Dễ hiểu giải Công nghệ lâm nghiệp 12 Kết nối tri thức bài 25: Ứng dụng công nghệ sinh học trong phòng, trị bệnh thủy sản

Giải dễ hiểu bài 25: Ứng dụng công nghệ sinh học trong phòng, trị bệnh thủy sản. Trình bày rất dễ hiểu, nên tiếp thu Công nghệ lâm nghiệp 12 Kết nối dễ dàng. Học sinh nắm được kiến thức và biết suy rộng ra các bài tương tự. Thêm 1 dạng giải mới để mở rộng tư duy. Danh mục các bài giải trình bày phía dưới


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 25. ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SINH HỌC TRONG PHÒNG, TRỊ BỆNH THỦY SẢN.

Khởi động: Công nghệ sinh học đã được ứng dụng thế nào phòng và trị bệnh thủy sản? Nhân bản gene đích chủa tác nhân gây bệnh bằng kĩ thuật PCR (Hình 25.1) có vai trò như thế nào trong phòng và trị bệnh thủy sản?

Giải nhanh:

  • Ứng dụng để kiểm dịch đàn thuỷ sản bố mẹ, đàn giống trước khi nuôi và theo dõi sức khoẻ trong quá trình nuôi để phát hiện tác nhân gây bệnh.

  • Vai trò nhân bản gene đích: chẩn đoán bệnh nhanh chóng và chính xác 

I. ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SINH HỌC TRONG CHẨN ĐOÁN SỚM BỆNH THỦY SẢN

Khám phá: Quan sát Hình 25.3, mô tả  các bước phát hiện virus gây bệnh trên tôm bằng kĩ thuật PCR.

Giải nhanh:

  • Bước 1. Thu mẫu tôm

  • Bước 2. Tách chiết DNA tổng số

  • Bước 3. Nhân bản đoạn gene đặc hiệu bằng phản ứng PCR

  • Bước 4. Điện di và kiểm tra sản phẩm PCR

Kết nối năng lực: Sử dụng internet, sách, báo,.. để tìm hiểu thêm một số ứng dụng của công nghệ sinh học trong chẩn đoán bệnh ở động vật thủy sản.

Giải nhanh:

Ứng dụng: Kỹ thuật ELISA sử dụng để chẩn đoán bệnh ở động vật thủy sản.

II. ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SINH HỌC TRONG PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH THỦY SẢN

Khám phá: Quan sát Hình 25.7, mô tả các bước sản xuất chế phẩm Bacilus sp. Phòng, trị bệnh thủy sản.

Giải nhanh:

  • Bước 1: Phân lập, tuyển chọn chủng Bacillus sp..

  • Bước 2: Nuôi cấy và nhân sinh khối chùng Bacillus sp..

  • Bước 3: Phối trộn sinh khối vi khuẩn Bacillus sp. với cơ chất thích hợp.

  • Bước 4: Đóng gói, bảo quản và sử dụng.

Kết nối năng lực: Sử dụng internet, sách, báo,... để tìm hiểu thành phần của chế phẩm vi sinh sử dụng trong phòng, trị bệnh thủy sản ở địa phương em.

Giải nhanh:

Thành phần:

  • Vi khuẩn: Bacillus, Lactobacillus,...

  • Nấm: Trichoderma

  • Enzyme: Protease, Amylase, Lipase,...

Khám phá: Quan sát Hình 25.8, trình bày các bước tạo chế phẩm men tỏi giàu allicin phòng, trị bệnh thủy sản.

Giải nhanh:

  • Trộn đều thành hỗn hợp (tỉ lệ 10:1:1:16) trong thùng  chứa: Tỏi tươi xay nhuyễn, đường kính, dấm ăn, nước sạch

  • Ú lên men khoảng 10-15 ngày

  • Dịch tôi lên men giàu allicin

  • Đóng gói, bảo quản và sử dụng

III. LUYỆN TẬP

Câu 1: Trình bày các bước chẩn đoán nhanh bệnh thủy sản bằng kĩ thuật PCR, kit chẩn đoán

Giải nhanh:

  • Kĩ thuật PCR:

  • Bước 1. Thu mẫu thuỷ sản

  • Bước 2. Tách chiết DNA tổng số

  • Bước 3. Nhân bản đoạn gene đặc hiệu bằng phản ứng PCR

  • Bước 4. Điện di và kiểm tra sản phẩm PCR

  • Kit chẩn đoán:

  • Bước 1: Thu mẫu thủy sản

  • Bước 2: Bổ sung dung dịch đệm

  • Bước 3: Nghiền mẫu

  • Bước 4: Hút mẫu dịch

  • Bước 5: Cho mẫu vào kit test nhanh

  • Bước 6: Đọc kết quả sau 15 phút

Câu 2: Trình bày một số ứng dụng công nghệ sinh học trong phòng và trị bệnh thủy sản.

Giải nhanh:

Ứng dụng trong sản xuất vaccine: Vaccine DNA có ưu điểm là tính ổn định cao, chi phí sản xuất thấp hơn vaccine vô hoạt, không chứa tác nhân gây bệnh nên có tính an toàn cao hơn vaccine truyền thống.

IV. VẬN DỤNG

Đề xuất một số loại thảo dược có thể sử dụng sản xuất chế phẩm phòng, trị bệnh thủy sản.

Giải nhanh:

Một số loại thảo dược: sả, tỏi, gừng,…


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác