Dễ hiểu giải Hoạt động trải nghiệm 5 kết nối Chủ đề 1: Em lớn lên mỗi ngày

Giải dễ hiểu Chủ đề 1: Em lớn lên mỗi ngày. Trình bày rất dễ hiểu, nên tiếp thu Hoạt động trải nghiệm 5 Kết nối tri thức dễ dàng. Học sinh nắm được kiến thức và biết suy rộng ra các bài tương tự. Thêm 1 dạng giải mới để mở rộng tư duy. Danh mục các bài giải trình bày phía dưới

CHỦ ĐỀ: EM LỚN LÊN MỖI NGÀY

CHỦ ĐỀ: EM LỚN LÊN MỖI NGÀY - TUẦN 1

CHÀO CỜ: CHÀO NĂM HỌC MỚI

- Tham gia chào mừng năm học mới

- Chia sẻ cảm xúc khi đón chào năm học mới

Giải nhanh:

- Cảm xúc:

+ Vui mừng, háo hức gặp lại bạn bè, thầy cô.

+ Lo lắng về kiến thức, mục tiêu học tập.

+ Dù sao, cảm xúc vẫn rất tuyệt vời.

HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC: CHÚNG MÌNH ĐÃ KHÔN LỚN

1. Tìm hiểu sự lớn lên về thể chất của em

- Đo chiều cao, cân nặng và so sánh với số đo của các năm học trước để thấy em đã lớn lên.

- Chia sẻ cách luyện tập để cao và khỏe hơn

- Cùng sáng tạo điều nhảy dân vũ với chủ đề “Lớn lên mỗi ngày”.

Giải nhanh:

- Đo chiều cao, cân nặng và so sánh:

+ Lớp 4:

  • Chiều cao: 1m25cm

  • Cân nặng: 27kg

+ Lớp 5:

  • Chiều cao: 1m27cm

  • Cân nặng: 29kg

=> Cao thêm 2cm, nặng thêm 2kg.

- Luyện tập:

+ Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, uống sữa.

+ Tập thể dục thể thao thường xuyên.

+ Chơi bóng chuyền, bóng rổ, bơi lội...

- Giải nhanh: điệu nhảy:

2. Nhìn lại chặng đường đã qua

- Quan sát hỉnh ảnh tập thể lớp những năm học qua để thấy sự thay đổi của bản thân và các bạn cùng lớp:

- Nhận xét về sự thay đổi của bản thân và các bạn ở dáng vẻ bề ngoài

- Chia sẻ một số thành tích đã đặt được qua các năm học từ lớp 1 đến lớp 4:

+ Liệt kê một số hoạt động của lớp, của trường mà em đã tham gia và những thành tích em đã đạt được.

+ Kể về một hoạt động mà em ấn tượng.

Giải nhanh:

- Thay đổi từ lớp 1 đến lớp 4: Cao lớn, chững chạc, tự tin hơn.

- Thành tích:

+ Giải vàng bơi lội (lớp 2).

+ Đại biểu cháu ngoan Bác Hồ (lớp 3).

+ Giải 3 toán trạng nguyên (lớp 4).

- Hoạt động ấn tượng: Tham quan di tích ngã ba Đồng Lộc.

SINH HOẠT LỚP: BẬC THANG TRƯỞNG THÀNH

Ghi lại sự trưởng thành của mỗi cá nhân

- Dùng những tấm bìa để ghi lại sự thay đổi tích cực của em về một năng lực hoặc kĩ năng nhất định.

- Dán những tấm bìa đó thành hình bậc thang để thể hiện sự trưởng thanh của em.

Giải nhanh:

  • Lớp 1: Mình còn run sợ, không dám phát biểu ý kiến xây dựng bài.

  • Lớp 2: Mình đã xung phong kể chuyện, hát trước lớp

  • Lớp 3: Mình đại diện lớp tham gia cuộc thi kể chuyện ở trường.

  • Lớp 4: Mình cùng các bạn trong đội tuyển của trường tham gia hội thi rung chuông vàng cấp huyện và đạt giải nhì.

CHỦ ĐỀ: EM LỚN LÊN MỖI NGÀY - TUẦN 2

CHÀO CỜ: NGÀY HỘI CÂU LẠC BỘ

- Tham gia biểu diễn để giới thiệu về các câu lạc bộ học sinh của trường.

- Chia sẻ thành tích các câu lạc bộ đã đạt được trong những năm qua

Giải nhanh:

  • CLB đàn ghitar

  • CLB tiếng anh

  • CLB múa nhảy

  • CLB cờ vua…

HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC: TỪNG BƯỚC TRƯỞNG THÀNH

1. Chơi trò chơi Ngày trước – Bây giờ

- Chia sẻ với bạn những thay đổi tích cực của em về nhận thức và kĩ năng bằng cách nói: “Ngày trước, mình…….Bây giờ, mình đã….”.

- Nhận xét về sự thay đổi tích cực của bạn bằng cách nói: “Ngày trước, mình thấy bạn…Bây giờ, mình thấy bạn….”.

Giải nhanh:

- Thay đổi tích cực của bản thân:

+ Dám tiếp xúc, trò chuyện với bạn mới.

+ Tự tin phát biểu, kể chuyện, hát trước đám đông.

- Nhận xét về bạn:

+ Trước: Rụt rè, nhút nhát => Sau: Tự tin, hòa nhập hơn.

+ Trước: Nói chuyện nhiều trong lớp => Sau: Chăm chỉ, chú ý lắng nghe cô giảng bài.

2. Tổ chức triển lãm “Từng bước trưởng thành”

- Phân loại, sắp xếp các tư liệu, sản phẩm mà mỗi cá nhân mang đến theo trình tự từ lớp 1 đến lớp 4.

- Trưng bày góc triển lãm: “Từng bước trưởng thành”.

- Nhận xét về sự trưởng thành của em và các bạn qua những tư liệu, sản phẩm trên.

Giải nhanh:

- Từ lớp 1 - 4, mọi người trưởng thành hơn. 

- Gợi ý tư liệu, sản phẩm để trưng bày góc triển lãm “Từng bước trưởng thành”:

  • Vở tập viết.

  • Hình ảnh tập thể lớp, nhóm bạn.

  • Bức tranh vẽ.

  • Các bộ quần áo mặc từ lớp 1 đến lớp 4.

SINH HOẠT LỚP: TIẾN BỘ TRONG VIỆC NHÀ

1. Chia sẻ những công việc và sản phẩm em làm được cho gia đình

- Kể về những công việc và sản phẩm em làm được cho gia đình.

- Chia sẻ nhận xét của người thân về sự tiến bộ của em khi thực hiện các công việc trong gia đình.

Giải nhanh:

- Những công việc, sản phẩm em làm được cho gia đình gồm:

+ Phụ bố mẹ lau dọn nhà cửa

+ Phụ mẹ làm cơm cho gia đình.

+ Làm chậu hoa bằng chai lọ nhựa tái chế.

+ Chăm em giúp bố mẹ…

- Nhận xét của người thân về sự tiến bộ của em: Càng lớn, em càng ý thức được bổn phận và trách nhiệm của bản thân trong gia đình. Em biết quan tâm, chia sẻ công việc với mọi người trong gia đình. 

2. Thực hiện một sản phẩm phục vụ gia đình

- Thực hiện một sản phẩm phục vụ gia đình

Giải nhanh:

Em có thể làm một số sản phẩm phù hợp với khả năng của mình:

  • Gọt và trình bày một đĩa hoa quả cho mọi người.

  • Pha nước chanh cho các thành viên trong gia đình.

  • Cắm bình hoa tự do cho phòng khách….

CHỦ ĐỀ: EM LỚN LÊN MỖI NGÀY - TUẦN 3

CHÀO CỜ: NIỀM VUI NHÂN ĐÔI, NỖI BUỒN CHIA NỬA

- Tham gia hoặc lắng nghe các tiết mục kể chuyện về chủ đề “Niềm vui nhân đôi, nỗi buồn chia nửa”.

- Chia sẻ thông điệp em nhận được từ những câu chuyện.

Giải nhanh:

- Một số câu chuyện liên quan đến chủ đê “Niềm vui nhân đôi, nỗi buồn chia nửa” là:

CÂU CHUYỆN: TRỊ GIÁ HÓA ĐƠN BẰNG MỘT LY SỮA

- Cậu bé nghèo được người phụ nữ cho một ly sữa khi đang đói.

- Nhiều năm sau, cậu bé trở thành bác sĩ Howard Kelly và chữa bệnh cho người phụ nữ đó miễn phí.

- Hóa đơn viện phí được ghi chú "Trị giá hóa đơn bằng một ly sữa".

- Bài học:

+ Lòng tốt sẽ được đền đáp.

+ Giúp đỡ người khác khi có thể.

+ Biết ơn những người đã giúp đỡ mình.

CÂU CHUYỆN: MỘT CÁI CẦM TAY YÊU THƯƠNG

- Cô gái gặp người ăn xin, muốn giúp nhưng không có gì.

-Thay vào đó, cô nắm tay ông và xin lỗi.

- Ông lão nói: "Cháu đã cho ông rất nhiều rồi."

- Bài học: Hạnh phúc đến từ việc cho đi.

- Thông điệp: Học cách yêu thương và chia sẻ. 

HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC: CÂN BẰNG CẢM XÚC

1. Nhận diện các cách cân bằng cảm xúc

- Kể về một cảm xúc mình từng trải qua và gọi tên cảm xúc đó.

- Chia sẻ lí do phải cân bằng cảm xúc

- Thảo luận về các cách cân bằng cảm xúc.

Giải nhanh:

- Cảm xúc: Ví dụ: Tức giận khi bị bạn xô ngã.

- Lí do: Giúp giữ bình tĩnh, vượt qua thách thức.

- Cách cân bằng:

+ Hít thở sâu.

+ Suy nghĩ tích cực.

+ Chia sẻ với người khác.

+ Thấu hiểu.

+ Viết nhật ký.

2. Lựa chọn cách cân bằng cảm xúc phù hợp

- Mô tả một tình huống cụ thể cần cân bằng cảm xúc.

- Lựa chọn cách cân bằng cảm xúc phù hợp trong tình huống đó.

- Nhận xét về hiệu quả của các cách cân bằng cảm xúc.

Giải nhanh:

- Tình huống: Tuấn làm gãy hộp bút sáp màu của em.

- Cách cân bằng cảm xúc và hiệu quả:

+ Hít thở sâu: Giúp em bình tĩnh, suy nghĩ thấu đáo.

+ Đặt mình vào vị trí em: Giúp em hiểu cảm xúc của em.

SINH HOẠT LỚP: THỰC HÀNH CÂN BẰNG CẢM XÚC

1. Chia sẻ kết quả vận dụng cách cân bằng cảm xúc trong thực tế

- Kể cho các bạn nghe về kết quả vận dụng cách cân băng cảm xúc vào thực tế.

- Bày tỏ suy nghĩ của em khi vận dụng cách cân bằng cảm xúc hiệu quả.

Giải nhanh:

- Cân bằng cảm xúc giúp:

+ Xử lý mọi việc nhanh, hiệu quả.

+ Tránh mâu thuẫn, ẩu đả.

+ Cuộc sống êm đẹp.

- Cảm nhận: Vui vẻ, thích thú, cần thiết cho mỗi người.

2. Sắm vai nhân vật để thực hành cân băng cảm xúc

- Xem một đoạn phim hoặc đọc một cuốn truyện tranh có những tình huống khiến nhân vật mất cân bằng cảm xúc.

- Sắm vai nhân vật để diễn tả các tình huống đó.

- Vận dụng những cách cân bằng cảm xúc mà em biết để xử lí tình huống đó.

Giải nhanh:

- Tình huống giả định:

Vừa đi học về đến nhà, mẹ vừa chạy ra hỏi em: 

- Con lấy tiền trong túi của mẹ đúng không? Hôm qua mẹ còn thấy trong túi nhưng hôm nay mẹ không thấy, chỉ có con chứ không ai lấy cả.

Mình ngơ ngác trả lời: 

- Dạ con có biết tiền nào đâu ạ. Mẹ trách nhầm con rồi.

Mẹ đáp lại: Chỉ có con thôi, đừng chối nữa, trả mẹ nhanh để mẹ còn thanh toán điện nước tháng này.

- Để cân băng cảm xúc cho tình huống trên, mình đã áp dụng các cách:

+ Hít thở sâu để lấy lại bình tĩnh.

+ Tâm sự, chia sẻ với bố để bố hiểu và mình cũng giải tỏa cảm xúc.

+ Viết vào nhật kí sự việc mẹ đổ lỗi cho mình lấy tiền ngày hôm nay.

CHỦ ĐỀ: EM LỚN LÊN MỖI NGÀY - TUẦN 4

CHÀO CỜ: SỰ TRƯỞNG THÀNH CỦA HỌC SINH LỚP 5

- Giao lưu, chia sẻ về sự trưởng thành của học sinh lớp 5 dưới mái trường tiểu học.

- Kể về khoảnh khắc đáng nhớ trong những năm học tại trường.

Giải nhanh:

- Khoảnh khắc đáng nhớ: 

+ Giành giải nhất Rung chuông vàng.

+ Tham quan di tích lịch sử.

+ Đạt giải nhì hùng biện.

HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC: THỂ HIỆN CẢM XÚC PHÙ HỢP

1. Tìm hiểu về cách thể hiện cảm xúc.

- Quan sát tranh và chỉ ra những điều chưa phù hợp trong cách thể hiện cảm xúc của nhân vật.

- Đề xuất cách thể hiện cảm xúc phù hợp cho tình huống trong tranh.

Giải nhanh:

Tình huống

Những điều chưa phù hợp

Cách thể hiện cảm xúc phù hợp

Tình huống 1

Bạn nam bỏ buổi sinh nhật, đi về.

Bình tĩnh và suy nghĩ, bản thân buồn => ở lại, tránh ảnh hưởng mọi người.

Tình huống 2

Bạn nữ nói lớn khi bà đang ốm.

Nhẹ nhàng lại gần mẹ, nói nhỏ chia sẻ.

2. Thực hành thể hiện cảm xúc phù hợp

- Nêu những tình huống mang lại cảm xúc tích cực hoặc tiêu cực cho em.

- Chia sẻ cách thể hiện cảm xúc của em trong tình huống đó.

- Mỗi nhóm lựa chọn một tình huống để sắm vai thể hiện kĩ năng kiểm soát cảm xúc.

+ Tình huống 1: Giờ ra chơi, Hiếu tình cơ nghe thấy Nam và Bình ngồi cuối lớp đang nói những điều không hay về mình.

+ Tình huống 2: Nhân dịp sinh nhật, An được bố tặng máy chơi điện tử cầm tay. An rất thích và giữa gìn cẩn thận món đồ này. Anh Minh hàng xóm trong một lần sang chơi đã vô tình làm hỏng nó.

Giải nhanh:

- Một số tình huống mang lại cảm xúc tích cực và tiêu cực

Tình huống mang cảm xúc tích cực

Tình huống mang cảm xúc tiêu cực

- Sinh nhật bất ngờ.

- Nhặt được tiền và trả lại công an.

- Bạn nam trêu đùa, giật tóc ngã trong lớp.

- Mất hộp bút màu, Tuấn đổ lỗi cho bạn cùng bàn.

- Cách thể hiện cảm xúc:

+ Cảm xúc tích cực: Vui sướng, biết ơn, hạnh phúc.

+ Cảm xúc tiêu cực: Hít thở sâu, bình tĩnh, suy nghĩ tích cực.

- Xử lý:

+ Tình huống 1:

  • Hít thở sâu, bình tĩnh.

  • Suy nghĩ tích cực.

  • Lại gần các bạn, giải thích cởi mở.

+ Tình huống 2:

  • Hít thở sâu, bình tĩnh.

