Đáp án Khoa học tự nhiên 7 chân trời bài 30 Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở động vật
Đáp án bài 30 Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở động vật. Bài giải được trình bày ngắn gọn, chính xác giúp các em học Khoa học tự nhiên 7 chân trời sáng tạo dễ dàng. Từ đó, hiểu bài và vận dụng vào các bài tập khác. Đáp án chuẩn chỉnh, rõ ý, dễ tiếp thu. Kéo xuống dưới để xem chi tiết
CHỦ ĐỀ 7. KHÁI NIỆM TRAO ĐỔI CHẤT VÀ CHUYỂN HOÁ NĂNG LƯỢNG Ở SINH VẬT
BÀI 30: TRAO ĐỔI NƯỚC VÀ CÁC CHẤT DINH DƯỠNG Ở ĐỘNG VẬT
1. CON ĐƯỜNG TRAO ĐỔI NƯỚC VÀ NHU CẦU SỬ DỤNG NƯỚC Ở ĐỘNG VẬT
Câu 1: Những yếu tố nào ảnh hưởng đến nhu cầu nước của động vật?
Đáp án chuẩn:
Loài, kích thước cơ thể, điều kiện môi trường, độ tuổi, loại thức ăn,...
Câu 2: Việc đảm bảo nhu cầu nước có ý nghĩa gì đối với cơ thể động vật?
Đáp án chuẩn:
Giúp động vật duy trì các hoạt động sống diễn ra bình thường.
Luyện tập: Hãy sắp xếp theo thứ tự tăng dần về nhu cầu nước của các loài sau đây: bò, mèo, lợn, thằn lằn, lạc đà. Dựa vào đặc điểm nào để em sắp xếp được như thế?
Đáp án chuẩn:
- Bò, lợn, mèo, thằn lằn, lạc đà.
- Đặc điểm: loài, kích thước cơ thể, điều kiện môi trường.
Câu 3: Quan sát Hình 30.1 và trả lời các Câu sau:
a) Nước được cung cấp cho cơ thể người từ những nguồn nào?
b) Nước trong cơ thể người có thể bị mất đi qua những con đường nào?
Đáp án chuẩn:
a) Thức ăn và nước uống.
b) Hô hấp, thoát hơi nước qua da, toát mồ hôi, bài tiết nước tiểu và phân.
Câu 4: Hãy trình bày con đường trao đổi nước ở động vật và người.
Đáp án chuẩn:
Nước từ thức ăn, nước uống → Ống tiêu hoá → Hấp thụ vào máu → Các tế bào và cơ quan → Bài tiết ra khỏi cơ thể
Luyện tập: Theo em, nên uống nước ở những thời điểm nào là hợp lí?
Đáp án chuẩn:
Sau khi ngủ dậy, sau bữa ăn, khi ngồi trong phòng điều hoà, trước khi đi ngủ 2 giờ.
2. CON ĐƯỜNG THU NHẬN VÀ TIÊU HOÁ THỨC ĂN Ở ĐỘNG VẬT
Câu 5: Cơ quan nào trong ống tiêu hoá ở người là nơi thu nhận và nghiền nhỏ thức ăn?
Đáp án chuẩn:
Miệng.
Câu 6: Dựa vào Hình 30.2, em hãy mô tả con đường thu nhận và tiêu hoá thức ăn trong ống tiêu hoá ở người.
Đáp án chuẩn:
Miệng → thực quản → dạ dày → ruột non → ruột già → trực tràng → hậu môn.
Câu 7: Quá trình tiêu hoá thức ăn trong ống tiêu hoá ở người được thực hiện thông qua những hoạt động nào?
Đáp án chuẩn:
Thu nhận và nghiền nhỏ thức ăn ở miệng → Thực quản → Tiêu hoá một phần thức ăn ở dạ dày → Tiêu hoá hoàn toàn thức ăn và hấp thụ chất dinh dưỡng nhờ ruột non → Ruột già hấp thu nước và số ít chất còn lại, tạo phân → Thải qua hậu môn.
3. QUÁ TRÌNH VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT Ở ĐỘNG VẬT
Câu 8: Hệ tuần hoàn nhận những chất nào từ hệ hô hấp và hệ tiêu hoá?
Đáp án chuẩn:
Nhận O2
Câu 9: Các chất dinh dưỡng và chất thải được vận chuyển đến đâu trong cơ thể?
Đáp án chuẩn:
Các chất dinh dưỡng: các tế bào, mô, cơ quan trong cơ thể.
Chất thải: phổi và các cơ quan bài tiết.
Câu 10: Quan sát Hình 30.3, hãy mô tả chi tiết quá trình vận chuyển các chất trong hai vòng tuần hoàn ở người.
Đáp án chuẩn:
- Vòng tuần hoàn phổi: Máu đỏ thẫm từ tâm thất phải → động mạch → mao mạch phổi → trao đổi khí → máu đỏ tươi → động mạch phổi → tâm nhĩ trái.
- Vòng tuần hoàn các cơ quan: Máu giàu O2 và chất dinh dưỡng từ tâm thất trái → động mạch chủ → cơ quan, tiến hành trao đổi chất giữa máu và các cơ quan thông qua mao mạch → nhận các chất thải, CO2 → Máu đỏ thẫm, các chất thải → cơ quan bài tiết, CO2 → tĩnh mạch → tâm nhĩ phải.
Luyện tập: Tại sao nói hệ tuần hoàn là trung tâm trao đổi chất của cơ thể động vật?
Đáp án chuẩn:
Vì ở hệ tuần hoàn diễn ra tất cả các quá trình trao đổi cần thiết để tổng hợp, phân giải và đưa các chất đi nuôi cơ thể.
Vận dụng: Em hãy đề xuất một số biện pháp bảo vệ sức khoẻ hệ tiêu hoá và hệ tuần hoàn.
Đáp án chuẩn:
- Hệ tiêu hoá: ăn uống hợp vệ sinh, xây dựng chế độ ăn ngủ hợp lí, giữ tâm trạng thoải mái, sau khi ăn không vận động mạnh.
- Hệ tuần hoàn: không dùng các chất kích thích , xây dựng chế độ ăn ngủ hợp lí, kiểm tra sức khoẻ định kì hàng năm.
4. VẬN DỤNG HIỂU BIẾT VỀ TRAO ĐỔI CHẤT VÀ CHUYỂN HOÁ NĂNG LƯỢNG Ở ĐỘNG VẬT VÀO THỰC TIỄN
Câu 11: Hãy dự đoán nhu cầu dinh dưỡng của các đối tượng sau đây cao hay thấp. Giải thích.
a) Thợ xây dựng.
b) Nhân viên văn phòng.
c) Trẻ ở tuổi dậy thì.
d) Phụ nữ mang thai.
Đáp án chuẩn:
a) Cao do tính chất công việc nặng nhọc, hoạt động nhiều.
b) Thấp do công việc nhẹ, ngồi nhiều và ít hoạt động.
c) Cao vì phải trải qua những thay đổi lớn về thể chất, cần nhiều dinh dưỡng để phát triển.
d) Cao vì dinh dưỡng của trẻ phụ thuộc hoàn toàn vào dinh dưỡng của mẹ.
Câu 12: Cho ví dụ về những tác hại của việc thừa hoặc thiếu chất dinh dưỡng
Đáp án chuẩn:
- Thừa: béo phì, bệnh tim, huyết áp cao, loãng xương, tiểu đường loại 2 và một số bệnh ung thư.
- Thiếu: suy dinh dưỡng, còi xương, chậm lớn, giảm trí tuệ, mệt mỏi, dễ bị trầm cảm và mắc các bệnh tâm lí.
Câu 13: Quan sát Hình 30.4, hãy cho biết những nguyên nhân dẫn đến việc ô nhiễm thực phẩm.
Đáp án chuẩn:
Lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, chế biến thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, điều kiện bảo quản thực phẩm không phù hợp, bị thôi nhiễm chất độc hại.
