Dễ hiểu giải Địa lí 7 kết nối bài 5 Vị trí địa lí, đặc điểm tự nhiên châu Á
Giải dễ hiểu bài 5 Vị trí địa lí, đặc điểm tự nhiên châu Á. Trình bày rất dễ hiểu, nên tiếp thu Địa lí 7 Kết nối dễ dàng. Học sinh nắm được kiến thức và biết suy rộng ra các bài tương tự. Thêm 1 dạng giải mới để mở rộng tư duy. Danh mục các bài giải trình bày phía dưới
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
CHƯƠNG 2: CHÂU Á
BÀI 5: VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN CHÂU Á
Vị trí địa lí, hình dạng và kích thước
Câu 1: Dựa vào thông tin trong mục 1 và hình 1, hãy:
- Xác định vị trí châu Á trên bản đồ.
- Trình bày đặc điểm vị trí địa lí, hình dạng và kích thước châu Á.
Giải nhanh:
Vị trí:
- Rộng lớn nhất thế giới (44,4 triệu km2).
- Tiếp giáp 2 châu lục, 3 đại dương.
Hình dạng: Dạng hình khối rõ rệt.
Kích thước:
- Bắc - Nam: 8 500 km.
- Đông - Tây: 9 200 km.
Địa hình
Câu hỏi: Đọc thông tin trong mục a và quan sát hình 1, hãy:
- Xác định trên bản đồ các khu vực địa hình của châu Á.
- Nêu đặc điểm địa hình của châu Á và ý nghĩa của địa hình đối với việc sử dụng và bảo vệ tự nhiên.
Giải nhanh:
Đặc điểm:
- Đa dạng: Núi cao, cao nguyên, đồng bằng.
- Bề mặt chia cắt mạnh.
Phân chia khu vực:
- Trung tâm: Núi cao, đồ sộ (Thiên Sơn, Còn Luân, Hi-ma-lay-a).
- Bắc: Đồng bằng, cao nguyên thấp, bằng phẳng.
- Đông: Núi, cao nguyên, đồng bằng ven biển.
- Nam, Tây Nam: Núi trẻ, sơn nguyên, đồng bằng xen kẽ.
Ảnh hưởng:
- Núi cao: Giao thông, sản xuất, đời sống khó khăn.
- Địa hình chia cắt: Chống xói mòn, sạt lở đất.
- Cao nguyên, đồng bằng: Thuận lợi sản xuất, định cư.
Khoáng sản
Câu 1: Xác định trên hình 1, sự phân bố của một số loại khoáng sản chính ở châu Á.
Giải nhanh:
Khoáng sản châu Á:
Phong phú: Dầu mỏ, than đá, sắt, crôm, kim loại màu (đồng, thiếc,...).
Phân bố rộng khắp.
Cơ sở: Phát triển khai thác, chế biến, xuất khẩu khoáng sản.
Cung cấp nguyên liệu: Công nghiệp (ô tô, luyện kim,...).
Lưu ý: Khai thác, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, hạn chế tàn phá môi trường.
Câu 2: Đọc thông tin mục b, cho biết tài nguyên khoáng sản có ý nghĩa như thế nào đối với các nước châu Á.
Giải nhanh:
Tài nguyên khoáng sản phong phú là cơ sở phát triển ngành khai thác, chế biến và xuất khẩu khoáng sản, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp.
Khí hậu
Câu hỏi: Dựa vào thông tin ở mục c và hình 2, hãy
- Nêu đặc điểm khí hậu châu Á.
- Xác định phạm vi của các kiểu khí hậu gió mùa và các kiểu khí hậu lục địa.
- Nêu ý nghĩa của khí hậu đối với việc sử dụng và bảo vệ tự nhiên.
Giải nhanh:
Phân hóa nhiều đới:
Nhiệt độ, gió, mưa khác biệt lớn.
Gió mùa, lục địa chiếm diện tích lớn.
Kiểu khí hậu:
Gió mùa: Đông Á, Nam Á, Đông Nam Á.
Mùa đông: Khô, lạnh, ít mưa.
Mùa hạ: Nóng, ẩm, mưa nhiều.
Lục địa: Nội địa, Tây Á.
Mùa đông: Khô, lạnh.
Mùa hạ: Khô, nóng.
Lượng mưa thấp (200-500mm/năm).
Ý nghĩa:
Đa dạng sản phẩm nông nghiệp, hình thức du lịch.
Thường xuyên chịu ảnh hưởng bão lớn.
Nguy cơ thiên tai, biến đổi khí hậu cao.
Cần: Phòng chống thiên tai, ứng phó biến đổi khí hậu.
Sông, hồ
Câu hỏi: Dựa vào thông tin trong mục d và các hình 3, 4, hãy:
- Trình bày đặc điểm sông, hồ của châu Á.
- Kể tên một số sông lớn ở châu Á và nêu ý nghĩa của chúng đối với đời sống, sản xuất và bảo vệ tự nhiên.
Giải nhanh:
- Đông Á, Đông Nam Á, Nam Á:
- Mạng lưới sông dày đặc, nhiều sông lớn.
- Lũ trùng mưa, cạn trùng khô.
- Sông lớn: Hoàng Hà, Trường Giang, Ấn, Hằng, Mê Công,...
- Tây Á, Trung Á:
- Khí hậu khô hạn, sông ngòi kém phát triển.
- Sông lớn: Tigro, Ơphrat,...
- Hồ:
- Ca-xpi, Bai-can, A-ran,...
- Hình thành từ đứt gãy, miệng núi lửa.
Đới thiên nhiên
Câu hỏi: Dựa vào thông tin và hình ảnh trong mục e, hãy:
- Trình bày đặc điểm các đới thiên nhiên ở thâu Á.
- Nêu vấn đề cần lưu ý trong sử dụng và bảo vệ tự nhiên ở châu Á.
Giải nhanh:
Ba đời thiên nhiên châu Á:
Đới lạnh:
- Khí hậu cực, cận cực, lạnh giá.
- Phân bố: Dải hẹp phía bắc.
- Thực vật: Rêu, địa y, ít cây thân gỗ.
- Động vật: Chịu lạnh hoặc di cư.
Đới ôn hòa:
- Diện tích rộng lớn.
- Phân hóa: Bắc - Nam, Đông - Tây.
- Vùng Xi-bia: ôn đới lục địa, lạnh, khô, rừng lá kim trên đất pốt dân.
- Hệ động vật phong phú.
Đới nóng:
- Khí hậu nhiệt đới gió mùa, xích đạo.
- Thảm thực vật: Rừng mưa nhiệt đới, rừng nhiệt đới gió mùa (Đông Nam Á, Nam Á).
- Thành phần loài đa dạng, nhiều gỗ quý, động vật quý hiếm.
Luyên tập – Vận dụng
Câu 1: Trình bày một trong những đặc điểm thiên nhiên châu Á và ý nghĩa của đặc điểm đó với việc sử dụng và bảo vệ tự nhiên.
Giải nhanh:
- Địa hình châu Á rất đa dạng, gồm: núi và sơn nguyên cao, đỗ sộ; cao nguyên và đồng bằng rộng lớn,... Bề mặt địa hình bị chia cắt mạnh.
– Địa hình chia thành các khu vực:
+ Ở trung tâm là vùng núi cao, đồ sộ và hiểm trở nhất thế giới. Một số dãy núi điển hình: Thiên Sơn, Còn Luân, Hi-ma-lay-a.
+ Phía bắc là các đồng bằng và cao nguyên thấp, bằng phẳng.
+ Phía đông tháp dần về phía biển, gồm các núi, cao nguyên và đồng bằng ven biển.
+ Phía nam và tây nam gồm các dãy núi trẻ, các sơn nguyên và đồng bằng nằm xen kẽ.
- Địa hình núi cao và hiểm trở chiếm tỉ lệ lớn trong tổng diện tích, gây khó khăn cho giao thông, sản xuất và đời sống. Do địa hình chia cắt mạnh, nên trong quá trình khai thác, sử dụng cần lưu ý vấn đề chống xói mòn, sạt lở đất Các khu vực cao nguyên, đồng bằng rộng lớn thuận lợi cho sản xuất và định cư.
Câu 2: Tìm hiểu và trình bày về khí hậu nhiệt đới gió mùa ở nước ta. Khí hậu gió mùa ảnh hưởng như thế nào đến đời sống và sản xuất ở địa phương em?
Giải nhanh:
- Tính chất nhiệt: Nhiệt độ trung bình năm của không khí đều vượt 21oC trên cả nước và tăng dần từ bắc vào nam.
- Tính chất gió mùa: Khí hậu chia làm hai mùa gió.
- Tính chất ẩm: Lượng mưa trung bình năm khoảng 1500-2000 mm/năm, độ ẩm không khí trung bình trên 80%.
Những thuận lợi và khó khăn do khí hậu mang lại
a) Thuận lợi
- Thuận lợi cho sinh vật phát triển quanh năm.
- Là cơ sở phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới, hình thành các vùng chuyên canh.
- Các hoạt động sản xuất diễn ra quanh năm.
b) Khó khăn
- Nhiều thiên tai: Bão, lũ lụt, hạn hán,…
- Thời tiết diễn biến phức tạp.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Bình luận