Đề thi cuối kì 2 Ngữ văn 6 KNTT: Đề tham khảo số 3

Đề tham khảo số 3 cuối kì 2 Ngữ văn 6 Kết nối tri thức gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện

 

PHÒNG GD & ĐT ……..                                                            Chữ kí GT1: ...........................

TRƯỜNG THCS……..                                                              Chữ kí GT2: ...........................                                             

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II 

NĂM HỌC 2021 - 2022

Môn: Ngữ Văn 6             

Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ………………………………   Lớp:  ……………….. 

Số báo danh: …………………………….Phòng KT:…………..

Mã phách

 

"

 

Điểm bằng số

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

Phần 1: Đọc hiểu (3 điểm)

        Đọc đoạn văn sau:

     “Xem người ta kìa!” – đó là câu mẹ tôi thường thốt lên mỗi khi không hài lòng với tôi về một điều gì đó. Cùng với câu này, mẹ còn nói: “Người ta cười chết!”, “Có ai như thế không?”, “Có ai làm như vậy không?”, “Ai đời lại thế?”,...Tôi là đứa trẻ được dạ nhiều về hiếu thuận, tôi đã cố sức vâng lời để mẹ vui lòng. Nhưng mỗi lần như vậy, thú thật, tôi không thấy thoải mái chút nào.

      Giờ đây, mẹ tôi đã khuất và tôi cũng đã lớn. Tôi luôn nhớ về mẹ với niềm xúc động khôn nguôi. Tôi đã hiểu ra, mỗi lần bảo tôi: “Xem người ta kìa!” là một lần mẹ mong tôi làm sao để bằng người, không thua em kém chị, không làm xấu mặt gia đình, dòng tộc, không để ai phải phàn nàn, kêu ca điều gì. Mà có lẽ không riêng gì mẹ tôi. Có người mẹ nào trên đời không ước mong điều đó?

(Ngữ Văn, tập 2, Kết nối tri thức với cuộc sống)

Câu 1 (0.5 điểm): Đoạn văn trên được trích trong văn bản nào? Nêu thể loại của văn bản đó.

Câu 2 (0.5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích.

Câu 3 (0.5 điểm): Khi thốt lên “Xem người ta kìa!”, người mẹ muốn con làm gì?

Câu 4 (1 điểm): Nêu nội dung của đoạn trích trên.

Câu 5 (0.5 điểm): Chỉ ra và cho biết chức năng của trạng ngữ trong câu sau:

Giờ đây, mẹ tôi đã khuất và tôi cũng đã lớn.

 

 

Phần 2: Tạo lập văn bản (7 điểm)

        Câu 1 (2 điểm): Viết đoạn văn (khoảng 7 – 10 câu) trình bày suy nghĩ của em về nạn bạo lực học đường.

        Câu 2 (5 điểm): Từ văn bản Trái Đất – cái nôi của sự sống?, liên hệ với thông điệp “Trái Đất là ngôi nhà chung của chúng ta”. Từ thông điệp đó, hãy suy nghĩ về vấn đề môi trường và trách nhiệm của mỗi cá nhân đối với vấn đề bảo vệ môi trường hiện nay.

 

 

 

 

BÀI LÀM:

.......................................................................................................................................... 

.......................................................................................................................................... 

.......................................................................................................................................... 

.......................................................................................................................................... 

.......................................................................................................................................... 

.......................................................................................................................................... 

.......................................................................................................................................... 

.......................................................................................................................................... 

.......................................................................................................................................... 

.......................................................................................................................................... 

.......................................................................................................................................... 

.......................................................................................................................................... 

.......................................................................................................................................... 

.......................................................................................................................................... 

.......................................................................................................................................... 

.......................................................................................................................................... 

.......................................................................................................................................... 

.......................................................................................................................................... 

.......................................................................................................................................... 

.......................................................................................................................................... 

.......................................................................................................................................... 

.......................................................................................................................................... 

.......................................................................................................................................... 

.......................................................................................................................................... 

.......................................................................................................................................... 

 

 

 

.......................................................................................................................................... 

.......................................................................................................................................... 

.......................................................................................................................................... 

.......................................................................................................................................... 

.......................................................................................................................................... 

.......................................................................................................................................... 

.......................................................................................................................................... 

.......................................................................................................................................... 

.......................................................................................................................................... 

.......................................................................................................................................... 

.......................................................................................................................................... 

.......................................................................................................................................... 

.......................................................................................................................................... 

.......................................................................................................................................... 

.......................................................................................................................................... 

.......................................................................................................................................... 

.......................................................................................................................................... 

.......................................................................................................................................... 

.......................................................................................................................................... 

.......................................................................................................................................... 

.......................................................................................................................................... 

.......................................................................................................................................... 

.......................................................................................................................................... 

.......................................................................................................................................... 

.......................................................................................................................................... 

.......................................................................................................................................... 

.......................................................................................................................................... 

.......................................................................................................................................... 

.......................................................................................................................................... 

.......................................................................................................................................... 

.......................................................................................................................................... 

.......................................................................................................................................... 

.......................................................................................................................................... 

.......................................................................................................................................... 

TRƯỜNG THCS ........ 

 

HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ II

NĂM HỌC 2021 – 2022

                                             MÔN: NGỮ VĂN 6

 

 Phần 1: Đọc hiểu (3 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

Câu 1

- Đoạn văn được trích trong Xem người ta kìa!

- Tác giả: Lạc Thanh

- Thể loại: văn bản nghị luận

0.5 điểm

Câu 2

- Phương thức biểu đạt: nghị luận

0.5 điểm

Câu 3

- Khi thốt lên “Xem người ta kìa!”, người mẹ muốn con làm sao để bằng người, không thua em kém chị, không làm xấu mặt gia đình, dòng tộc, không để ai phải phàn nàn, kêu ca điều gì.

0.5 điểm

Câu 4

- Nội dung: đoạn văn giới thiệu về câu nói của mẹ và cảm giác của người con khi nghe câu nói đó.

1 điểm

Câu 5

- Trạng ngữ: giờ đây

ð trạng ngữ chỉ thời gian.

0.5 điểm

           

        Phần 2: Tạo lập văn bản (7 điểm)

 

Câu

Đáp án

Điểm

Câu 1

- Đảm bảo hình thức đoạn văn, dung lượng 7 - 10 câu.

- Xác định đúng vấn đề: trình bày suy nghĩ của em về nạn bạo lực học đường.

- Triển khai các ý như:

+ Giới thiệu về bạo lực học đường

+ Giải thích vấn đề (hành vi thô bạo, ngang ngược, bất chấp công lý, đạo lý, xúc phạm gây nên những tổn thương về tinh thần và thể xác trong phạm vi trường học)

+ Nêu hiện trạng của nạn bạo lực học đường (lăng mạ, xúc phạm, chửi bậy đối với người khác, làm tổn thương đến tinh thần bạn bè, học sinh không có thái độ không đúng với thầy cô,..)

+ Nêu nguyên nhân của bạo lực học đường (xảy ra vì những lí dó không đâu: nhìn đểu, nói móc,...)

+ Hậu quả của việc bạo lực học đường (với nạn nhân và người gây ra bạo lực).

+ Đưa ra giải pháp.

+ Rút ra bài học cho bản thân.

2.0 điểm

Câu 2

- Mở bài:

Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề về bảo vệ môi trường sống hiện nay.

0.5 điểm

- Thân bài:

1. Trái đất là ngôi nhà chung của chúng ta:

- Môi trường là toàn bộ những điều kiện tự nhiên, xã hội trong đó con người và các sinh vật tồn tại, phát triển trong quan hệ với con người và sinh vật khác.

- Môi trường là điều kiện sinh tồn của con người. Chính con người cũng là một phần trong quần thể sinh vật và thế giới tự nhiên ấy.

- “Trái đất là ngôi nhà chung của chúng ta” bởi tất cả chúng ta đều phụ thuộc và sinh tồn nhờ môi trường. Tuy nhiên môi trường đó đang bị hủy hoại từng ngày từng giờ bởi chính chúng ta. Hơn lúc nào hết, vấn đề môi trường đang trở nên cấp bách, cần có sự quan tâm, chung tay hành động của tất cả chúng ta.

2. Vai trò của môi trường sống:

- Cuộc sống của con người không thể tách rời môi trường sống. Tất cả những gì con người có được đều là từ môi trường: thức ăn, không khí để thở, nhà ở, phương tiện làm việc…  Những sản phẩm mà chúng ta gọi là “nhân tạo” thực chất cũng có nguồn gốc từ môi trường.

- Môi trường là điều kiện sinh tồn của con người. Con người là một trong quần thể sinh vật của thế giới tự nhiên.

3. Vấn đề ô nhiễm môi trường trên Trái đất hiện nay:

- Nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường. (Do trình độ hiểu biết của con người còn thấp; thói xấu ích kỷ, tư lợi dẫn đến nhiều người không có ý thức bảo vệ môi trường, cố tình huỷ hoại môi trường; Sự khai thác quá mức của con người, lối sống tiêu thụ thiếu trách nhiệm với môi trường và cộng đồng).

- Các hành động gây ra ô nhiễm môi trường. (Xả rác, nước thải, khí thải công nghiệp không qua quá trình xử lý; Chặt phá rừng lấy gỗ, đốt rừng khai phá đất canh tác…; Dùng hoá chất tuỳ tiện, phá huỷ nguồn nước, đất trồng...)

- Tác hại của việc gây ô nhiễm môi trường. (Thực phẩm bị ô nhiễm vì hóa chất; Nguồn năng lượng, nguồn thực phẩm càng ngày càng trở nên khan hiếm.; Vì thiếu lương thực nên nạn đói đã xảy ra ở một số nước...)

- Giải pháp bảo vệ môi trường và trách nhiệm cá nhân. (Tuyên truyền về tác hại của ô nhiễm môi trường cho mọi người; Bảo vệ nguồn nước sạch. Giữ gìn vệ sinh môi trường sống hằng ngày....)

4 điểm

- Kết bài:

Khẳng định lại tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường sống. 

0.5 điểm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TRƯỜNG THCS ......... 

 

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II

MÔN: NGỮ VĂN 6

NĂM HỌC: 2021-2022

 

     

            CẤP  ĐỘ 

 

 

Tên chủ đề 

 

NHẬN BIẾT

THÔNG HIỂU

 

VẬN DỤNG

     

 

      VẬN DỤNG CAO

CỘNG

 

TNKQ

 

TL

 

TNKQ

 

TL

 

TNKQ

 

TL

 

TNKQ

 

TL

Xem người ta kìa!

 

Số câu: 4

Số điểm: 2.5

Tỉ lệ: 25%

 

- Nhận diện văn bản đã học

- Xác định phương thức biểu đạt chính

 

 

- Giải thích câu nói “Xem người ta kìa”

- Nêu nội dung đoạn trích.

  

 

 

 

 

Số câu: 2

Số điểm: 1.0

Tỉ lệ: 10%

 

Số câu: 2

Số điểm: 1.5

Tỉ lệ: 15%

     

Tiếng Việt

 

Số câu: 1

Số điểm: 0.5

Tỉ lệ: 5%

     - Chỉ ra trạng ngữ được sử dụng trong câu  

 

     

Số câu: 1

Số điểm: 0.5

Tỉ lệ: 5%

   

Tập làm văn

 

Số câu: 2

Số điểm: 7

Tỉ lệ: 70%

     Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về nạn bạo lực học đường. Viết bài văn liên hệ với thông điệp “Trái Đất là ngôi nhà chung của chúng ta”.  
     

Số câu: 1

Số điểm: 2.0

Tỉ lệ: 20%

 

Số câu: 1

Số điểm: 5

Tỉ lệ: 50%

 

 

Tổng số câu: 7

Tổng số điểm: 10

Tỉ lệ: 100%

2

10%

2

1.5đ

15%

2

2.5đ

25%

1

50%

7

10đ

100%

 

Từ khóa tìm kiếm:

Đề thi cuối kì 2 Ngữ văn 6 Kết nối tri thức Đề tham khảo số 3, đề thi cuối kì 2 Ngữ văn 6 KNTT, đề thi Ngữ văn 6 cuối kì 2 Kết nối tri thức Đề tham khảo số 3

Bình luận

Giải bài tập những môn khác

Giải sgk 6 KNTT

Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức

Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức

Giải sgk 6 CTST

Giải SBT lớp 6 chân trời sáng tạo