Câu 14: Các loại thực phẩm bị ô nhiễm sẽ gây ra những hậu quả gì cho người sử dụng?
Đáp án chuẩn:
Ung thư, rối loạn chức năng không rõ nguyên nhân, vô sinh, quái thai,... Gây ra các bệnh cấp tính, tử vong nếu bị ngộ độc nặng.
Luyện tập: Hãy cho biết vai trò của việc có một chế độ dinh dưỡng phù hợp
Đáp án chuẩn:
Hạn chế các bệnh tật, đáp ứng đủ nhu cầu cơ thể trong các giai đoạn khác nhau, tạo ra sự tăng trưởng, phát triển tối ưu cho thai nhi và trẻ nhỏ.
Vận dụng: Vận dụng những hiểu biết về trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng ở người, em hãy đề xuất một số biện pháp trong việc đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lí và vệ sinh ăn uống để bảo vệ sức khoẻ con người. Cho biết tác dụng của các biện pháp đó.
Đáp án chuẩn:
- Biện pháp: Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lí, khám định kì thường xuyên, rửa tay trước khi ăn, ăn chậm nhai kĩ, ăn chín uống sôi,...
- Tác dụng: Tăng sức đề kháng, bảo vệ sức khoẻ cho bản thân và gia đình, hạn chế bệnh tật, tạo điều kiện để phát triển tốt cả về thể chất.
BÀI TẬP
Câu 1: Tại sao nói "Các hệ cơ quan trong cơ thể động vật có mối quan hệ mật thiết với nhau?". Cho ví dụ chứng minh.
Đáp án chuẩn:
Vì cơ thể là một khối thống nhất. Ví dụ: Khi chạy, hệ vận động làm việc: tim đập nhanh và mạnh hơn (hệ tuần hoàn), thở nhanh và sâu (hệ hô hấp), mồ hôi tiết nhiều (hệ bài tiết), ...
Câu 2: Nếu là một tuyên tuyền viên, em sẽ tuyên truyền những nội dung gì về giáo dục vệ sinh ăn uống ở địa phương em?
Đáp án chuẩn:
Chọn thực phẩm tươi sạch, nguồn gốc rõ ràng; bảo quản thực phẩm sống và thức ăn đã nấu chín đúng cách; ăn chín uống sôi; kiểm tra hạn sử dụng của sản phẩm.
Câu 3: Hãy tìm hiểu một số bệnh liên quan đến chế độ dinh dưỡng không hợp lí hoặc ăn uống không hợp vệ sinh ở địa phương em. Nêu biện pháp phòng tránh các bệnh đó theo mẫu trong bảng dưới đây.
Đáp án chuẩn:
Tên bệnh | Nguyên nhân | Tác hại | Biện pháp phòng tránh |
Béo phì | Lười vận động, ăn uống không lành mạnh; yếu tố tâm lí và di truyền. | Suy giảm hệ miễn dịch; mắc các bệnh về xương khớp, tiểu đường, tim mạch,… | Chế độ ăn uống và tập thể dục lành mạnh, giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng. |
Ngộ độc thực phẩm | Ăn uống không đảm bảo vệ sinh. | Bị ngộ độc cấp tính hoặc mãn tính.
| Ăn chín uống sôi, rửa tay sạch sẽ trước khi chế biến thực phẩm và trước khi ăn. |
Câu 4: Nhu cầu nước mỗi ngày của trẻ em theo cân nặng theo khuyến nghị của Viện dinh dưỡng vào năm 2012 được mô tả trong bảng sau:
Dựa vào bảng trên em hãy:
a) Nhận xét về mối quan hệ giữa cân nặng và nhu cầu nước ở trẻ em.
b) Tính lượng nước mà em cần uống mỗi ngày để đảm bảo nhu cầu nước cho cơ thể.
Đáp án chuẩn:
a) Cân nặng càng lớn, nhu cầu nước càng cao.
b) 1050 (mL/kg)
Bình luận