Dễ hiểu giải Sinh học 10 cánh diều bài 1: Giới thiệu chương trình môn sinh học và sự phá triển bền vững

Giải dễ hiểu bài 1: Giới thiệu chương trình môn sinh học và sự phá triển bền vững. Trình bày rất dễ hiểu, nên tiếp thu Sinh học 10 Cánh diều dễ dàng. Học sinh nắm được kiến thức và biết suy rộng ra các bài tương tự. Thêm 1 dạng giải mới để mở rộng tư duy. Danh mục các bài giải trình bày phía dưới


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 1 - GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH MÔN SINH HỌC. SINH HỌC VÀ SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

MỞ ĐẦU

Câu 1: Kể tên những chủ để về thế giới sống mà em đã học.

Giải nhanh:

  • Sinh học phân tử (Từ gene đến protein,…)
  • Sinh học tế bào (Cấu tạo, chức năng của tế bào, NST,…)
  • Sinh lí học (Vận động, dinh dưỡng và tiêu hóa, tuần hoàn, hô hấp, bài tiết, điều hòa môi trường trong cơ thể, hệ thần kinh và giác quan ở người;…)
  • Hóa sinh học (Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật,…)
  • Sinh thái học (Bảo vệ môi trường,…)
  • Di truyền học (Mendel và khái niệm nhân tố di truyền, di truyền NST,…)
  • Sinh học tiến hóa (Các bằng chứng tiến hóa, chọn lọc tự nhiên và nhân tạo, cơ chế tiến hóa, sự phát sinh và phát triển sự sống trên Trái Đất, khái quát sự hình thành loài người,…)

I. GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH MÔN SINH HỌC

1. Đối tượng và các lĩnh vực nghiên cứu của sinh học

Câu 1: Lấy ví dụ các lĩnh vực nghiên cứu sinh học với đối tượng là thực vật hoặc động vật.

Giải nhanh:

  • Sinh học tế bào;
  • Sinh học phần tử;
  • Sinh lí học; Sinh thái học;
  • Hóa sinh học;
  • Di truyền học;
  • Sinh học tiến hóa;...

2. Mục tiêu của môn Sinh học

Câu 2: Học tập môn Sinh học mang lại cho các em những hiểu biết và ứng dụng gì?

Giải nhanh:

Học Sinh học giúp em hình thành thế giới quan khoa học, yêu lao động và thiên nhiên, bảo vệ môi trường, giải quyết vấn đề sáng tạo, phát triển năng lực nhận thức và áp dụng kiến thức vào thực tiễn.

3. Vai trò của sinh học

Luyện tập 1: Hãy cho một ví dụ về sinh học đã có ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống hàng ngày của em và gia đình.

Giải nhanh:

- Sử dụng thực phẩm hữu cơ, không chứa chất bảo quản.

- Tiêm phòng vắc-xin để bảo vệ sức khỏe.

- Nghiên cứu và ghép cây bưởi diễn để trồng trong vườn, sản phẩm quả sai và ngọt.

Luyện tập 2: Cho ví dụ tương ứng với mỗi vai trò của sinh học trong cuộc sống ở hình 1.2. 

BÀI 1 - GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH MÔN SINH HỌC. SINH HỌC VÀ SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

Giải nhanh:

- Chăm sóc sức khỏe: Xạ trị ung thư, cấy ghép mô tế bào, thụ tinh nhân tạo, xây dựng chế độ ăn uống và tập luyện khoa học.

- Cung cấp lương thực: Tạo giống cây trồng mới, gia tăng sản lượng và đảm bảo chất lượng thực phẩm, chế biến sản phẩm lên men như sữa chua, rượu, bia.

- Bảo vệ môi trường: Trồng cây xanh để điều hòa không khí, giảm ô nhiễm không khí, sản xuất phân bón hữu cơ, sử dụng cây lưỡi hổ, trúc mây, thường xuân để lọc chất độc trong không khí.

- Phát triển kinh tế: Tạo giống cây trồng năng suất cao, nghiên cứu gen và tế bào, phát triển công nghệ nuôi cấy tiên tiến và chế tạo vaccine.

Luyện tập 3: Kể thêm vai trò của sinh học trong cuộc sống hàng ngày.

Giải nhanh:

- Sơ cứu người bị bỏng, đứt tay.

- Lên men thực phẩm: muối dưa, cà, làm nộm, sữa chua.

- Dùng thực vật tăng độ phì cho đất.

- Lai tạo giống vật nuôi, cây trồng.

4. Sinh học trong tương lai

Câu 3: Tìm thông tin về dự báo phát triển sinh học trong tương lai. 

Giải nhanh:

- Tạo giống vật nuôi, cây trồng mới thích ứng với biến đổi khí hậu, đảm bảo an ninh lương thực.

- Là cơ sở của các phương pháp trị bệnh, tạo ra các loại thuốc mới.

- Ứng dụng trong sản xuất, bảo vệ môi trường.

- Mở rộng nghiên cứu chuyên sâu từ vi mô đến vĩ mô.

- Hình thành các lĩnh vực khoa học mới: tin sinh học, sinh học vũ trụ, phỏng sinh học.

5. Các ngành nghề liên quan đến sinh học và triển vọng

Câu 4: Học môn Sinh học có thể giúp em chọn những ngành nghề gì trong tương lai?

Giải nhanh:

- Sản xuất: Ngành chăn nuôi, chế biến gỗ, chế biến thực phẩm, trồng trọt.

- Chăm sóc sức khỏe: Ngành Dược học, Y đa khoa, Điều dưỡng, Hóa dược.

- Giảng dạy, nghiên cứu: Ngành Công nghệ sinh học, khai thác thủy sản, kỹ thuật sinh học, Lâm học.

- Hoạch định chính sách: Lâm nghiệp đô thị, Quản lý bệnh viện, Quản lý thủy sản.

Câu 5: Vì sao Công nghệ sinh học lại được cho là "ngành học của tương lai"?

Giải nhanh:

Công nghệ sinh học được cho là "ngành học của tương lai" vì đây là lĩnh vực có tiềm năng phát triển mạnh mẽ, những thành tựu mà nó mang đến cho nhân loại có tính ứng dụng cao, là những bước ngoặt, đánh dấu những bước tiến của nhân loại. Chính vì vậy, ngành công nghệ sinh học sẽ được đầu tư phát triển mạnh.

Vận dụng: Hãy tìm và giới thiệu với các bạn những ngành liên quan đến sinh học, triển vọng của các ngành nghề đó trong tương lai.

Giải nhanh:

- Ngành sinh dược học: Chuyên viên phân tích, nghiên cứu viên, nhân viên R&D sản phẩm sinh dược học, tư vấn kỹ thuật thiết bị, tham gia nghiên cứu và phát triển thuốc, thiết kế và đào tạo sản phẩm chăm sóc sức khỏe.

- Ngành sinh học: Kỹ thuật viên, chuyên viên xét nghiệm y tế, nhà khoa học, nghiên cứu viên, giảng viên tại bệnh viện, trung tâm chăm sóc sức khỏe, trường đại học và viện nghiên cứu.

- Ngành công nghệ sinh học: Kỹ sư sản xuất, quản lý chất lượng, chuyên viên công nghệ sinh học tại công ty chế biến nông sản, thực phẩm, thủy sản, trung tâm kiểm nghiệm, phòng thí nghiệm, nghiên cứu về vi sinh, thực vật, động vật, phân tích mẫu bệnh phẩm.

- Ngành công nghệ thực phẩm: Chuyên viên sản xuất, chế biến thực phẩm, nghiên cứu tại viện, công ty thực phẩm, cán bộ kỹ thuật chuyên môn về chế biến, bảo quản thực phẩm, tư vấn dinh dưỡng cộng đồng và an toàn vệ sinh thực phẩm tại trung tâm y tế.

II. SINH HỌC VÀ SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

1. Khái niệm phát triển bền vững

Câu 6: Nêu mối quan hệ giữa hệ kinh tế, hệ tự nhiên và hệ xã hội trong phát triển bền vững. Cho ví dụ minh họa.

Giải nhanh:

Phát triển bền vững là sự kết hợp hài hòa giữa các hệ thống phụ thuộc lẫn nhau: hệ tự nhiên, hệ xã hội và hệ kinh tế, nhằm giải quyết quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường.

Ví dụ: Việc sử dụng năng lượng mặt trời thay thế cho năng lượng hóa thạch giúp tiết kiệm chi phí cho nền kinh tế, đồng thời làm giảm những tác động tiêu cực tới môi trường.

2. Vai trò của sinh học trong phát triển bền vững 

Câu 7: Hãy nêu vai trò của sinh học trong phát triển bền vững kinh tế và xã hội.

Giải nhanh:

- Tạo giống cây trồng, vật nuôi năng suất, chất lượng cao, và các sản phẩm sinh học có giá trị.

- Ứng dụng thành tựu sinh học trong sản xuất, thúc đẩy kinh tế, tạo việc làm.

- Cung cấp kiến thức để khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên phục vụ phát triển kinh tế.

Câu 8: Phát triển bền vững và việc bảo vệ môi trường có mối quan hệ như thế nào?

Giải nhanh:

Bảo vệ môi trường và phát triển bền vững có tác động qua lại với nhau:

  • Bảo vệ môi trường là yếu tố then chốt để hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.
  • Ngược lại, các mục tiêu phát triển bền vững đều nhằm bảo vệ môi trường sống cho loài người và các sinh vật trên Trái Đất.

Câu 9: Trình bày các mục tiêu phát triển bền vững ở Việt Nam.

Giải nhanh:

- Lấy con người làm trung tâm, tạo cơ hội bình đẳng để mọi người và cộng đồng phát triển, tiếp cận các nguồn lực chung.

- Tạo nền tảng vật chất, tri thức và văn hóa tốt đẹp cho các thế hệ mai sau.

Luyện tập 4: Lấy ví dụ cho mỗi vai trò của sinh học trong phát triển bền vững.

Giải nhanh:

* Sinh học trong phát triển kinh tế:

  - Vi nhân giống cây gỗ quy mô lớn (bạch đàn, keo, hông, lát hoa).

  - Công nghệ cấy truyền phôi tạo đàn bò giống và bò lai sữa.

  - Cấy mô phòng thí nghiệm sản xuất 130 nghìn cây hồng so với 50 cây truyền thống.

* Sinh học trong bảo vệ môi trường:

  - Sử dụng thực vật giảm độc trong đất, nước, không khí.

  - Công nghệ ủ phân hữu cơ thay thế phân bón hóa học.

  - Lai giống cây trồng, vật nuôi thích nghi với biến đổi khí hậu.

  - Tận dụng sản phẩm tái chế từ rác thải sinh học.

  - Giảm sử dụng hóa dầu.

* Sinh học trong giải quyết các vấn đề xã hội:

  - Biện pháp y học kiểm soát gia tăng dân số.

  - Nghiên cứu vaccine, giảm lây nhiễm bệnh.

  - Điều trị bệnh mãn tính và hiểm họa bệnh tật.

3. Mối quan hệ giữa sinh học với những vấn đề xã hội

Câu 10: Tìm ví dụ thể hiện mối quan hệ giữa sinh học với những vấn đề xã hội.

Giải nhanh:

Mối quan hệ giữa sinh học và những vấn đề xã hội có thể thấy qua các ví dụ sau:

- Trong đại dịch Covid-19, vaccine được nghiên cứu để giảm thiệt hại, đảm bảo an toàn và sức khỏe cho người dân.

- Hiệu ứng nhà kính gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan (mưa lụt, hạn hán, rét đậm). Công nghệ sinh học đã giúp lọc chất thải, giảm ô nhiễm nguồn nước và giảm phụ thuộc vào nguyên liệu hóa thạch, cải thiện chất lượng môi trường.

Câu 11: Việc lạm dụng chất kích thích sinh trưởng trong chăn nuôi và trồng trọt để tăng năng suất có vi phạm đạo đức sinh học không? Giải thích.

Giải nhanh:

Việc lạm dụng chất kích thích sinh trưởng trong chăn nuôi và trồng trọt để tăng năng suất là vi phạm đạo đức sinh học vì hành động ứng dụng thành tựu sinh học vào thực tiễn này gây nguy hiểm cho sức khỏe cộng đồng, đồng thời gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác