Đề kiểm tra Địa lí 10 CTST bài 5 Hệ quả địa lí các chuyển động của Trái Đất (Đề trắc nghiệm số 1)

Đề thi, đề kiểm tra Địa lí 10 Chân trời bài 5 Hệ quả địa lí các chuyển động của Trái Đất (Đề trắc nghiệm số 1). Bộ đề gồm nhiều câu hỏi tự luận và trắc nghiệm để học sinh ôn tập củng cố kiến thức. Có đáp án và lời giải chi tiết kèm theo. Kéo xuống để tham khảo

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Nơi nào sau đây trong năm có hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh gân nhau nhất?

  • A. Xích đạo.    
  • B. Chí tuyến,
  • C. Cận chí tuyến.
  • D. Cận xích đạo.

Câu 2: Khi giờ GMT đang là 24 giờ ngày 31 - 12 năm 2015 thì ở Việt Nam là?

  • A. 17 giờ ngày 31 -12 năm 2015.
  • B. 7 giờ ngày 1 - 1 năm 2016.
  • C. 17 giờ ngày 1 - 1 năm 2016.
  • C. 7 giờ ngày 31 - 12 năm 2015.

Câu 3: Trên thực tế, ranh giới múi giờ thường được quy định theo

  • A. Biên giới quốc gia.
  • B. Điểm cực đông.
  • C. Vị trí của thủ đô.
  • D. Kinh tuyến giữa.

Câu 4: Giả sử Trái Đất không tự quay quanh trục mà chỉ chuyển động xung quanh Mặt Trời thì

  • A. quanh năm đều là ngày
  • B. sự sống vẫn tồn tại
  • C. ngày, đêm trên Trái Đất dài một năm
  • D. Trái Đất nhận được lượng nhiệt lớn

Câu 5: Nếu múi giờ đang là 18 giờ ngày 15/2 thì lúc đó Việt Nam (múi giờ số 7) đang là mấy giờ ngày bao nhiêu?

  • A. 13 giờ ngày 15/2.
  • B. 13 giờ ngày 14/2.
  • C. 23 giờ ngày 15/2.
  • D. 23 giờ ngày 14/2.

Câu 6: Trận chung kết World Cup, năm 2018 diễn ra ở Mát-xcơ-va (Liên bang Nga) được truyền hình trực tiếp trên thế giới vào 19 giờ ngày 15-7-2018. Người hâm mộ Việt Nam và Ác-hen-ti-na (Argentina) sẽ được xem truyền hình trực tiếp vào ngày, giờ nào?

  • A. Người hâm mộ Việt Nam sẽ được xem truyền hình trực tiếp vào 0 giờ ngày 16-7-2018
  • B. Người hâm mộ Ác-hen-ti-na sẽ được xem truyền hình trực tiếp vào 13 giờ ngày 15-7-2018
  • C. Cả A, B đều đúng
  • D. Cả A, B đều sai

Câu 7: Theo cách tính giờ múi, trên Trái Đất lúc nào cũng có một múi giờ mà ở đó có hai ngày lịch khác nhau, nên phải chọn một đối tượng làm mốc để đổi ngày. Đối tượng đó là

  • A. Kinh tuyến 1800.
  • B. Bán cầu Tây.
  • C. Bán cầu Đông.
  • D. Kinh tuyến 00.

Câu 8: Kinh tuyến nằm giữa múi giờ số 7 là kinh tuyến

  • A. 75 độ Đ
  • B. 75 độ T
  • C. 105 độ Đ
  • D. 105 độ T

Câu 9: Nơi nào sau đây trong năm có sáu tháng luôn là toàn ngày?

  • A. Xích đạo.
  • B. Chí tuyến.
  • C. Cực.
  • D. Vòng cực.

Câu 10: Trong năm, bán cầu Nam ngả nhiều nhất về phía mặt trời vào thời gian

  • A. Từ 21 – 3 đến 23 – 9.
  • B. Từ 23 – 9 đến 21 – 3.
  • C. Từ 22 – 6 đến 22 – 12.
  • D. Từ 22 – 12 đến 22 – 6.

 

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏiCâu 1Câu 2Câu 3Câu 4Câu 5
Đáp ánCBAAA
Câu hỏiCâu 6Câu 7Câu 8Câu 9Câu 10
Đáp ánCACCB

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Đề kiểm tra Địa lí 10  chân trời bài 5 Hệ quả địa lí các chuyển và, kiểm tra Địa lí 10 CTST bài 5 Hệ quả địa lí các chuyển, đề kiểm tra 15 phút Địa lí 10  chân trời

Bình luận

Giải bài tập những môn khác