Đề thi cuối kì 2 Lịch sử 10 CTST: Đề tham khảo số 4

Trọn bộ Đề thi cuối kì 2 Lịch sử 10 CTST: Đề tham khảo số 4 bộ sách mới Chân trời sáng tạo gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện

PHÒNG GD & ĐT ……………….

Chữ kí GT1: ...........................

TRƯỜNG THPT……………….

Chữ kí GT2: ...........................

 

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II

LỊCH SỬ 10 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

NĂM HỌC: 2023 - 2024

Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………  Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

 

"

 

Điểm bằng số

 

 

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

 

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6 điểm) 

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Nhà nước Phù Nam ra đời vào khoảng thời gian nào?

A. Thế kỉ VII TCN.

B. Đầu thế kỉ I.

C. Cuối thế kỉ II.

D. Đầu thế kỉ III.

Câu 2. Người Phù Nam xây dựng hệ thống chữ viết riêng trên cơ sở nào?

A. chữ Phạn.

B. chữ La-tinh.

C. chữ Hán.

D. chữ Nôm.

Câu 3. Trang phục của phụ nữ Phù Nam là gì?

A. Áo bà ba.

B. Áo dài.

C. Áo tứ thân.

D. Dùng tấm vải quấn thành váy.

Câu 4. Vị trí địa lí đã tạo cơ sở phát triển nghành gì cho Phù Nam?

A. Phát triển thương mại qua đường biển.

B. Phát triển ngành công nghiệp.

C. Phát triển ngành khai thác lâm sản.

D. Phát triển ngành khai thác khoáng sản.

Câu 5. Điểm nổi bật về đời sống kinh tế của vương quốc Phù Nam so với các quốc gia khác trên đất nước Việt Nam là:

A. Kinh tế phồn thịnh, trở thành một vương quốc giàu mạnh nhất khu vực Đông Nam Á.

B. Ngoại thương đường biển rất phát triển.

C. Đã từng làm chủ một khu vực rộng lớn ở Đông Nam Á.

D. Thể chế quân chủ đạt đến trình độ điển hình.

Câu 6. Con đường nào để văn minh Ấn Độ du nhập vào Phù Nam?

A. Do các cuộc phát kiến địa lí phát hiện ra vương quốc Phù Nam.

B. Do các thương nhân và các nhà truyền giáo Ấn Độ đến theo con đường thương mại.

C. Do các đoàn quân Ấn Độ tiến vào Phù Nam để xâm lược và đóng quân.

D. Do các đoàn di cư qua biển.

Câu 7. Giai đoạn sơ kì của văn minh Đại Việt diễn ra trong giai đoạn nào?

A. Từ thế kỉ V – thế kỉ X.

B. Từ thế kỉ X – đầu thế kỉ XI.

C. Thế kỉ XI – thế kỉ XIV.

D. Thế kỉ XI – thế kỉ XVI.

Câu 8. Ngành kinh tế chủ yếu của văn minh Đại Việt là:

A. Nông nghiệp.

B. Thủ công nghiệp.

C. Đánh bắt thủy hải sản.

D. Thương mại trên biển.

Câu 9. Bộ luật nào của nước ta được ra đời vào năm 1042?

A. Hình luật.

B. Quốc triều hình luật.

C. Hình thư.

D. Luật Hồng Đức.

Câu 10. Nội dung nào không phản ánh tình hình kinh tế của nền văn minh Đại Việt?

A. Ngành kinh tế chủ đạo là canh tác lúa nước.

B. An Nam tứ đại khí là thành tựu tiêu biểu trong lĩnh vực thủ công nghiệp.

C. Thương cảng Óc Eo là trung tâm buôn bán sầm uất nhất cả nước.

D. Tiền giấy đầu tiên của nước ta ra đời vào thời Hồ.

Câu 11. Việc vua Lê Thánh Tông cho dựng bia Tiến sĩ ở Văn Miếu không có mục đích nào sau đây?

A. Vinh danh những ngườiđỗ đạt cao trong các kì thi do nhà nước tổ chức.

B. Khuyến khích, cổ vũ tinh thần học tập, thi cử của quần chúng nhân dân.

C. Răn đe quan lại phải có trách nhiệm với với dân cho xứng với bảng vàng.

D. Để lại cho hậu thế những tác phẩm điêu khắc độc đáo, sinh động.

Câu 12. Tổ chức bộ máy nhà nước của các triều đại phong kiến Đại Việt có điểm gì giống nhau?

