Đề kiểm tra Sinh học 10 CTST bài 13 Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào (Đề trắc nghiệm số 1)

Đề thi, đề kiểm tra sinh học 10 Chân trời bài 13 Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào (Đề trắc nghiệm số 1). Bộ đề gồm nhiều câu hỏi tự luận và trắc nghiệm để học sinh ôn tập củng cố kiến thức. Có đáp án và lời giải chi tiết kèm theo. Kéo xuống để tham khảo

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

Câu 1: Trong các dạng năng lượng sau đây, có bao nhiêu dạng năng lượng tồn tại trong tế bào?

(1) Hóa năng

(2) Nhiệt năng

(3) Điện năng

(4) Cơ năng

  • A. 1.
  • B. 2.
  • C. 3.
  • D. 4.

Câu 2: Trong tế bào, dạng năng lượng dự trữ trong các liên kết hóa học được gọi là

  • A. hóa năng.
  • B. cơ năng.
  • C. điện năng.
  • D. nhiệt năng.

Câu 3: ATP được cấu tạo từ 3 thành phần là

  • A. Base nito adenine, đường deoxyribose, 1 nhóm phosphate
  • B. Base nito adenine, đường deoxyribose, 3 nhóm phosphate
  • C. Base nito adenine, đường ribose, 2 nhóm phosphate
  • D. Base nito adenine, đường ribose, 3 nhóm phosphate

Câu 4: Dạng năng lượng được sử dụng chủ yếu cho các hoạt động sống của tế bào là

  • A. hóa năng.
  • B. nhiệt năng.
  • C. điện năng.
  • D. cơ năng.

Câu 5: Sự chuyển hóa năng lượng là

  • A. sự tạo thành năng lượng ATP cung cấp cho tế bào.
  • B. sự tạo thành nhiệt duy trì nhiệt độ cơ thể.
  • C. sự hao phí năng lượng trong quá trình sống của tế bào.
  • D. sự biến đổi từ dạng năng lượng này sang dạng năng lượng khác.

Câu 6: Sự chuyển hóa năng lượng xảy ra trong quá trình quang hợp là

  • A. hóa năng thành quang năng.
  • B. quang năng thành hóa năng.
  • C. hóa năng thành điện năng.
  • D. điện năng thành hóa năng.

Câu 7: “Đồng tiền năng lượng của tế bào” là tên gọi của hợp chất cao năng nào?

  • A. FADH2
  • B. ADP
  • C. NADPH
  • D. ATP

Câu 8: ATP truyền năng lượng cho các hợp chất khác thông qua chuyển nhóm phosphate cuối cùng cho các chất đó để trở thành:

  • A. Đường ribose.
  • B. Base nito adenine.
  • C. ADP.
  • D. Hợp chất cao năng.

Câu 9: Liên kết P ~ P ở trong phân tử ATP rất dễ bị phá vỡ để giải phóng năng lượng, nguyên nhân là do

  • A. Phân tử ATP là chất giàu năng lượng.
  • B. Phân tử ATP có chứa 3 nhóm phosphate.
  • C. Đây là liên kết mạnh.
  • D. Các nhóm phosphate đều tích điện âm nên đẩy nhau.

Câu 10: Trong phân tử ATP, có 3 nhóm phosphate nên chúng:

  • A. Hoạt động yếu.
  • B. Hút nhau mạnh dẫn đến dễ hình thành phân tử.
  • C. Dễ liên kết với các phân tử khác.
  • D. Đều tích điện âm nên có xu hướng đẩy nhau, giải phóng năng lượng.

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏiCâu 1Câu 2Câu 3Câu 4Câu 5
Đáp ánDADAD
Câu hỏiCâu 6Câu 7Câu 8Câu 9Câu 10
Đáp ánBDCDD

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Đề kiểm tra Sinh học 10  chân trời bài 13 Chuyển hóa vật chất và năng và, kiểm tra sinh học 10 CTST bài 13 Chuyển hóa vật chất và năng, đề kiểm tra 15 phút sinh học 10 chân trời

Bình luận

Giải bài tập những môn khác