Đề kiểm tra Địa lí 10 Cánh diều bài 12 Đất và sinh quyển (Đề trắc nghiệm số 1)

Đề thi, đề kiểm tra Địa lí 10 Cánh diều bài 12 Đất và sinh quyển (Đề trắc nghiệm số 1). Bộ đề gồm nhiều câu hỏi tự luận và trắc nghiệm để học sinh ôn tập củng cố kiến thức. Có đáp án và lời giải chi tiết kèm theo. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Nhận định nào sau đây không đúng khi nói về tác động tích cực của con người đối với sự phát triển và phân bố sinh vật trên Trái Đất?

  • A. Con người đã thu hẹp diện tích rừng làm tuyệt chủng nhiều loài động thực vật.
  • B. Con người đã biết lai tạo để cho ra nhiều giống mới làm đa dạng thêm giới sinh vật.
  • C. Con người đã di cư các loại cây trồng và vật nuôi làm thay đổi sự phân bố nguyên thủy.
  • D. Con người tiến hành trồng rừng, phủ xanh đất trồng đồi núi trọc

Câu 2: Nhận định nào sau đây không đúng?

  • A. Độ cao địa hình tỉ lệ nghịch quá trình hình thành đất.
  • B.  Độ cao địa hình tỉ lệ thuận hàm lượng mùn trong đất.
  • C. Độ dốc địa hình tỉ lệ nghịch bề dày tầng đất.
  • D. Nhiệt và ẩm tỉ lệ thuận tốc độ quá trình phong hoá.

Câu 3: Ở vùng núi cao, nhiệt độ thấp nên

  • A. Quá trình phá hủy đá xảy ra nhanh, lớp đất phủ dày.
  • B. Quá trình phá hủy đá xảy ra chậm, làm cho quá trình hình thành đất yếu.
  • C. Quá trình phá hủy đá không diễn ra được, không có lớp đất phủ lên bề mặt.
  • D. Đá bị phá hủy rất nhanh, lớp đất phủ trên bề mặt rất dày.

Câu 4: Ý kiến nào sau đây là sai?

  • A. Thời gian dài/ngắn ảnh hưởng rất lớn đến mức độ biến đổi lí học, hóa học và sinh học trong đất.
  • B. Vi sinh vật phân giải xác hữu cơ và tổng hợp mùn gây ô nhiềm nguồn đất
  • C. Con người có thể làm tăng độ phì hoặc làm đất thoái hóa, bạc màu thông qua các hoạt động sản xuất và sinh hoạt.
  • D. Động vật trong đất giúp đất tơi xốp, góp phần tạo cấu trúc đất.

Câu 5: Nối ý ở cột A (nhân tố hình thành đất) với ý ở cột B (tác động) sao cho đúng.

Cột A Cột B
1.     Khí hậuA.    Cung cấp vật chất vô cơ cho đất 
2.     Đá mẹB.    Phá hủy đá gốc để tạo ra các sản phẩm phong hóa 
3.     Con ngườiC.     Phân phối lại nhiệt, ẩm làm cho quá trình phong hóa diễn ra nhanh hoặc chậm 
4.     Sinh vậtD.    Biểu thị sự tác động của các nhân tố hình thành đất là dài hay ngắn 
5.     Thời gianE.     Cung cấp chất hữu cơ cho đất 
6.     Địa hìnhF.     Làm cho đất tốt lên hay xấu đi 

 

Chọn phương án đúng nhất

  • A. 1 – B; 2 – A; 3 – G; 4 – E; 5 – D; 6 – C
  • B. 1 – A; 2 – B; 3 – G; 4 – E; 5 – D; 6 – C
  • C. 1 – B; 2 – A; 3 – E; 4 – G; 5 – D; 6 – C
  • D. 1 – B; 2 – A; 3 – G; 4 – E; 5 – C; 6 - D

Câu 6: So với miền núi thì miền đồng bằng thường có

  • A. Tầng đất mỏng hơn và cũng ít chất dinh dưỡng hơn.
  • B. Tầng đất dày hơn và cũng nhiều chất dinh dưỡng hơn.
  • C. Tầng đất mỏng hơn nhưng giàu chất dinh dưỡng hơn.
  • D. Tầng đất dày hơn nhưng nghèo chất dinh dưỡng hơn

Câu 7: Ý nào dưới đây không phải ảnh hưởng của con người đối với sự phân bố sinh vật trên Trái Đất?

  • A. Đưa các loại cây trồng như cam, chanh từ châu Á sang trồng ở Nam Mĩ.
  • B. Con người tiến hành trồng rừng, phủ xanh đất trồng đồi núi trọc.
  • C. Đưa khoai tây, thuốc lá, cao su,… từ châu Mĩ sang trồng ở châu Phi, châu Á.
  • D. Nhiều loài động vật như bò, cừu, thỏ sang nuôi ở Ô-xtrây-li-a và Niu Di-lân.

Câu 8: Do có hệ thống đê điều ở vùng đồng bằng sông Hồng ngăn lũ nên đất trong đê ngày càng có hiện tượng nào dưới đây?

  • A. Chịu ảnh hưởng mạnh của triều cường.
  • B. Đất bị bạc màu, thoái hóa nghiêm trọng.
  • C. Được bồi đắp phù sa màu mỡ hằng năm.
  • D. Quá trình trửa trôi đất diễn ra mạnh mẽ.

Câu 9: Nhận định nào sau đây không đúng?

  • A. Sinh quyển có đặc tính tích lũy năng lượng nhờ khả năng tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ
  • B. Nhu cầu về nước và độ ẩm không khí của các loài sinh vật khá giống nhau
  • C. Độ phì của đất có ảnh hưởng lớn tới sự phát triển và phân bố của sinh vật
  • D. Nơi nào có thực vật phong phú thì động vật cũng phong phú

Câu 10: Nhận định nào sau đây đúng với những ảnh hưởng gián tiếp của khí hậu tới đất?

  • A. Trong các đới khí hậu khác nhau, sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật không đồng đều, dẫn đến thành phần hữu cơ của đất cũng không giống nhau.
  • B. Các yếu tố nhiệt độ, mưa và các chất khí đã phá hủy đá gốc thành các sản phẩm phong hóa - vật liệu cơ bản thành tạo đất.
  • C. Nơi có nhiệt ẩm cao, quá trình hình thành đất diễn ra mạnh mẽ tạo nên lớp vỏ phong hóa và lớp đất dày
  • D. Nơi có điều kiện nhiệt ẩm không thuận lợi thì lớp đất thô và mỏng

 

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏiCâu 1Câu 2Câu 3Câu 4Câu 5
Đáp ánABBBA
Câu hỏiCâu 6Câu 7Câu 8Câu 9Câu 10
Đáp ánBBBBA

Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Đề kiểm tra Địa lí 10 Cánh diều bài 12 Đất và sinh quyển (Đề trắc và, kiểm tra Địa lí 10 CD bài 12 Đất và sinh quyển (Đề trắc, đề kiểm tra 15 phút Địa lí 10 Cánh diều

Bình luận

Giải bài tập những môn khác