Đề kiểm tra Địa lí 10 CTST bài 8 Khí quyển, sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất (Đề trắc nghiệm số 2)

Đề thi, đề kiểm tra Địa lí 10 Chân trời bài 8 Khí quyển, sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất (Đề trắc nghiệm số 2). Bộ đề gồm nhiều câu hỏi tự luận và trắc nghiệm để học sinh ôn tập củng cố kiến thức. Có đáp án và lời giải chi tiết kèm theo. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

ĐỀ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Biên độ nhiệt độ năm ở các vĩ độ trên bề mặt trái đất biến thiên theo chiều hướng

  • A. tăng dần từ xích đạo đến chí tuyến, sau đó giảm dần từ chí tuyến lên cực.
  • B. tăng dần từ xích đạo lên cực.
  • C. giảm dần từ xích đạo đến chí tuyến sau đó tăng dần từ chí tuyến lên cực.
  • D. giảm dần từ xích đạo lên cực.

Câu 2: Khối khí có đặc điểm rất nóng là

  • A. Khối khí cực.
  • B. Khối khí ôn đới
  • C. Khối khí chí tuyến.
  • D. Khối khí xích đạo.

Câu 3: Biểu hiện rõ rệt nhất của quy luật phân bổ nhiệt độ theo vĩ độ là

  • A. nhiệt độ giảm dần từ Xích đạo về cực.
  • B. biên độ nhiệt độ tăng từ Xích đạo về cực.
  • C. sự hình thành các vòng đai nhiệt như vòng đai nóng, vòng đai ôn hoà, vòng đai lạnh và vòng đai băng giá vĩnh cửu.
  • D. sự gia tăng nhiệt độ và biên độ nhiệt độ từ biển vào đất liên.

Câu 4: Tại sao đại dương có biên độ nhiệt độ nhỏ hơn lục địa?

  • A. Đại dương là nơi chứa nước nên mát mẻ hơn lục địa.
  • B. Bề mặt các lục địa ngồi lên nhận được nhiều nhiệt hơn đại dương.
  • C. Đất hấp thụ nhiệt nhanh hơn nhưng tỏa nhiệt cũng nhanh hơn nước.
  • D. Độ cao trung bình của các lục địa lớn hơn độ cao trung bình của các đại dương.

Câu 5: Không khí nằm ở hai bên Frông có sự khác biệt cơ bản về

  • A. tính chất lí học.
  • B. tính chất hóa học
  • C. hướng chuyển động.
  • D. mức độ ô nhiễm.

Câu 6: Nhiệt độ trung bình năm khác nhau ở các vĩ độ do Trái Đất

  • A. có dạng hình cầu
  • B. tự quay quanh trục
  • C. có lục địa và đại dương
  • D. quay quanh Mặt Trời

Câu 7: Frông khí quyển là

  • A. bề mặt ngăn cách giữa hai khối khí di chuyển ngược chiều nhau.
  • B. bề mặt ngăn cách giữa hai khối khí khác biệt nhau về tính chất hóa học.
  • C. bề mặt ngăn cách giữa hai khối khí khác biệt nhau về tính chất vật lý.
  • D. bề mặt ngăn cách giữa một khối khí với mặt đất nơi khối khí đó hình thành.

Câu 8: Thành phần không khí chủ yếu trong khí quyển là

  • A. khí ni tơ
  • B. khí carbonic
  • C. khí oxy
  • D. hơi nước và các chất khí khác

Câu 9: Vì sao nhiệt độ không khí thay đổi theo bờ đông và bờ Tây các lục địa do

  • A. hai bờ Đông và Tây của các lục địa có độ cao khác nhau.
  • B. chế độ gió thổi ở hai bờ Đông và Tây các lục địa khác nhau.
  • C. hai bờ Đông và Tây của lục địa có góc chiếu của Tia bức xạ mặt trời khác nhau.
  • D. ảnh hưởng của các dòng biển nóng và lạnh ở hai bờ Đông và Tây khác nhau.

Câu 10: Dải hội tụ nhiệt đới được hình thành ở nơi tiếp xúc của hai khối khí

  • A. đều là nóng ẩm, có hướng gió ngược nhau.
  • B. có tính chất vật lí và hướng khác biệt nhau,
  • C. cùng hướng gió và cùng tính chất lạnh khô.
  • D. có tính chất lạnh ẩm và hướng ngược nhau.

 

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏiCâu 1Câu 2Câu 3Câu 4Câu 5
Đáp ánBCCCA
Câu hỏiCâu 6Câu 7Câu 8Câu 9Câu 10
Đáp ánACADA

Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Đề kiểm tra Địa lí 10 chân trời bài 8 Khí quyển, sự phân bố nhiệt và, kiểm tra Địa lí 10 CTST bài 8 Khí quyển, sự phân bố nhiệt, đề kiểm tra 15 phút Địa lí 10 chân trời

Bình luận

Giải bài tập những môn khác