ: 25% | Số câu: 1 Số điểm: 1.0 Tỉ lệ: 10% | |||||||
Tiếng Việt
Số câu: 1 Số điểm: 0.5 Tỉ lệ: 5% | - Tìm từ thay thế từ chúa tể |
| |||||||
Số câu: 1 Số điểm: 0.5 Tỉ lệ: 5% | |||||||||
Tập làm văn
Số câu: 2 Số điểm: 7 Tỉ lệ: 70% | Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em vấn đề ô nhiễm môi trường ở địa phương em. | Viết bài văn trình bày suy nghĩ của em về giá trị của bản thân trong cuộc sống qua tp Xem người ta kìa! | |||||||
Số câu: 1 Số điểm: 2.0 Tỉ lệ: 20% | Số câu: 1 Số điểm: 5.0 Tỉ lệ: 50% | ||||||||
Tổng số câu: 7 Tổng số điểm: 10 Tỉ lệ: 100% | 1 0.5đ 5% | 2 1.0đ 10% | 3 3.5đ 35% | 1 5đ 50% | 7 10đ 100% |
Đề thi cuối kì 2 Ngữ văn 6 Kết nối tri thức Đề tham khảo số 4, đề thi cuối kì 2 Ngữ văn 6 KNTT, đề thi Ngữ văn 6 cuối kì 2 Kết nối tri thức Đề tham khảo số 4
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk 6 KNTT
Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức
Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức
Bình luận