Đề thi cuối kì 2 Lịch sử 10 CTST: Đề tham khảo số 7

Trọn bộ Đề thi cuối kì 2 Lịch sử 10 CTST: Đề tham khảo số 7 bộ sách mới Chân trời sáng tạo gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện

PHÒNG GD & ĐT ……………….

Chữ kí GT1: ...........................

TRƯỜNG THPT……………….

Chữ kí GT2: ...........................

 

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II

LỊCH SỬ 10 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

NĂM HỌC: 2023 - 2024

Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………  Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

 

"

 

Điểm bằng số

 

 

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

 

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6 điểm) 

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Tầng lớp bị trị trong xã hội Phù Nam bao gồm

A. quý tộc, tăng lữ và nông dân.

B. tu sĩ, thợ thủ công và nô lệ.

C. nông dân, thương nhân và quý tộc.

D. nông dân, thợ thủ công và nô lệ.

Câu 2. Người Phù Nam đã dựa vào loại chữ nào để xây dựng hệ thống chữ viết của riêng mình?

A. Chữ Hán.

B. Chữ Phạn.

C. Chữ La-tinh.

D. Chữ Quốc ngữ.

Câu 3. Văn minh Phù Nam gắn liền với nền văn hóa nào sau đây?

A. Văn hóa Sa Huỳnh.

B. Văn hóa Phùng Nguyên.

C. Văn hóa Óc Eo.

D. Văn hóa Đông Sơn.

Câu 4. Các hoạt động kinh tế chính của cư dân Phù Nam là:

A. Sản xuất nông nghiệp, kết hợp đánh cá, săn bắn và khai thác hải sản.

B. Nghề nông trồng lúa, thủ công nghiệp, ngoại thương đường biển.

C. Thủ công nghiệp, buôn bán với các nước châu Âu và Nam Á.

D. Thủ công nghiệp, khai thác hải sản, ngoại thương đường biển.

Câu 5. Điểm giống nhau về tín ngưỡng của cư dân Chăm-pa và cư dân Phù Nam là

A. Theo tôn giáo Hin-đu và Phật giáo.

B. Có tập tục ăn trầu và hỏa táng người chết.

C. Sùng bái tự nhiên và thờ cúng tổ tiên.

D. Có nghệ thuật ca múa độc đáo và phát triển.

Câu 6. Nhân tố quan trọng hàng đầu nào đã đưa đến sự phát triển mạnh mẽ của ngoại thương đường biển ở Phù Nam?

A. Nông nghiệp phát triển, tạo nhiều sản phẩm dư thừa.

B. Kĩ thuật đóng tàu có bước phát triển mới.

C. Điều kiện tự nhiên, vị trí địa lí thuận lợi.

D. Sự thúc đẩy mạnh mẽ của hoạt động nội thương.

Câu 7. Lục Vân Tiên là tác phẩm nổi tiếng của:

A. Nguyễn Trãi.

B. Nguyễn Đình Chiểu.

C. Nguyễn Bỉnh Khiêm.

D. Nguyễn Du.

Câu 8. Chữ Quốc ngữ ra đời vào thời gian nào?

A. Thế kỉ XV.

B. Thế kỉ XVI.

C. Thế kỉ XVII.

D. Thế kỉ XVIII.

Câu 9. Ai là người đã chế tạo ra súng thần cơ?

A. Hồ Nguyên Trừng.

B. Hồ Quý Ly.

C. Lê Lợi.

D. Trần Quốc Tuấn.

Câu 10. Nội dung nào không phải là ưu điểm của nền văn minh Đại Việt trong lịch sử dân tộc Việt Nam?

A. Mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc.

B. Thể hiện tinh thần chủ đạo là yêu nước, nhân ái, hòa hợp với tự nhiên, giữa người với người.

C. Tính thụ động, khép kín, thiếu tính đột phá, sáng tạo.

D. Phát triển đạt đến cao độ của một nền văn minh nông nghiệp.

Câu 11. Sự hưng khởi của các đô thị Đại Việt trong các thế kỉ XI – XVIII do yếu tố nào?

A. Xuất hiện nhiều đô thị lớn như Thăng Long, Phố Hiến.

B. Nhiều thương nhân châu Âu, Nhật Bản đến buôn bán.

C. Các chợ làng, chợ huyện, chợ phủ mọc lên khắp nơi.

D. Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế hàng hóa.

Câu 12. Từ chính sách giáo dục Nho học của Đại Việt có thể rút ra được bài học kinh nghiệm gì cho nền giáo dục Việt Nam hiện nay?

