Đề kiểm tra Địa lí 10 Cánh diều bài 14 Vỏ địa lí. Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh (Đề trắc nghiệm số 1)
Đề thi, đề kiểm tra Địa lí 10 Cánh diều bài 14 Vỏ địa lí. Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh (Đề trắc nghiệm số 1). Bộ đề gồm nhiều câu hỏi tự luận và trắc nghiệm để học sinh ôn tập củng cố kiến thức. Có đáp án và lời giải chi tiết kèm theo. Kéo xuống để tham khảo
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM
ĐỀ 1
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Biểu hiện nào dưới đây không thể hiện qui luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí ở nước ta?
- A. Qúa trình hình thành đất chủ yếu là quá trình feralit.
- B. Các địa phương lần lượt được Mặt Trời chiếu sáng.
- C. Mưa phùn vào cuối đông, mưa ngâu vào tháng bảy.
- D. Địa hình bờ biển Trung bộ bị chia cắt, nhiều vũng vịnh.
Câu 2: Ở vùng đồi núi, khi thảm thực vật rừng bị phá hủy, vào mùa mưa lượng nước chảy trần trên mặt đất tăng lên và với cường độ mạnh hơn khiến đất bị xói mòn nhanh chóng. Trong tình huống trên, có sự tác động lẫn nhau của các thành phần nào trong lớp vỏ địa lí ?
- A. Khí quyển, sinh quyển, thổ nhưỡng quyển.
- B. Sinh quyển, thủy quyển, thổ nhưỡng quyển.
- C. Sinh quyển, khí quyển, thạch quyển.
- D. Sinh quyển, khí quyển, thạch quyển.
Câu 3: Thành phần cấu tạo nên vỏ địa lí là?
- A. Tầng đá trầm tích, tầng granit, tầng badan.
- B. Khí quyển, thạch quyển, thủy quyển và sinh quyển.
- C. Khí quyển, thạch quyển, tầng granit, tầng badan
- D. Tầng badan, thạch quyển, thủy quyển
Câu 4: Các lớp vỏ bộ phận xâm nhập và tác động lẫn nhau được gọi là?
- A. vỏ địa lí.
- B. toàn bộ các địa quyển.
- C. toàn bộ vỏ Trái Đất
- D. vỏ Trái Đất.
Câu 5: Lớp vỏ địa lí là
- A. Lớp vỏ cảnh quan
- B. Lớp vỏ trái đất
- C. Lớp vỏ sinh quyển.
- D. Lớp vỏ khí quyển
Câu 6: Biểu hiện nào dưới đây không thể hiện quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí?
- A. Lượng CO2 trong khí quyển tăng lên, kéo theo nhiệt độ Trái Đất nóng lên.
- B. Rừng đầu nguồn bị mất làm chế độ nước sông trở nên thất thường.
- C. Những trận động đất lớn trên lục địa gây ra hiện tượng sóng thần.
- D. Mùa lũ của sông diễn ra trùng với mùa mưa.
Câu 7: Nguyên nhân tạo nên sự thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí là do
- A. Lớp vỏ địa lí được hifnht hành với sự góp mặt từ thành phần của tất cả các địa quyển.
- B. Lớp vỏ địa lí là một thể liên tục, không cắt rời trên bề mặt Trái Đất.
- C. Các thành phần của lớp vỏ địa lí luôn xâm nhập vào nhau và năng lượng với nhau.
- D. Các thành phần và toàn bộ lớp vỏ địa lí không ngừng biến đổi.
Câu 8: Nhận định nào sau đây không phải là biểu hiện về sự tác động của sinh quyển tới thủy quyển?
- A. Diện tích rừng giảm làm làm mực nước ngầm giảm.
- B. Ở nơi rừng rậm lượng nước rơi xuống mặt đất ít hơn.
- C. Rừng đầu nguồn mất làm tăng nguy cơ lũ quét, lũ lụt.
- D. Trồng rừng làm cho mật độ dòng chảy ngày càng tăng.
Câu 9: Hiện tượng Elnino dẫn đến sự thay đổi nào sau đây ở hoang mạc Atacama?
- A. Lượng mưa rất thấp.
- B. Các lòng cạn biên thành các dòng sông.
- C. Sự sống bị hủy diệt,
- D. Đất đai cằn cỗi, nghèo dinh dưỡng.
Câu 10: Đọc đoạn thông tin sau và cho biết tại sao người ta không phả đập thuỷ lợi để quay về trạng thái ban đầu?
“Trung Á là vàng khô hạn, để giải quyết vấn để nước cho vùng này, người ta đã xây dựng một công trình thuỷ lợi đã dẫn nước từ sông Xưa Đa-ri-a và A-mu Đa-ri-a đến. Từ khi có nước, nông nghiệp phát triển, dân cư đông đúc dần lên nhưng nước hổ A-ran lại cạn dần, diện tích mặt nước thu hẹp, đường ven bờ lùi xa, nước hồ mặn thêm; nhiều loài cá vốn là nguồn sống của ngư dân ở đây cũng gần như tuyệt chủng, giao thông cũng ngừng hoạt động. Đặc biệt, khí hậu ở vùng này đã trở nên khắc nghiệt, nhiệt độ không khí tăng nhanh, mùa hè lên tới 50°C, mưa ít hơn nhiều so với trước, đất bị khô và hóa mặn do các trận bão bụi mang theo muổi, năng suất cây trồng cũng giảm gây thiệt hại rất lớn. Đây được gọi là thảm hoạ sinh thái trên vùng hổ A-ran".
- A. Con người cần phải hiểu được các quy luật của tự nhiên để từ đó có sự can thiệp kịp thời và đúng đắn.
- B. Do những tác động của con người vào dòng nước đã dẫn đến sự thay đổicủa hệ sinh thái và khí hậu ở vùng này, cuối cùng quay trở lại tác động trực tiếp tới đời sống con người.
- C. Khi tự nhiên đã thay đổi thì việc quay trở lại trạng thái như ban đầu là rất khó khăn, khó có khả năng phục hồi.
- D. Cả A, B, C
GỢI Ý ĐÁP ÁN
(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 |
Đáp án | B | B | B | A | A |
Câu hỏi | Câu 6 | Câu 7 | Câu 8 | Câu 9 | Câu 10 |
Đáp án | C | C | D | B | C |
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Nội dung quan tâm khác
Thêm kiến thức môn học
Đề kiểm tra Địa lí 10 Cánh diều bài 14 Vỏ địa lí. Quy luật thống và, kiểm tra Địa lí 10 CD bài 14 Vỏ địa lí. Quy luật thống, đề kiểm tra 15 phút Địa lí 10 Cánh diều
Bình luận