Đề kiểm tra Địa lí 10 CTST bài 5 Hệ quả địa lí các chuyển động của Trái Đất (Đề tự luận số 1)
Đề thi, đề kiểm tra Địa lí 10 Chân trời bài 5 Hệ quả địa lí các chuyển động của Trái Đất (Đề tự luận số 1). Bộ đề gồm nhiều câu hỏi tự luận và trắc nghiệm để học sinh ôn tập củng cố kiến thức. Có đáp án và lời giải chi tiết kèm theo. Kéo xuống để tham khảo
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN
ĐỀ 1
Câu 1 (6 điểm). Trình bày chuyển động biểu kiến hằng năm của Mặt Trời?
Câu 2 (4 điểm). Ở 2 bán cầu, ngày nào trong năm có thời gian ban ngày dài nhất, thời gian ban đêm dài nhất?
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Câu 1:
l Hiện tượng Mặt Trời ở đúng đỉnh đầu lúc 12 giờ trưa (tia sáng mặt trời chiếu thẳng góc với tiếp tuyến bề mặt đất) được gọi là Mặt Trời lên thiên đỉnh.
l Ở Trái Đất, ta thấy hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh chỉ lần lượt xảy ra tại các địa điểm từ vĩ tuyến 23"27N (ngày 22–12) cho tới 23°27′B (ngày 22–6) rồi lại xuống vĩ tuyến 23027N. Điều này làm ta có ảo giác là Mặt Trời di chuyển. Nhưng trong thực tế, không phải Mặt Trời di chuyển mà là Trái Đất chuyển động tịnh tiến xung quanh Mặt Trời. Chuyển động không có thực đó của Mặt Trời được gọi là chuyển động biểu kiến hằng năm của Mặt Trời
Câu 2:
Bán cầu Bắc | Bán cầu Nam | |
Thời gian ban ngày dài nhất | Ngày Hạ chí (22/6) | Ngày Đông chí (22/12) |
Thời gian ban ngày ngắn nhất | Ngày Đông chí (22/12) | Ngày Hạ chí (22/6) |
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Nội dung quan tâm khác
Thêm kiến thức môn học
Đề kiểm tra Địa lí 10 chân trời bài 5 Hệ quả địa lí các chuyển và, kiểm tra Địa lí 10 CTST bài 5 Hệ quả địa lí các chuyển, đề kiểm tra 15 phút Địa lí 10 chân trời
Bình luận