A. Phát triển giáo dục khoa học xã hội.

B. Phát triển giáo dục khoa học tự nhiên.

C. Phải duy trì nền giáo dục khoa học.

D. Xây dựng nền giáo dục toàn diện.

Câu 13. Ở Việt Nam, loại hình nhà ở phổ biến của người Kinh, người Hoa là

A. nhà sàn.

B. nhà trệt.

C. nhà trình tường.

D. nhà nửa sàn nửa đất.

Câu 14. Loại lương thực chủ yếu của phần đông các dân tộc ở Việt Nam là

A. mèn mén nấu từ bột ngô.

B. cơm nấu từ gạo tẻ, gạo nếp.

C. bánh khẩu xén làm từ củ sắn.

D. bánh láo khoải làm từ bột ngô.

Câu 15. Lễ hội Lồng tồng là lễ hội đặc trưng của dân tộc nào?

A. Dân tộc Tày.

B. Dân tộc Ê Đê.

C. Dân tộc Nùng.

D. Dân tộc H’mông.

Câu 16. Nhận định nào sau đây là không đúng về trang phục của các dân tộc ở Việt Nam?

A. Chủ yếu vay mượn từ bên ngoài.

B. Phong phú về hoa văn trang trí.

C. Đa dạng về kiểu dáng và màu sắc.

D. Thể hiện tập quán của mỗi dân tộc.

Câu 17. Các lễ hội gắn với nông nghiệp thường có mục đích gì?

A. Bày tỏ lòng biết ơn sự che chở và phù hộ của thần linh với cộng đồng.

B. Bày tỏ lòng biết ơn sự che chở và phù hộ của tổ tiên với gia tộc.

C. Giữ gìn và truyền thừa bản sắc văn hóa truyền thống của các dân tộc.

D. Gửi gắm ước mong về một cuộc sống tốt đẹp, mùa màng bội thu.

Câu 18. Nguyên nhân phương tiện đị lại của các đồng bảo dân tộc Việt Nam rất đa dạng là:

A. Do văn hóa của mỗi dân tộc.

B. Do sinh sống trên những địa hình khác nhau.

C. Do số dân của mỗi dân tộc.

D. Do thời tiết ở mỗi vùng mà các dân tộc sinh sống.

Câu 19. Truyền thuyết nào sau đây có nội dung giải thích về nguồn gốc, tổ tiên của các dân tộc trên lãnh thổ Việt Nam?

A. Sơn Tinh - Thủy Tinh.

B. Mị Châu - Trọng Thủy.

C. Con Rồng cháu Tiên.

D. Thánh Gióng.

Câu 20. Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc là ngày nào?

A. 23/06.

B. 30/04.

C. 02/09.

D. 18/11.

Câu 21. Anh hùng liệt sĩ Bế Văn Đàn là người dân tộc nào?

A. Dân tộc Tày.

B. Dân tộc Nùng.

C. Dân tộc Thái.

D. Dân tộc Kinh.

Câu 22. Một trong những chính sách dân tộc trên lĩnh vực văn hóa - xã hội của Nhà nước Việt Nam là:

A. tôn vinh những giá trị văn hóa truyền thống.

B. phổ cập giáo dục cho các dân tộc thiểu số.

C. mở rộng giao lưu văn hóa với bên ngoài.

D. xây dựng nền văn hóa hiện đại, cởi mở.

Câu 23. Chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước đem lại ý nghĩa nào sau đây đối với việc củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc Việt Nam?

A. Góp phần nâng cao vị thế quốc tế của Việt Nam.

B. Tạo nên sự đa dạng về văn hóa giữa các dân tộc.

C. Góp phần nâng cao đời sống của đồng bào các dân tộc.

D. Thúc đẩy kinh tế quốc gia phát triển nhanh và bền vững.

Câu 24. Câu nói “Trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân. Trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân” của Bác Hồ có ý nghĩa:

A. Sức mạnh của khối đại đoàn kết là yếu tố quan trọng tạo nên thắng lợi của cách mạng.

B. Đoàn kết trong nhân dân là yếu tố quan trọng nhất trong bầu trời.

C. Nhân dân quý như trời nên thế lực của nhân dân là mạnh nhất, không ai vượt qua được.

D. Trong bầu trời này, nhân dân là quý nhất, không có gì thay thế được.

B. PHẦN TỰ LUẬN (4 điểm)

Câu 1(3,0 điểm) 

a) Trình bày những thành tựu nổi bật về nghệ thuật của nền văn minh Đại Việt. (2,0 điểm).

b) Tại sao trong kiến trúc của đền, tháp, đình miếu Đại Việt phong kiến thường có hình ảnh con rồng? (1,0 điểm)

Câu 2. (1,0 điểm) Đại đoàn kết toàn dân tộc là một truyền thống quý báu của dân tộc ta. Việc xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc không chỉ là trách nhiệm của Đảng và nhà nước mà còn là trách nhiệm của mỗi cá nhân. Là một học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, em sẽ làm gì để góp phần xây dựng và giữ gìn khối đại đoàn kết các dân tộc Việt Nam?

