Đáp án Sinh học 11 Cánh diều bài Ôn tập chủ đề 1

Đáp án bài Ôn tập chủ đề 1. Bài giải được trình bày ngắn gọn, chính xác giúp các em học Sinh học 11 Cánh diều dễ dàng. Từ đó, hiểu bài và vận dụng vào các bài tập khác. Đáp án chuẩn chỉnh, rõ ý, dễ tiếp thu. Kéo xuống dưới để xem chi tiết


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 1

II. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

CH. Em hãy giải thích vì sao không nên để niều hoa tươi trong phòng ngủ.

Đáp án chuẩn:

Vào ban đêm, cây ngừng quang hợp nhưng vẫn tiếp tục hô hấp. Nếu trong phòng ngủ có nhiều cây hoặc hoa và đóng kín cửa, người có thể dễ bị ngạt thở. Trong quá trình hô hấp, cây tiêu thụ nhiều oxy trong không khí trong phòng và thải ra nhiều khí carbonic.

CH. Biện pháp bảo quản nông sản nào đúng trong các biện pháp sau? Giải thích.

A. Giữ rau củ trong ngăn mát của tủ lạnh

B. Ngâm rau củ trong nước

C. Giữ các loại hạt đã phơi khô trong túi hút chân không

Đáp án chuẩn:

A. Đúng: Nhiệt độ thấp trong tủ lạnh làm giảm tốc độ hô hấp tế bào trong rau củ, kéo dài thời gian bảo quản.

B. Sai: Ngâm rau củ trong nước vừa làm giảm tốc độ hô hấp tế bào và thúc đẩy phân huỷ, gây hư hỏng nhanh chóng.

C. Đúng: Hạt có hàm lượng nước thấp và không khí trong môi trường hút chân không giúp giảm tốc độ hô hấp tế bào, kéo dài thời gian bảo quản.

CH. Các biện pháp chăm sóc cây trồng sau đây đúng hay sai? Giải thích.

A. Tưới đều nước cả vào rễ, thân và lá.

B. Tưới nước vào buổi trưa khi trời đang nóng.

C. Cắt tỉa các cành nhỏ ở phía gốc cây.

D. Tưới đẫm nước duy nhất một lần trong ngày.

E. Xới xáo giữ cho đất tơi xốp.

Đáp án chuẩn:

A. Sai. Cây chủ yếu hấp thu nước qua rễ, vì vậy chỉ cần tưới nước đều xung quanh rễ là đủ.

B. Sai. Không nên tưới nước vào buổi trưa khi trời nắng nóng vì lá cây kín lại để giảm thải hơi nước và có thể gây đốt lá.

C. Đúng. Cắt tỉa các cành nhỏ ở gốc cây giúp cây tập trung dinh dưỡng vào các cành phía trên, tăng cường sinh trưởng.

D. Sai. Tưới đậm nước một lần trong ngày có thể gây ướng cục bộ và hạn chế hấp thu nước của cây.

E. Đúng. Xới xáo đất giúp thoáng khí và cải thiện quá trình hấp thu nước và dinh dưỡng của cây.

CH. Hãy giải thích vì sao sau khi ăn không nên vận động mạnh.

Đáp án chuẩn:

Sau khi ăn không nên vận động mạnh vì:

- Lượng máu cần để tiêu hóa thức ăn sẽ bị dồn vào cơ quan tiêu hóa để hỗ trợ quá trình này, làm giảm lượng máu cung cấp cho cơ bắp vận động, dẫn đến giảm hiệu quả tiêu hóa thức ăn.

- Vận động mạnh sau khi ăn có thể làm lắc dữ dội dạ dày chứa thức ăn và nước, gây căng thẳng màng vị tràng và dễ gây đau bụng.

CH. Bảng dưới đây thể hiện một số thay đổi của cơ thể một người khỏe mạnh, bình thường khi hoạt động mạnh so với khi nghỉ ngơi. Hãy giải thích những thay đổi đó.

Đáp án chuẩn:

Nhịp tim khi hoạt động mạnh cao hơn khi nghỉ ngơi vì:

- Hoạt động mạnh tăng nhu cầu về năng lượng của cơ xương, làm giảm hàm lượng O2 trong máu và tăng CO2, dẫn đến giảm pH máu. Điều này kích thích hệ thần kinh giao cảm, tăng nhiễm tim đảm bảo vận chuyển khi khí kịp thời.

Nhịp hô hấp khi hoạt động mạnh cao hơn khi nghỉ ngơi vì:

- Hoạt động mạnh tăng nhu cầu cung cấp O2 và loại bỏ CO2 của cơ thể, dẫn đến tăng nhiệp hô hấp để đảm bảo lưu thông khi ở phổi, tạo điều kiện thuận lợi cho sự trao đổi khí ở phổi và tế bào.

Tốc độ tạo nước tiểu khi hoạt động mạnh thấp hơn khi nghỉ ngơi vì:

- Hoạt động mạnh làm tăng lượng máu tới cơ xương, nhưng giảm lượng máu tới thận, dẫn đến giảm tốc độ lọc máu tạo nước tiểu. Đồng thời, sự mất nước do toát mồ hôi khiến hoạt động tái hấp thu nước ở ống lượn xa và ống góp của thận được tăng cường, dẫn đến giảm tốc độ tạo nước tiểu.

CH. Những khẳng định về hệ tuần hoàn ở động vật sau đây là đúng hay sai? Giải thích.

A. Hệ tuần hoàn cấu tạo gồm: tim, động mạch, mao mạch, tĩnh mạch.

B. Ở động vật có hệ tuần hoàn kép, áp lực máu ở động mạch chủ cao hơn động mạch phổi.

C. Tim hoạt động tự động do nút xoang nhĩ có khả năng tự động phát xung.

D. Vận động viên thể thao có nhịp tim trung bình khi nghỉ ngơi thấp hơn người cùng độ tuổi, giới tính nhưng không luyện tập thể dục thể thao.

Đáp án chuẩn:

A. Sai. Hệ tuần hoàn cấu tạo bao gồm tim, mạch máu và dịch tuần hoàn (máu). Ở động vật có hệ tuần hoàn hở, chỉ có động mạch và tĩnh mạch; còn ở động vật có hệ tuần hoàn kín, hệ mạch bao gồm đầy đủ động mạch, mao mạch và tĩnh mạch.

B. Đúng. Trong chu kỳ hoạt động của tim, lượng máu đi vào động mạch chủ và động mạch phổi bằng nhau, nhưng áp lực máu ở động mạch chủ cao hơn do lực co của tâm thất trái lớn hơn tâm thất phải.

C. Đúng. Tim hoạt động tự động nhờ nút xoang nhĩ có khả năng tự phát xung.

D. Đúng. Cơ tim của vận động viên thể thao khỏe mạnh, dẫn đến thể tích tâm thu tăng, giúp duy trì lượng máu cung cấp cho cơ thể dù nhịp tim giảm đi.

CH. Những phát biểu dưới đây về các phản ứng sinh lí có thể xảy ra với cơ thể người khi ăn mặn (ăn nhiều muối) liên tục trong thời gian dài.

(1) Nồng độ hormone ADH trong máu cao hơn bình thường.

(2) Huyết áp cao hơn bình thường.

(3) Nồng độ hormone aldosterone trong máu cao hơn bình thường.

(4) Nồng độ renin trong máu thấp hơn bình thường.

Hãy cho biết trong bốn phát biểu trên, những phát biểu nào đúng? Giải thích.

Đáp án chuẩn:

(1) Đúng: Ăn mặn tăng áp suất thẩm thấu máu, kích thích tiết hormone ADH.

(2) Đúng: Ăn mặn làm giảm lượng nước tiểu và tăng nồng độ nước trong máu, dẫn đến tăng áp lực trên mạch máu và có thể gây tăng huyết áp.

(3) Sai: Ăn mặn thường xuyên dẫn đến tăng huyết áp và giảm nồng độ hormone aldosterone trong máu.

(4) Đúng: Ăn mặn thường xuyên làm tăng nồng độ Na+ tại ống thận và ức chế thận tiết renin.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác