Dễ hiểu giải Địa lí 7 kết nối bài 19 Châu Nam Cực
Giải dễ hiểu bài 19 Châu Nam Cực. Trình bày rất dễ hiểu, nên tiếp thu Địa lí 7 Kết nối dễ dàng. Học sinh nắm được kiến thức và biết suy rộng ra các bài tương tự. Thêm 1 dạng giải mới để mở rộng tư duy. Danh mục các bài giải trình bày phía dưới
BÀI 19: CHÂU NAM CỰC
Lịch sử khám phá và nghiên cứu châu Nam cực
Câu hỏi: Đọc nội dung mục 1, hãy nêu các mốc lớn trong lịch sử khám phá và nghiên cứu châu Nam cực.
Giải nhanh:
- 1820: Bê-linh-hao-den và La-da-rép (Nga) phát hiện lục địa.
- 1900: Boóc-rơ-grê-vim (Na Uy) đặt chân lên lục địa.
- 14/12/1911: A-mun-sen (Na Uy) đặt chân đến cực Nam Trái Đất.
- 1957: Nghiên cứu Nam Cực được triển khai mạnh mẽ.
Vị trí địa lí
Câu hỏi: Dựa vào thông tin trong mục 2 và bản đồ hinh 2, hãy:
- Xác định trên bản đồ vị trí của châu Nam Cực
- Cho biết vị trí địa lí ảnh hưởng như thế nào tới khí hậu của châu Nam Cực.
Giải nhanh:
- Đại bộ phận diện tích của lục địa Nam Cực nằm trong phạm vi phía nam của vòng cực Nam => khí hậu khắc nghiệt, lạnh giá.
- Châu Nam Cực được bao bọc bởi đại dương và nằm cách xa với các châu lục khác.
Đặc điểm tự nhiên
Câu hỏi: Dựa vào thông tin và hình ảnh mục a, hãy nêu đặc điểm tự nhiên của châu Nam cực.
Giải nhanh:
Khí hậu:
- Lạnh nhất, khô nhất thế giới.
- Nhiệt độ thấp nhất: -94,5°C (1967).
- Mưa, tuyết rơi rất thấp (ven biển < 200 mm/năm).
Địa hình:
- Cao nguyên bằng khổng lồ.
- 98% bề mặt phủ băng dày (trung bình > 1720 m).
- Bề mặt tương đối bằng phẳng.
Sinh vật:
- Nghèo nàn.
- Gần như toàn bộ là hoang mạc lạnh.
- Không có thực vật, động vật (trừ ven lục địa).
- Ven lục địa:
- Thực vật bậc thấp (rêu, địa y, tảo, nấm).
- Động vật chịu lạnh (chim cánh cụt, chim biển, hải cẩu).
- Vùng biển:
- Giới động vật phong phú hơn (ấm hơn, thức ăn dồi dào).
- Động vật nổi bật: cá voi xanh.
Tài nguyên thiên nhiên
Câu hỏi: Dựa vào thông tin trong mục b, hãy kể tên các tài nguyên thiên nhiên ở châu Nam Cực.
Giải nhanh:
- Dự trữ nước ngọt lớn nhất Trái Đất (60% lượng nước ngọt).
- Giàu khoáng sản: than đá, sắt, đồng.
- Thềm lục địa tiềm năng: dầu mỏ
Luyện tập – Vận dụng
Câu 1: Trình bày một trong các đặc điểm tự nhiên: địa hình, khí hậu, sinh vật ở châu Nam Cực.
Giải nhanh:
Khí hậu: Nam Cực là châu lục lạnh và khô nhất thế giới.
- Nhiệt độ thấp nhất đo được trong năm 1967 là -94,5°C.
- Lượng mưa, tuyết rơi rất thấp, ở vùng ven biển chỉ dưới 200 mm/năm; vào sâu trong lục địa, lượng mưa, tuyết rơi còn thấp hơn nhiều.
Câu 2: Tìm hiểu về tác động của việc tan băng ở châu Nam Cục do biến đổi khí hậu toàn cầu đối với thiên nhiên hoặc con người trên Trái Đất.
Giải nhanh:
- Nắng nóng kéo dài
Các đợt nắng nóng khiến nhiều vùng đất trở nên khô cằn, khan hiếm nguồn nước sạch. Tình trạng cháy rừng diễn ra ngày càng nhiều, mất kiểm soát, bão bụi và lũ quét triền miên.
Ở một số nước, thiếu nước dẫn đến dịch bệnh nghiêm trọng. Cũng có nơi mưa lớn khiến lũ lụt khắp nơi, phá hủy nhà cửa, làm nước uống nhiễm bẩn, rác thải lan tràn.
- Ảnh hưởng đến phương tiện qua lại trên biển: Băng tan tạo ra những tảng băng lớn ảnh hưởng đến tàu thuyền qua lại. Các con thuyền sẽ có thể gặp nguy cơ va phải các tảng băng trôi có kích thước lớn, khiến tàu hư hỏng nặng, thậm chí bị nhấn chìm.
- Mực nước biển dâng cao
Hiện tượng nước biển xâm lấn vào sâu đất liền khiến các vùng đất nhiễm mặn ngày càng nhiều. Nguy cơ thiếu nước ngọt cho sản xuất và sinh hoạt cũng vì thế mà trở nên nghiêm trọng. Hơn nữa, nhiều người mất đất, mất nhà do bị biển nhấn chìm.
Ngoài ra, trong nước biển, hàm lượng axit cao do hấp thụ khí thải. Do đó, hệ sinh vật dưới biển sẽ phải gánh chịu nguy cơ tuyệt chủng, nhất là các loài có vỏ hoặc xương như cua, san hô, thân mềm,…
- Tan băng ở châu Nam Cực gây ô nhiễm không khí: Nhiệt độ tăng cao do lượng khí thải từ xe cộ, nhà máy và các nguồn khác gây thủng tầng ozon. Đây cũng chính là nguyên nhân chính gây ra sương mù quang hóa, khiến tỷ lệ nhập viện và tử vong ở bệnh nhân hen suyễn, tim mạch hay phổi tăng lên.
- Ảnh hưởng đến động vật: Nhiều loại sinh vật biến mất hoặc rơi vào nguy cơ diệt vong lớn do mất môi trường sống, do nạn phá rừng hay nước biển ấm lên. Loài chim cánh cụt ở Nam Cực là điển hình trong số đó.
- Ảnh hưởng của băng tan đến con người: Con người nhất định phải gánh chịu những hậu quả mà họ góp phần tạo ra. Ví dụ như: thiên tai, dịch bệnh, mùa màng thất bát,… Chưa kể đến nghiêm trọng hơn sẽ là sự diệt vong của nhân loại trên Trái Đất.
Bình luận