BÀI LÀM

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

 

 

%

 

BÀI LÀM:

……………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………    ………………………………………………………………………………………        ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

TRƯỜNG THPT ........

HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 (2023 – 2024)

MÔN: LỊCH SỬ 10 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3,0 điểm) 

Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.   

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

D

B

C

B

A

C

B

C

A

C

D

D

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

B

B

A

A

D

B

C

D

A

B

C

A

B. PHẦN TỰ LUẬN: (2,0 điểm)

Câu

Nội dung đáp án

Biểu điểm

Câu 1a

(2,0 điểm)

* Âm nhạc:

- Phát triển với nhiều thể loại: múa rối nước, ca đối đáp, hát ví giặm, tuồng, chèo,…

- Thời Lê sơ: âm nhạc cung đình có vai trò quan trọng.

- Nhiều lễ hội được tổ chức hàng năm như: Lễ Tịch điền, Hội thề Minh Thế, Giỗ Tổ Hùng Vương, Hội Gióng,…

* Kiến trúc và điêu khắc

- Kiến trúc:

+ Thời Lý – Trần: phát triển mạnh. 

+ Thời Lê sơ, cung điện, lâu đài, thành quách và chùa tháp được xây dựng với quy mô lớn, kiến trúc bề thế và vững chãi.

+ Công trình tiêu biểu: Hoàng thành Thăng Long, thành nhà Hồ, Lam Kinh, thành nhà Mạc,…

+ Những ngôi chùa nổi tiếng được xây dựng như chùa Một Cột, chùa Quán Sứ, chùa Trấn Quốc, chùa Phổ Minh,…

- Điêu khắc:

+ Điêu khắc trên đá, trên gốm rất độc đáo, mang đậm bản sắc dân tộc.

+ Điêu khắc gỗ phát triển, các bức chạm gỗ ở các đình làng, các tượng Phật chạm trổ chi tiết, mềm mại, thanh thoát,…

+ TK XVIII: Nghệ thuật tạc tượng đạt đến trình độ điêu luyện, tiêu biểu là tượng Phật Quan Âm nghìn tay nghìn mắt ở chùa Bút Tháp (Bắc Ninh),…

 

0,2

 

0,2

0,2

 

 

 

0,2

0,2

 

0,2

 

0,2

 

 

0,2

 

0,2

 

0,2

Câu 1b

(1,0 điểm)

Trong kiến trúc của đền, tháp, đình miếu Đại Việt phong kiến thường có hình ảnh con rồng vì:

- Hình ảnh của Rồng được gắn liền với bậc đế vương, thể hiện quyền uy, mang năng lực tâm linh siêu nhiên. 

- Rồng được coi là linh thú đứng đầu trong 4 linh vật thần thoại được dân gian tôn kính, thờ cúng.

- Hình ảnh rồng trong chùa chiền, lăng tẩm, miếu thờ,… chính là biểu tượng cho sự che chở, phục vụ, luôn sẵn sàng bảo vệ.

- Rồng trong truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên là tổ tiên của người Việt, tượng trưng cho những phẩm chất cao đẹp, tính nhân văn, sức mạnh của dân tộc Việt Nam.

 

 

0,25

 

0,25

 

0,25

 

0,25

Câu 2

(1,0 điểm)

Để góp phần xây dựng và giữ gìn khối đại đoàn kết các dân tộc Việt Nam, em sẽ:

- Luôn trau dồi phẩm chất, tư cách, hoàn thiện nhiệm vụ học tập. Sống trung thực, ngay thẳng và có lòng nhân ái.

- Tuyên truyền đường lối chủ trương của Đảng, pháp lý của nhà nước đến quần chúng nhân dân.

- Luôn nỗ lực học tập, rèn luyện kỹ năng và kiến thức để hoàn toàn có thể thích ứng với điều kiện kèm theo xã hội mới.

- Phấn đấu, tu dưỡng đạo đức và lối sống của bản thân theo gương chủ tịch Hồ Chí Minh.

 

 

0,25

 

0,25

 

0,25

 

 

0,25


 

 

 

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Đề thi Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo, trọn bộ đề thi Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo, Đề thi cuối kì 2 Lịch sử 10

Bình luận

Giải bài tập những môn khác