Đề kiểm tra Địa lí 10 CTST bài 4 Trái Đất, Thuyết kiến tạo mảng (Đề trắc nghiệm số 1)

Đề thi, đề kiểm tra Địa lí 10 Chân trời bài 4 Trái Đất, Thuyết kiến tạo mảng (Đề trắc nghiệm số 1). Bộ đề gồm nhiều câu hỏi tự luận và trắc nghiệm để học sinh ôn tập củng cố kiến thức. Có đáp án và lời giải chi tiết kèm theo. Kéo xuống để tham khảo

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Để biết được cấu trúc của Trái Đất, người ta dựa chủ yếu vào

  • A. sự thay đổi của các sóng địa chấn.
  • B. kết quả nghiên cứu ở đáy biển sâu.
  • C. nguồn gốc hình thành của Trái Đất.
  • D. những mũi khoan sâu trong lòng đất.

Câu 2: Vỏ Trái Đất và phần trên của lớp Manti được cấu tạo bởi các loại đá khác nhau, còn được gọi là

  • A. sinh quyển.
  • B. thủy quyển.
  • C. khí quyển.
  • D. thạch quyển.

Câu 3: Đặc điểm nào sau đây không đúng với vỏ Trái Đất?

  • A. Độ dày dao động từ 5 — 70 km.
  • B. Chia thành hai kiểu: vỏ lục địa và vỏ đại dương.
  • C. Cấu tạo bởi ba tầng: macma, trầm tích, biến chất.
  • D. Vật liệu cấu tạo vỏ Trái Đất là khoáng vật và đá.

Câu 4: Vật liệu cấu tạo nên vỏ Trái Đất bao gồm?

  • A. Đất, nước
  • B. Đá, đất
  • C. Khoáng vật, đá
  • D. Than, khoáng vật

Câu 5: A.Wegener đã dựa vào đâu để cho ra đời thuyết mảng kiến tạo?

  • A. Trí tưởng tượng
  • B. Những thông tin có được từ du hành thời gian
  • C. Sự ăn khớp giữa các lục địa
  • D. Sự ăn khớp về hình thái bờ biển, địa chất, di tích hoá thạch ở các bờ lục địa

Câu 6: Cấu trúc của Trái Đất theo thứ tự từ trong ra ngoài gồm có các lớp

  • A. nhân, lớp Manti, vỏ lục địa, vỏ đại Dương.
  • B. nhân, lớpManti, vỏ đại Dương, vỏ lục địa.
  • C. nhân, vỏ lục địa, lớp Manti, vỏ đại Dương.
  • D. nhân, vỏ đại Dương, vỏ lục địa, lớp manti.

Câu 7: Vỏ Trái Đất ở đại dương có độ dày là

  • A. 50km.
  • B. 70km.
  • C. 90km.
  • D. 30km.

Câu 8: Chuỗi Hồ Lớn ở cao nguyên Đông Phi được hình thành do tác động từ đâu?

  • A. Sự vận động nâng lên, hạ xuống.
  • B. Động đất, thiên tai và con người.
  • C. Các khúc uốn của sông, địa hình.
  • D. Các vận động đứt gãy, tách giãn.

Câu 9: Dãy núi trẻ Hi-ma-lay-a ở châu Á được hình thành do sự tiếp xúc của hai mảng kiến tạo nào sau đây?

  • A. Mảng Âu-Á và mảng Nam Cực.
  • B. Mảng Âu-Á và mảng Ấn Độ-Ôxtrâylia.
  • C. Mảng Âu-Á và mảng Phi-lip-pin.
  • D. Mảng Âu-Á và mảng Thái Bình Dương.

Câu 10: Dãy núi trẻ An-đet ở Nam Mĩ được hình thành do sự tiếp xúc của hai mảng kiến tạo nào sau đây?

  • A. Mảng Nam Mĩ và mảng Na-xca.
  • B. Mảng Nam Mĩ và mảng Âu-Á.
  • C. Mảng Nam Mĩ và mảng Bắc Mĩ.
  • D. Mảng Nam Mĩ và mảng Phi-lip-pin.

 

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏiCâu 1Câu 2Câu 3Câu 4Câu 5
Đáp ánADCCD
Câu hỏiCâu 6Câu 7Câu 8Câu 9Câu 10
Đáp ánBBDBA

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Đề kiểm tra Địa lí 10  chân trời bài 4 Trái Đất, Thuyết kiến tạo mảng và, kiểm tra Địa lí 10 CTST bài 4 Trái Đất, Thuyết kiến tạo mảng, đề kiểm tra 15 phút Địa lí 10  chân trời

Bình luận

Giải bài tập những môn khác