Dễ hiểu giải Địa lí 7 chân trời bài 9 Thiên nhiên châu Phi
Giải dễ hiểu bài 9 Thiên nhiên châu Phi. Trình bày rất dễ hiểu, nên tiếp thu Địa lí 7 Chân trời dễ dàng. Học sinh nắm được kiến thức và biết suy rộng ra các bài tương tự. Thêm 1 dạng giải mới để mở rộng tư duy. Danh mục các bài giải trình bày phía dưới
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
BÀI 9: THIÊN NHIÊN CHÂU PHI
Vị trí địa lí, hình dạng và kích thước Châu Phi
Câu hỏi: Dựa vào hình 9.1 và thông tin trong bài, em hãy:
- Nêu đặc điểm hình dạng và kích thước châu Phi.
- Trình bày đặc điểm vị trí địa lí châu Phi.
Giải nhanh:
* Hình dạng và kích thước:
- Hình dạng: Dạng khối, đường bờ biển ít bị chia cắt.
- Kích thước: Diện tích hơn 30 triệu km2, là lục địa lớn thứ ba thế giới.
* Vị trí địa lý:
- Châu Phi nằm ở cả bán cầu Bắc và bán cầu Nam, bán cầu Đông và bán cầu Tây.
- Tiếp giáp lục địa: Phía bắc giáp châu Âu qua biển Địa Trung Hải, phía đông bắc giáp châu Á qua Biển Đỏ và bán đảo Sinai.
- Tiếp giáp đại dương: Giáp Ấn Độ Dương ở phía đông và Đại Tây Dương ở phía tây.
Đặc điểm tự nhiên
Câu 1: Dựa vào hình 9.1 và thông tin trong bài, em hãy:
- Phân tích đặc điểm địa hình châu Phi.
- Cho biết sự phân bố các loại khoáng sản chính ở châu Phi.
Giải nhanh:
Đặc điểm địa hình châu Phi:
- Bề mặt khá bằng phẳng, độ cao trung bình khoảng 750m so với mực nước biển.
- Địa hình cao về phía đông nam và thấp về phía tây bắc.
- Các dạng địa hình chính: sơn nguyên, bồn địa, hoang mạc, núi thấp và đồng bằng.
+ Sơn nguyên: nơi có nhiều đỉnh núi cao hơn 4000 m, phân bố phía đông và nam như sơn nguyên Ê-ti-ô-pi-a, sơn nguyên Đông Phi,...
+ Bồn địa: xen giữa các vùng đất cao, điển hình như bồn địa Công-gô, Ca-la-ha-ri, bồn địa Sat,...
+ Hoang mạc: rộng lớn và rất khô hạn như Xa-ha-ra, Na-mip,...
+ Núi thấp: tập trung phía bắc và phía nam châu Phi như Át-lát, Đrê-ken-béc,...
+ Đồng bằng: thấp, diện tích nhỏ, phân bố ven biển như đồng bằng châu thổ sông Nin, các đồng bằng ven vịnh Ghi-nê,...
* Sự phân bố các loại khoáng sản chính ở châu Phi: khoáng sản ở châu Phi phân bố không đều:
- Dầu mỏ: Bắc Phi.
- Kim loại quý (vàng, kim cương): Nam Phi.
Câu 2: Dựa vào hình 9.2 và thông tin trong bài, em hãy :
- Nêu tên các đới khí hậu ở châu Phi.
- Nhận xét đặc điểm chung của khí hậu châu Phi.
Giải nhanh:
- Các đới khí hậu ở châu Phi:
+ Đới khí hậu xích đạo;
+ Đới khí hậu cận xích đạo;
+ Đới khí hậu nhiệt đới;
+ Đới khí hậu cận nhiệt.
- Đặc điểm chung của khí hậu châu Phi:
+ Có nhiệt độ trung bình cao nhất thế giới trên 20oC.
+ Khí hậu khô nóng, lượng mưa thấp.
Câu 3: Dựa vào hình 9.1 và thông tin trong bài, em hãy:
- Nêu tên các sông và hồ chính ở châu Phi.
- Nhận xét đặc điểm mạng lưới sông, hồ ở châu Phi.
Giải nhanh:
Các sông và hồ chính ở châu Phi:
- Các sông chính: Công-gô, Nin, Dăm-be-đi, Ni-giê,...
- Các hồ chính: Vic-to-ri-a, Tan-ga-ni-ca, Ma-la-uy,...
Nhận xét đặc điểm mạng lưới sông, hồ ở châu Phi:
- Mạng lưới sông ngòi của phân bố không đều.
- Nguồn cung cấp nước chủ yếu là nước mưa nên chế độ nước sông phụ thuộc chế độ mưa.
- Các hoang mạc rất ít sông, chỉ có dòng chảy vào mùa mưa và không có nước vào mùa khô
+ Bồn địa Công-gô và phía bắc vịnh Ghi-nê do mưa nhiều nên mạng lưới sông dày đặc, lượng nước lớn.
