Đề kiểm tra Địa lí 10 CTST bài 7 Ngoại lực (Đề trắc nghiệm số 1)
Đề thi, đề kiểm tra Địa lí 10 Chân trời bài 7 Ngoại lực (Đề trắc nghiệm số 1). Bộ đề gồm nhiều câu hỏi tự luận và trắc nghiệm để học sinh ôn tập củng cố kiến thức. Có đáp án và lời giải chi tiết kèm theo. Kéo xuống để tham khảo
I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM
ĐỀ 1
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Hiện tượng mài mòn do sóng biển thường tạo nên các dạng địa hình như
- A. Hố trũng thổi mòn, bề mặt đá rỗ tổ ong.
- B. Vách biển, hàm ếch sóng vỗ, bậc thềm sóng vỗ.
- C. Các cửa sông và các đồng bằng châu thổ.
- D. Các cột đá, nấm đá.
Câu 2: Thung lũng sông Hồng ở nước ta được hình thành do kết quả của hiện tượng
- A. đứt gãy.
- B. biển tiến.
- C. uốn nếp.
- D. biển thoái.
Câu 3: Hang động Phong Nha – Khẻ Bàng do loại phong hóa nào hình thành?
- A. Lý học.
- B. Hóa học.
- C. Sinh học.
- D. Sinh học – hóa học.
Câu 4: Hiện tượng mài mòn do sóng biển không tạo nên các dạng địa hình nào dưới đây?
- A. Hàm ếch sóng vỗ.
- B. Vách biển
- C. Bậc thềm sóng vỗ.
- D. Các cột đá, nấm đá.
Câu 5: Tại sao cường độ phong hóa diễn ra mạnh nhất ở bề mặt Trái Đất?
1. Trực tiếp nhận được năng lượng của bức xạ mặt trời.
2. Tiếp xúc trực tiếp với khí quyển, thủy quyền và sinh quyển.
3. Chịu tác động mạnh mẽ từ các hoạt động của con người.
4. Chịu nhiều sức ép từ tất cả các quyển khác
Những bao nhiêu ý đúng trong các câu trên?
- A. 1.
- B. 2
- C. 3.
- D. 4.
Câu 6: Kết quả phần lớn lãnh thổ nước Hà Lan hiện nay nằm dưới mực nước biển là do
- A. Hiện tượng uốn nếp.
- B. Hiện tượng đứt gãy.
- C. Hoạt động động đất, núi lửa.
- D. Vận động hạ xuống của vỏ Trái Đất.
Câu 7: Vì sao ở nước ta lại hình thành những cách đồng giữa núi như ở các tỉnh Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình?
- A. Xâm thực bởi băng hà.
- B. Xâm thực bởi nước chảy trên mặt.
- C. Sự vận động nâng nên của địa hình hai bên.
- D. Thổi mòn do gió.
Câu 8: Khả năng di chuyển xa hay gần của vật liệu phụ thuộc vào
1. Động năng của các quá trình tác động lên nó.
2. Kích thước và trọng lượng của vật liệu.
3. Điều kiện bề mặt đệm.
4. Kích thước vật ngăn cản.
5. Tùy thuộc vào hướng di chuyển của vật liệu.
Có bao nhiêu ý đúng trong các câu trên?
- A. 2.
- B. 5.
- C. 3.
- D. 4.
Câu 9: Tại sao vùng khô, nóng (hoang mạc và bán hoang mạc), phong hóa lí học xảy ra mạnh?
- A. gió thổi mạnh.
- B. nhiều bão cát.
- C. nắng gay gắt, khí hậu khô hạn.
- D. sự chênh lệch giữa nhiệt độ ban ngày và đêm lớn
Câu 10: Tại sao ở miền khí hậu lạnh, phong hóa lí học xảy ra mạnh?
- A. nước trong các vết nứt của đá khi đóng băng sẽ tăng thể tích làm vỡ khối đá.
- B. nước đóng băng sẽ nặng hơn đè lên các khối đá làm vỡ khối đá.
- C. khối đá bị lạnh sẽ giòn hơn và dễ vỡ hơn.
- D. khí hậu lạnh giúp cho nước dễ xâm nhập vào đá và phá hủy đá.
GỢI Ý ĐÁP ÁN
(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 |
Đáp án | B | A | D | D | C |
Câu hỏi | Câu 6 | Câu 7 | Câu 8 | Câu 9 | Câu 10 |
Đáp án | D | B | C | D | A |
Nội dung quan tâm khác
Thêm kiến thức môn học
Đề kiểm tra Địa lí 10 chân trời bài 7 Ngoại lực (Đề trắc nghiệm số và, kiểm tra Địa lí 10 CTST bài 7 Ngoại lực (Đề trắc nghiệm số, đề kiểm tra 15 phút Địa lí 10 chân trời
Bình luận