Lý thuyết trọng tâm sinh học 10 cánh diều bài 1: Giới thiệu chương trình môn sinh học và sự phát triển bền vững

Tổng hợp kiến thức trọng tâm sinh học 10 cánh diều bài 1: Giới thiệu chương trình môn sinh học và sự phát triển bền vững. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

I. ĐỐI TƯỢNG, LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU VÀ MỤC TIÊU MÔN SINH HỌC

1. Đối tượng và lĩnh vực nghiên cứu môn Sinh học.

  • Sinh học là môn khoa học về sự sống.
  • Đối tượng nghiên cứu của sinh học là thế giới sinh vật: thực vật, động vật, vi khuẩn, nấm,… con người.
  • Ngành sinh học bao gồm nhiều lĩnh vực nghiên cứu như:
    • Di truyền học
    • Sinh học tế bào
    • Vi sinh vật học
    • Giải phẫu học
    • Động vật học
    • Sinh thái học và môi trường
    • Công nghệ sinh học

2. Mục tiêu học tập môn Sinh học

  • Góp phần hình thành thế giới quan khoa học; phẩm chất yêu lao động, yêu thiên nhiên, giữ gìn và bảo vệ thiên nhiên; có khả năng giải quyết vấn đề thực tiễn một cách sáng tạo.
  • Hình thành, phát triển ở học sinh năng lực sinh học: nhận thức sinh học, tìm hiểu thế giới sống và vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã học vào thực tiễn.

3. Vai trò của Sinh học trong cuộc sống

Sinh học có nhiều vai trò khác nhau: ứng dụng trong chăm sóc sức khoẻ và điều trị bệnh; cung cấp lương thực, thực phẩm; ứng dụng sinh học trong nông nghiệp, y được, bảo vệ môi trường,... góp phần phát triển kinh tế, xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống con người.

4. Sinh học trong tương lai

  • Trong tương lai, sinh học có thể phát triển theo hai hướng: mở rộng nghiên cứu chuyên sâu ở cấp độ vi mô (gene, enzyme....) và nghiên cứu sự sống ở cấp độ vĩ mô (hệ sinh thái, sinh quyền....).
  • Tiếp tục tạo ra nhiều giống vật nuôi, cây trồng mới thích ứng với biến đổi khí hậu; đảm bảo an ninh lương thực; là cơ sở của các phương pháp trị bệnh trong y học; tạo ra các loại thuốc mới trong điều trị bệnh; cơ sở của các công nghệ ứng dụng trong sản xuất; bảo vệ môi trường;…
  • Sinh học ngày càng phát triển nhờ sự tích hợp với các lĩnh vực khoa học khác nhau => những lĩnh vực khoa học mới như tin sinh học, sinh học vũ trụ, phòng sinh học,…

5. Các ngành nghề liên quan đến sinh học và ứng dụng sinh học

  • Một số ngành nghề liên quan đến sinh học như: Giảng dạy và nghiên cứu, sản xuất, chăm sóc sức khỏe, hoạch định chính sách,…
  • Các ngành nghề liên quan đến sinh học đạt được nhiều thành tựu, góp phần phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, chăm sóc sức khỏe con người và bảo vệ môi trường.
    • Nông nghiệp: tạo ra giống vật nuôi và cây trồng mới, có năng suất cao, kháng được nhiều bệnh và thích ứng với biến đổi khí hậu.
    • Y học và dược học: tạo ra các loại vaccine, tìm ra được nhiều loại thuốc mới, công nghệ ghép tạng, liệu pháp gen, kĩ thuật tế bào gốc,...
    • Công nghệ chế biến và bảo quản thực phẩm: tạo ra các sản phẩm có giá trị dinh dưỡng góp phần nâng cao sức khoẻ và có giá trị kinh tế cao.
    • Công nghệ vi sinh vật, bảo vệ môi trường,... Các chế phẩm sinh học, quy trình công nghệ tiên tiến góp phần xử lý nước thải sinh hoạt và công nghiệp, xử lý sự cố tràn dầu,... làm sạch môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học

II. SINH HỌC VỚI SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

1. Khái niệm phát triển bền vững

  • Là sự phát triển nhằm thoả mãn nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến nhu cầu phát triển của các thể hệ tương lai.
  • Là sự kết hợp hài hoà giữa các hệ thống phụ thuộc lẫn nhau: hệ tự nhiên, hệ xã hội và hệ kinh tế 

=> Giải quyết quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường.

2. Vai trò của sinh học trong phát triển bền vững

  • Phát triển kinh tế
    • Cung cấp kiến thức vận dụng vào việc khai thác hợp lí tài nguyên thiên nhiên phục vụ phát triển kinh tế.
    • Tạo ra những giống cây trồng và vật nuôi có năng suất và chất lượng cao; các sản phẩm, chế phẩm sinh học có giá trị. 
  • Bảo vệ môi trường
    • Đưa ra các biện pháp bảo tồn, phục hồi và sử dụng bền vững các hệ sinh thái, đặc biệt là bảo vệ đa dạng sinh học nhằm bảo vệ môi trường sống và thích ứng với biến đổi khí hậu.
    • Cung cấp các kiến thức, công nghệ xử lý ô nhiễm, cải tạo môi trường.
  • Giải quyết các vấn đề xã hội
    • Đóng góp vào việc xây dựng chính sách môi trường và phát triển kinh tế, xã hội nhằm xoá đói giảm nghèo, đảm bảo an ninh lương thực.
    • Có vai trò quan trọng trong chăm sóc sức khỏe người dân, nâng cao chất lượng cuộc sống: đưa ra các biện pháp nhằm kiểm soát sự phát triển dân số cả về chất lượng và số lượng.
  • Mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030 của Việt Nam: chú trọng lấy con người là trung tâm, tạo điều kiện để mọi người và mọi cộng đồng trong xã hội có cơ hội bình đẳng để phát triển, được tiếp cận những nguồn lực chung, tạo ra những nền tảng vật chất, tri thức và văn hoá tốt đẹp cho những thế hệ mai sau.

3. Mối quan hệ giữa sinh học với những vấn đề xã hội

  • Sinh học phát triển dựa trên các thành tựu khoa học công nghệ. Ngược lại, nhiều lĩnh vực khoa học công nghệ cũng phát triển nhờ các thành tựu nghiên cứu trong sinh học như công nghệ tế bào, công nghệ gen,...
  • Sinh học và khoa học công nghệ phát triển => kinh tế phát triển,  chất lượng cuộc sống con người tăng lên. 
  • Sự phát triển của xã hội là điều kiện thúc đẩy nghiên cứu sinh học và khoa học công nghệ phát triển.
  • Sinh học ngày càng đạt được nhiều thành tựu to lớn, đóng góp cho sự phát triển xã hội trong nhiều lĩnh vực như nghiên cứu và sản xuất đảm bảo nguồn lương thực, thực phẩm; chăm sóc sức khoẻ; bảo vệ môi trường:...
  • “Đạo đức sinh học” là những quy tắc ứng xử phù hợp với đạo đức xã hội trong nghiên cứu và ứng dụng những thành tựu của sinh học vào thực tiễn.
 

Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Tóm tắt kiến thức bài 1: Giới thiệu chương trình môn sinh học và sự phát triển bền vững, kiến thức trọng tâm sinh học 10 cánh diều bài 1: Giới thiệu chương trình môn sinh học và sự phát triển bền vững, nội dung chính bài Giới thiệu chương trình môn sinh học và sự phát triển bền vững

Bình luận

Giải bài tập những môn khác