Đề kiểm tra Địa lí 10 CTST bài 7 Ngoại lực (Đề trắc nghiệm và tự luận số 1)

Đề thi, đề kiểm tra Địa lí 10 CTST bài 7 Ngoại lực (Đề trắc nghiệm và tự luận số 1). Bộ đề gồm nhiều câu hỏi tự luận và trắc nghiệm để học sinh ôn tập củng cố kiến thức. Có đáp án và lời giải chi tiết kèm theo. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ 1

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1. Phong hóa hóa học là?

  • A. Là quá trình phá hủy đá và khoáng vật thành mảnh vụn bởi các tác nhân vật lí mà không làm thay đổi thành phần hóa học của chúng.
  • B. Là quá trình phá hủy làm thay đổi tính chất, thành phần hóa học của đá và khoáng vật do tác động của nước và các chất khí dễ hòa tan trong nước như CO­2, O2,…
  • C. Là quá trình phá hủy đá và khoáng vật cả về mặt cơ giới và hóa học.
  • D. Đáp án khác

Câu 2. Nguyên nhân dẫn đến quá trình phong hóa lí học là?

  • A. Do sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, sự đóng băng của nước, sự kết tinh của muối,… Tác động va đập của sóng, nước chảy, gió thổi, hoạt động sản xuất của con người.
  • B. Do khí hậu nóng ẩm, có các loại đá dễ thấm nước và dễ hòa tan như đá vôi, thạch cao,… dưới tác động của nước trên bề mặt, nước ngầm và khí carbonic.
  • C. Trong quá trình sinh trưởng, vi khuẩn, nấm, rễ cây, động vật phá hủy đá thông qua quá trình tìm kiếm thức ăn và nguồn dinh dưỡng, tìm nơi cư trú,…
  • D. Cả A, B, C

Câu 3.  Tác nhân của ngoại lực là

  • A. sự nâng lên và hệ số của vỏ trái đất theo chiều thẳng đứng.
  • B. yếu tố khí hậu các dạng nước, sinh vật và con người.
  • C. sự uốn nếp các lớp đá.
  • D. sự đứt gãy các lớp đất đá.

Câu 4. Kết quả của phong hóa lí học là

  • A. chủ yếu làm biến đổi thành phần tính chất hóa học của đá và khoáng vật.
  • B. phá hủy đá và khoáng vật nhưng không làm biến đổi chúng về màu sắc thành phần và tính chất hóa học.
  • C. chủ yếu làm cho đá và khoáng vật nứt vỡ nhưng đồng thời làm thay đổi thành phần tính chất hóa học của chúng.
  • D. phá hủy đá và khoáng vật đồng thời di chuyển chứng từ nơi khác.

 

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1 (4 điểm): Ngoại lực là gì? Nguồn năng lượng chủ yếu sinh ra ngoại lực là gì? Nêu tác động của quá trình ngoại lực?

Câu 2 (2 điểm): Các tác nhân ngoại lực bao gồm những nhân tố nào?

 

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏiCâu 1Câu 2Câu 3Câu 4
Đáp ánBABB

Tự luận:

Câu 1:

l  Ngoại lực là lực diễn ra trên bề mặt Trái Đất như tác động của gió, mưa, nước chảy, sóng biển, băng, sinh vật và con người

l  Nguồn năng lượng sinh ra ngoại lực chủ yếu là nguồn năng lượng của bức xạ mặt trời.

l  Tác động của quá trình ngoại lực thông qua bốn quá trình: phong hóa, bóc mòn, vận chuyển và bồi tụ

Câu 2:

Các tác nhân ngoại lực bao gồm: nhiệt độ, gió, mưa, nước chảy, nước ngầm, băng hà, sóng biển, sinh vật, con người,…


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Đề kiểm tra Địa lí 10  chân trời bài 7 Ngoại lực (Đề trắc nghiệm và và, kiểm tra Địa lí 10 CTST bài 7 Ngoại lực (Đề trắc nghiệm và, đề kiểm tra 15 phút Địa lí 10  chân trời

Bình luận

Giải bài tập những môn khác