Đề kiểm tra Địa lí 10 CTST bài 18 Quy luật địa đới và quy luật phi địa đới (Đề tự luận số 2)

Đề thi, đề kiểm tra Địa lí 10 Chân trời bài 18 Quy luật địa đới và quy luật phi địa đới (Đề tự luận số 2). Bộ đề gồm nhiều câu hỏi tự luận và trắc nghiệm để học sinh ôn tập củng cố kiến thức. Có đáp án và lời giải chi tiết kèm theo. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

ĐỀ 2

Câu 1 (6 điểm). Trình bày biểu hiện tính địa đới của thời gian chiếu sáng, khí áp, gió trên Trái Đất?

Câu 2 (4 điểm). Quy luật địa đới là quy luật phổ biến nhất trong lớp vỏ địa lí. Giải thích tại sao?

 

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Câu 1:

Thời gian chiếu sáng thay đổi có tính quy luật từ xích đạo về hai cực một cách rõ rệt:

Xích đạo: Ngày dài bằng đêm.

Từ Xích đạo về hai cực, chênh lệch độ dài ngày đêm càng lớn.

Từ vòng cực về phía cực có hiện tượng ngày hoặc đêm dài suốt 24 giờ.

Càng gần cực, số ngày, đêm địa cực càng tăng.

Ở hai cực, số ngày hoặc đêm dài 24 giờ kéo dài suốt 6 tháng.

Trên bề mặt Trái Đất có 7 đai khí áp: Đại áp thấp xích đạo, hai đại áp cao chí tuyến, hai đại áp thấp ôn đới và hai đại áp cao cực.

Các đới gió trên Trái Đất: Gió Mậu dịch, gió Tây ôn đới, gió Đông cực

Câu 2:

Quy luật địa đới biểu hiện trong nhiều thành phần và cảnh quan địa lí trên Trái Đất (sự phân bố các vòng đai nhiệt trên Trái Đất, các đai khí áp và các đới gió trên Trái Đất, các đới khí hậu trên Trái Đất, các nhóm đất và các thảm thực vật,...).

Nguyên nhân của quy luật địa đới là năng lượng mặt trời. Đây là nguồn năng lượng chủ yếu, là động lực cho tất cả các quá trình tự nhiên xảy ra trên bề mặt Trái Đất.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Đề kiểm tra Địa lí 10 chân trời bài 18 Quy luật địa đới và quy và, kiểm tra Địa lí 10 CTST bài 18 Quy luật địa đới và quy, đề kiểm tra 15 phút Địa lí 10 chân trời

Bình luận

Giải bài tập những môn khác