A. Thiết lập chế độ Thái thượng hoàng.

B. Tổ chức theo mô hình quân chủ lập hiến.

C. Thực hiện chế độ hôn nhân nội tộc.

D. Tổ chức theo mô hình quân chủ chuyên chế.

Câu 13. Dân tộc có đông dân nhất cả nước là:

A. Dân tộc Thái.

B. Dân tộc Kinh.

C. Dân tộc Tày.

D. Dân tộc Ê Đê.

Câu 14. Dân tộc Hà Nhì thuộc nhóm ngôn ngữ nào?

A. Nhóm ngôn ngữ Môn – Khmer.

B. Nhóm ngôn ngữ Nam Đảo.

C. Nhóm ngôn ngữ Việt – Mường.

D. Nhóm ngôn ngữ Tạng – Miến.

Câu 15. Đơn vị cư trú của đồng bào các dân tộc ở miền núi phía Bắc được gọi là gì?

A. bản làng.

B. buôn làng.

C. phum, sóc.

D. cộng đồng.

Câu 16. Nội dung nào không phản ánh đời sống vật chất của các dân tộc ở Việt Nam?

A. Nhà ở của người Kinh chủ yếu là nhà trệt, nhà gạch.

B. Lương thực chính của các dân tộc là lúa, ngô.

C. Trang phục chính của các dân tộc đều là áo dài.

D. Phương tiện đi lại và vận chuyển của các dân tộc ở Tây Nguyên chủ yếu là sức voi.

Câu 17. Điểm tương đồng về sản xuất nông nghiệp của người Kinh và các dân tộc thiểu số ở Việt Nam là gì?

A. Canh tác lúa nước và các cây lương thực.

B. Chủ yếu canh tác ở nương rẫy.

C. Canh tác lúa bằng ruộng bậc thang.

D. Chủ yếu canh tác ở đồng bằng.

Câu 18. Lễ hội trong đời sống văn hóa tinh thần của các dân tộc có ý nghĩa như thế nào?

A. Giúp con người gửi gắm ước mong về một cuộc sống tốt đẹp, mùa màng bội thu.

B. Giúp con người bày tỏ lòng biết ơn, sự che chở, phù hộ của thần linh và tổ tiên đối với cộng đồng.

C. Giữ gìn bản sắc văn hóa của các dân tộc được gìn giữ và truyền thừa qua các thế hệ. 

D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 19. Khối đại đoàn kết dân tộc hình thành từ nhu cầu gì?

A. Nhu cầu chống giặc ngoại xâm.

B. Nhu cầu phát triển kinh tế nông nghiệp.

C. Nhu cầu trị thủy.

D. Nhu cầu phòng chống dịch bệnh.

Câu 20. Trong thời kì Bắc thuộc, các đồng bào dân tộc thiểu số tham gia vào cuộc khởi nghĩa nào?

A. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng.

B. Khởi nghĩa Lam Sơn.

C. Khởi nghĩa Yên Thế.

D. Khởi nghĩa Lam Sơn.

Câu 21. Kim Đồng là người dân tộc nào?

A. người Tày.

B. người M’nông.

C. người Nùng.

D. người Kinh.

Câu 22. Phát biểu nào sau đây không thuộc nội dung cơ bản trong chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước trên lĩnh vực kinh tế?

A. Phát triển các ngành sản xuất phù hợp với đặc điểm, điều kiện từng vùng dân tộc.

B. Phổ cập giáo dục, dạy nghề đào tạo cán bộ và đội ngũ trí thức dân tộc thiểu số.

C. Có chính sách hỗ trợ đồng bào về đất đai, thuế và vay vốn để phát triển sản xuất.

D. Hỗ trợ đồng bào mua giống cây trồng, phân bón, vật tư, gia súc.

Câu 23. Khối đại đoàn kết dân tộc được thể hiện như thế nào trong lịch sử dựng kháng chiến quân Nguyên - Mông?

A. Sự đồng lòng và đoàn kết của quân dân nhà Trần đã ba lần đánh đuổi được giặc Nguyên - Mông.

B. Nhân dân yêu nước từ khắp nơi trên cả nước tập hợp về Lam Sơn để tham gia cuộc khởi nghĩa.

C. Vua tôi nhà Lê đồng lòng nổi dậy kháng chiến chống giặc.

D. Vua Trần phát đi lời kêu gọi nhân dân cả nước vùng lên chống giặc.

Câu 24. Đảng đã xác định đại đoàn kết dân tộc là:

A. Yêu cầu bắt buộc mà nhân dân trong cả nước đều phải thực hiện theo.

B. Nền tảng để các dân tộc tham gia Ngày hội văn hóa dân tộc.

C. Cơ sở để hình thành nên các dân tộc trên dải đất hình chữ S.

D. Đường lối chiến lược, cội nguồn sức mạnh của cách mạng Việt Nam.

B. PHẦN TỰ LUẬN (4 điểm)

Câu 1(3,0 điểm) 

a) Lập bảng trình bày thành tựu cơ bản về tư tưởng, tôn giáo của văn minh Đại Việt. (2,0 điểm).

b) Tại sao trong thế kỉ XV, Nho giáo chiếm vị trí độc tôn và là hệ tư tưởng chính thống của giai cấp thống trị? (1,0 điểm)

Câu 2. (1,0 điểm) Viết một đoạn văn ngắn giải thích câu nói của Bác: 

“Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết

Thành công, thành công, đại thành công”

BÀI LÀM

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

 

 

%

 

BÀI LÀM:

……………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………    ………………………………………………………………………………………        ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

TRƯỜNG THPT ........

HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 (2023 – 2024)

MÔN: LỊCH SỬ 10 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3,0 điểm) 

Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.   

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

C

A

D

A

B

B

B

A

C

C

D

D

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

B

D

A

C

A

D

C

A

C

B

A

D

B. PHẦN TỰ LUẬN: (2,0 điểm)

Câu

Nội dung đáp án

Biểu điểm

Câu 1a

(2,0 điểm)

Lĩnh vực

Thành tựu

Tư tưởng yêu nước thương dân

Phát triển theo 2 xu hướng:

+ Dân tộc: đề cao trung quân ái quốc, đoàn kết toàn dân tộc trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đề cao sức mạnh toàn dân đánh giặc.

+ Thân dân: gần dân, yêu dân: vua quan cùng nhân dân quan tâm đến mùa màng, sản xuất, chiến đấu và bảo vệ Tổ quốc.

Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương và tổ tiên

- Phát triển qua việc xây lăng, miếu, đền đài thờ tổ tiên, các vị anh hùng dân tộc,…

- Ý nghĩa: tạo nên tinh thần cởi mở, hoà đồng tôn giáo của người Việt.

- Tiếp thu ảnh hưởng các tôn giáo từ Ấn Độ, Trung Hoa và hoà nhập với tín ngưỡng cổ truyền, tạo nên một nếp sống văn hoá rất nhân văn.

Phật giáo

Phát triển mạnh trong buổi đầu độc lập:

- Thời vua Lý Thánh Tông, thiền phái Thảo Đường được sáng lập.

- Thời Trần, thiền phái Trúc Lâm Yên Tử ra đời, vua Trần Nhân Tông được vinh danh là Phật hoàng.

- TK XV: Phật giáo mất vai trò quốc giáo nhưng vẫn phát triển mạnh mẽ.

Đạo giáo

phổ biến trong dân gian và được các triều đại phong kiến coi trọng, có vị trí nhất định trong xã hội.

Nho giáo

Dần phát triển.

- TK XI: nhà Lý xây dựng Văn Miếu để thờ Khổng Tử.

- TK XV: Nho giáo giữ địa vị độc tôn, là hệ tư tưởng của giai cấp thống trị.

 

 

 

 

 

0,4

 

 

 

 

 

0,4

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0,4

 

 

 

 

 

0,4

 

 

 

 

0,4

Câu 1b

(1,0 điểm)

Trong thế kỉ XV, Nho giáo chiếm vị trí độc tôn và là hệ tư tưởng chính thống của giai cấp thống trị vì:

- Tư tưởng của Nho giáo có nội dung là: trung quân ái quốc, mọi quyền lực đều tập trung trong tay vua, vua là thiên tử, là “con trời”.

- Từ khi nhà Lê sơ được thành lập, đặc biệt là dưới triều vua Lê Thánh Tông, bộ máy nhà nước ngày càng được củng cố và tính tập quyền đạt đến cao độ. Đó là kết quả của việc tăng cường quyền lực hơn nửa vào trong tay nhà vua.

 

 

0,5

 

 

0,5

Câu 2 

(1,0 điểm)

Câu nói “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết - Thành công, thành công, đại thành công” là câu nói chân lí đúng đắn với mọi thời đại. Câu nói này của Bác đã khẳng định đoàn kết có thể tạo ra sức mạnh to lớn giúp con người, dân tộc vượt qua mọi khó khăn, thử thách. Câu nói của Bác không chỉ là một lời khích lệ toàn dân, toàn quân kháng chiến mà còn thể hiện niềm tin của Bác vào sức mạnh đoàn kết của dân tộc trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Khi đại dịch COVID-19 bùng phát ở khắp trên cả nước, nhờ có sự chung tay góp sức của các chiến sĩ, các y bác sĩ, các bạn tình nguyện viên làm việc không kể ngày giờ, khó khăn mà dịch bệnh đã được kiểm soát.

 

 

 

 

 

1,0


 

 

 

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Đề thi Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo, trọn bộ đề thi Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo, Đề thi cuối kì 2 Lịch sử 10

Bình luận

Giải bài tập những môn khác