Đề kiểm tra Địa lí 10 CTST bài 10 Mưa (Đề tự luận số 1)
Đề thi, đề kiểm tra Địa lí 10 Chân trời bài 10 Mưa (Đề tự luận số 1). Bộ đề gồm nhiều câu hỏi tự luận và trắc nghiệm để học sinh ôn tập củng cố kiến thức. Có đáp án và lời giải chi tiết kèm theo. Kéo xuống để tham khảo
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN
ĐỀ 1
Câu 1 (6 điểm). Trình bày đặc điểm của khí áp và frông tác động đến mưa
Câu 2 (4 điểm). Tại sao Huế là nơi có lượng mưa trung bình năm cao nhất nước ta?
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Câu 1:
Khí áp:
- Các khu khí áp thấp hút gió và đẩy không khí lên cao sinh ra mây, mây gặp nhiệt độ thấp sinh ra mưa. Các vùng áp thấp thường là nơi có lượng mưa lớn trên Trái Đất.
Ở các khu khí áp cao, không khí ẩm không bốc lên được, lại chỉ có gió thổi đi, không có gió thổi đến, nên mưa rất ít hoặc không có mưa. Vì thế, dưới các cao áp cận chí tuyến thường có những hoang mạc lớn.
Frông:
Do sự tranh chấp giữa khối không khí nóng và không khí lạnh đã dẫn đến nhiễu loạn không khí và sinh ra mưa. Dọc các frông nóng (khối khí nóng khí và sinh ra mưa n đẩy lùi khối khí lạnh) cũng như frông lạnh (khối khí lạnh đẩy lùi khối khí nóng), không khí nóng bốc lên trên không khí lạnh nên bị co lại và lạnh đi, gây mưa trên cả hai frông nóng và lạnh.
Miền có frông, dải hội tụ nhiệt đới đi qua, thường mưa nhiều, đó là mưa frộng hoặc mưa dải hội tụ.
Câu 2:
Khu vực này chịu ảnh hưởng của gió mùa mùa đông qua biển và nằm trước các sườn đón gió mùa đông.
Tháng 10, 11 là thời kì dải hội tụ nhiệt đới thường án ngữ ở khu vực Huế.
Mùa hạ ở khu vực này ít mưa do ảnh hưởng của gió Phơn tây nam.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Nội dung quan tâm khác
Thêm kiến thức môn học
Đề kiểm tra Địa lí 10 chân trời bài 10 Mưa (Đề tự luận số 1) và, kiểm tra Địa lí 10 CTST bài 10 Mưa (Đề tự luận số 1), đề kiểm tra 15 phút Địa lí 10 chân trời
Bình luận