  • Đặt mình vào vị trí đối phương.

  • Suy nghĩ tích cực.

  • Vui vẻ giải thích, đề xuất giải pháp.

SINH HOẠT LỚP: KHẢ NĂNG KIỂM SOÁT CẢM XÚC

1. Chia sẻ về những thay đổi tích cực của em trong việc kiểm soát cảm xúc

- Nêu những thay đổi tích cực của em qua quá trình rèn luyện các bước kiểm soát cảm xúc

- Nêu những thay đổi tích cực của bạn mà em quan sát được.

Giải nhanh:

Thay đổi tích cực:

- Em: Điềm tĩnh, nhẹ nhàng, suy nghĩ tích cực.

- Bạn: Kiềm chế cảm xúc tốt, nhẹ nhàng, điềm tĩnh, ít nóng giận.

2. Nhận xét khả năng kiểm soát cảm xúc của em

- Chia sẻ những thay đổi tích cực của em trong việc kiểm soát cảm xúc

- Nhận xét về khả năng kiểm soát cảm xúc của em theo các nội dung:

Tiêu chí

Thường xuyên

Thỉnh thoảng

Ít khi

Nhận diện cảm xúc của mình

Thực hiện các việc cần thiết để cân bằng cảm xúc

Thể hiện được cảm xúc một cách phù hợp.

- Chia sẻ với bạn những điều em cần làm để rèn luyện khả năng kiểm soát cảm xúc.

Giải nhanh:

- Chia sẻ những thay đổi tích cực của em trong việc kiểm soát cảm xúc:

+ Khi được tặng một món quà bất ngờ mà mình thích, tớ đã biết giữ bình tĩnh, không réo ầm lên để tránh ảnh hưởng người xung quanh.

+ Khi bị đổ lỗi oan, tớ không còn bực bội, cáu giận, tranh cãi bằng được nữa. Thay vào đó, tớ đã bình tĩnh, nhẹ nhàng giải thích sự việc để chứng minh mình vô tội.

- Nhận xét khả năng kiểm soát cảm xúc của em:

Tiêu chí

Thường xuyên

Thỉnh thoảng

Ít khi

Nhận diện cảm xúc của mình

x

 

 

Thực hiện các việc cần thiết để cân bằng cảm xúc

 

x

 

Thể hiện được cảm xúc một cách phù hợp.

 

x

 

- Những điều em cần làm để rèn luyện thêm khả năng kiểm soát cảm xúc:

+ Điều chỉnh suy nghĩ theo hướng tích cực.

+ Đặt mình vào vị trí của người khác để cảm thông

CHỦ ĐỀ: GIỮ GÌN TÌNH BẠN - TUẦN 5

CHÀO CỜ: VUI TRUNG THU CÙNG BẠN

- Nghe kể một số truyện cổ tích về các nhân vật trên cung trăng

- Đại diện các lớp tham gia bày cô trông trăng, thể hiện sự hợp tác, đoàn kết, chia sẻ của tập thể lớp.

Giải nhanh:

- Truyện cổ tích:

+ Chú Cuội cung trăng

+ Sự tích Thỏ ngọc

+ Sự tích chị Hằng Nga

- Mẫu trưng bày:

HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC: CÁC VẤN ĐỀ NẢY SINH TRONG MỐI QUAN HỆ BẠN BÈ VÀ CÁCH GIẢI QUYẾT

1. Chơi trò chơi Ba sự thật

- Đánh giá mức độ hiểu nhau giữa em và bạn cùng bàn qua trò chơi Ba sự thật.

+ Mỗi người nói ra ba sự thật về bạn mình.

+ Đánh giá mức độ hiểu nhau:

  • Không có sự thật nào đúng trọn vẹn.

  • Có một hoặc hai sự thật bị sai

  • Cả ba sự thật đều đúng.

- Chia sẻ với thầy cô và các bạn về mức độ hiểu nhau của em và bạn cùng bàn:

+ Mức độ hiểu nhau của em và bạn

+ Mong muốn được hiểu bạn hơn và cách để đạt được điều đó.