- Phần lớn hệ thống sông chính ở châu Phi đổ nước vào các biển, vịnh biển,...thuộc Đại Tây Dương.
- Các hồ lớn của châu Phi phân bố chủ yếu ở Đông Phi.
- Các hồ lớn của châu Phi là nguồn cung cấp nước ngọt và thủy sản quan trọng cho người dân.
Câu 4: Dựa vào thông tin trong bài, em hãy trình bày đặc điểm các môi trường thiên nhiên ở châu Phi.
Giải nhanh:
- Môi trường Xích đạo
+ Phạm vi: gồm bồn địa Công-gô và phía bắc vịnh Ghi-nê.
+ Sinh vật: rất phát triển, đặc trưng là rừng thường xanh.
+ Sông ngòi: mạng lưới dày đặc, nhiều nước quanh năm.
+ Đất: màu mỡ, thuận lợi phát triển nông nghiệp.
- Môi trường nhiệt đới
+ Phạm vi: phân bố ở hai bên môi trường xích đạo.
+ Sinh vật: càng về phía chí tuyến, thảm thực vật chuyển từ kiểu rừng sang đồng cỏ cao và cây bụi gai.
+ Sông ngòi: có lưu lượng nước khá lớn nhưng thay đổi theo mùa .
+ Đất: đất đỏ vàng là chủ yếu, có thể khai thác tốt cho nông nghiệp nếu đảm bảo được nước tưới.
- Môi trường hoang mạc
+ Phạm vi: chiếm diện tích lớn nhất, phân bố chủ yếu ở khu vực chí tuyến.
+ Thảm thực vật, sông ngòi kém phát triển.
- Môi trường cận nhiệt
+ Phạm vi: chiếm một phần lãnh thổ nhỏ ở phía bắc và nam châu Phi.
+ Thực vật: phát triển cây lá cứng để hạn chế thoát nước.
+ Sông ngòi: mạng lưới sông ít phát triển.
Luyện tập – Vận dụng
Câu 1: Cho biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa của hai trạm khí tượng sau:
a. Dựa vào hình 9.2, cho biết hai trạm khí tượng trên thuộc đới khí hậu nào?
b. Ở mỗi trạm khí tượng, em hãy cho biết:
- Nhiệt độ tháng cao nhất, nhiệt độ tháng thấp nhất; vào những tháng nào.
- Tổng lượng mưa năm, tháng có lượng mưa cao nhất, tháng có lượng mưa thấp nhất.
Giải nhanh:
a. Trạm Ba-ta thuộc đới khí hậu xích đạo; Trạm Kêp-tao thuộc đới khí hậu cận nhiệt.
b.
Trạm Ba-ta | Trạm Kêp-tao | |
Nhiệt độ tháng cao nhất | 26°C (tháng 2) | 20°C (tháng 1, 2) |
Nhiệt độ tháng thấp nhất | 24°C (tháng 7) | 11°C (tháng 7) |
Tổng lượng mưa năm | 2234mm | 615mm |
Tháng có lượng mưa cao nhất | Tháng 10 (460mm) | Tháng 6 (80mm) |
Tháng có lượng mưa thấp nhất | Tháng 7 (20mm) | Tháng 11 (30mm) |
Câu 2: Vì sao mạng lưới sông, hồ ở châu Phi phân bố không đều?
Giải nhanh:
Mạng lưới sông và hồ ở châu Phi phân bố không đều vì:
- Châu Phi có nhiệt độ cao và lượng mưa thấp, dẫn đến khả năng bốc hơi nước lớn.
- Đa dạng về kiểu môi trường đới nóng, các vùng mưa nhiều có mạng lưới sông phát triển mạnh, trong khi các vùng khô hạn thì ít có dòng chảy.
- Nguồn nước chủ yếu là nước mưa, do đó chế độ nước sông phụ thuộc vào mưa; vùng mưa ít thường có mạng lưới sông hạn chế.
Câu 3: Em hãy sưu tầm hình ảnh và viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) giới thiệu một di sản thiên nhiên hoặc một vườn quốc gia ở châu Phi.
Giải nhanh:
Khu bảo tồn thiên nhiên Tsingy de Bemaraha ở Madagascar là một công viên quốc gia lớn và nổi tiếng. Việc khai thác du lịch được hạn chế nghiêm ngặt, chỉ có các nhà khoa học dưới sự bảo hộ của các tổ chức uy tín mới được phép tiếp cận sâu vào bên trong. Nhờ quản lí chặt chẽ này, rừng đá Tsingy vẫn giữ được nguyên vẹn. Điểm nổi bật nhất trong công viên là Rừng đá Tsingy, với những tháp đá nhọn cao tới 50m. Hình dạng đặc trưng của Tsingy được hình thành từ lớp vỏ sò và san hô bồi đắp đáy biển hàng triệu năm trước, sau đó được đẩy lên khỏi mặt biển do các chuyển động địa chất. Dưới tác động của thời tiết, các khe vách hình thành và tạo nên hình dạng hiện tại của Tsingy.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Bình luận