Giải nhanh:

- Ba sự thật:

+ Thích học toán

+ Nhút nhát trước đám đông

+ Yêu mèo.

2. Xác định các vấn đề thường nảy sinh trong mối quan hệ bạn bè cùng lớp

- Phân công cặp đôi phỏng vấn thầy cô và các thành viên của tổ về:

+ Mức độ đoàn kết của tổ hoặc tập thể lớp

+ Các vấn đề thường nảy sinh giữa các thành viên trong tổ (lớp).

- Nhận xét mức độ đoàn kết của tập thể lớp

- Xác định vấn đề thường nảy sinh giữa các thành viên trong tổ (lớp):

+ Không lắng nghe nhau

+ Không chia sẻ, giúp đỡ nhau

+ Hiểu lầm nhau

+ ………

Giải nhanh:

- Phỏng vấn về mâu thuẫn trong tổ:

+ Mâu thuẫn: Tuấn mỉa mai Hiếu nhà nghèo, Hiếu tổn thương.

+ Nguyên nhân: Tuấn thiếu chia sẻ, cảm thông, chế giễu bạn.

+ Đánh giá: Tổ chưa đoàn kết, cần lắng nghe, chia sẻ, giúp đỡ nhau.

3. Tìm hiểu về cách giải quyết các vấn đề nảy sinh trong mối quan hệ bạn bè

- Xác định nguyên nhân nảy sinh các vấn đề trong tình bạn

- Đề xuất cách giải quyết vấn đề nảy sinh trong mối quan hệ với bạn bè

Giải nhanh:

- Nguyên nhân:

+ Nóng nảy, tự ái

+ Lơ là cảm xúc của bạn

+ Ít chia sẻ

- Cách giải quyết:

+ Lắng nghe, kiềm chế.

+ Trao đổi, giải thích khi hiểu lâm.

SINH HOẠT LỚP: THỰC HÀNH GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ NẢY SINH TRONG TÌNH BẠN

1. Chia sẻ kết quả giải quyết những vấn đề em đang gặp phải trong mối quan hệ với bạn bè

- Kể những vấn đề nảy sinh giữa em với bạn

- Chia sẻ cách em đã thực hiện để giải quyết vấn đề và kết quả.

Giải nhanh:

- Mâu thuẫn với bạn: Bạn nói xấu, em làm hỏng bút.

- Cách giải quyết: Nói chuyện giải thích, xin lỗi chân thành, hứa sửa lỗi.

2. Xử lí tình huống nảy sinh trong tình bạn

- Mỗi nhóm đưa ra một tình huống mâu thuẫn, hiểu lầm để cùng giải quyết

- Sắm vai thể hiện cách giải quyết tình huống mâu thuẫn trước lớp

- Góp ý, bổ sung cho các giải quyết của nhóm bạn.

Giải nhanh:

Gợi ý về tình huống:

+ Tuấn và Nam là đôi bạn thân trong trường ai cũng biết tới. Tuy nhiên, dạo gần đây, Tuấn tham gia vào đội tuyển cờ vua của trường nên ít đi cùng Nam hơn, thay vào đó Tuấn lại đi với Cường – một người bạn cùng đội tuyển để tập luyện sau mỗi buổi học. Thấy vậy, các bạn chọc Nam và cho rằng Nam bị Tuấn nghỉ chơi vì có bạn mới tốt hơn, giỏi hơn. Nghe vậy, Nam giận và nghỉ chơi với Tuấn.

+ Cách giải quyết tình huống: Tuấn nên trò chuyện, chia sẻ với Nam. Tuấn giải thích cho Nam hiểu việc Tuấn hay đi với Cường là nhằm phục vụ cho cuộc thì cờ vua cấp quận sắp tới mà Tuấn tham gia. Tuấn mong muốn mình sẽ đạt được giải cao trong kì thi đó. Tuấn hi vọng Nam sẽ hiểu cho Tuấn và Tuấn chắc chắn vẫn luôn xem Nam là một người bạn thân, người bạn đồng hành của Tuấn.

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác