Đáp án Khoa học tự nhiên 7 chân trời bài 21 Nam châm điện
Đáp án bài 21 Nam châm điện. Bài giải được trình bày ngắn gọn, chính xác giúp các em học Khoa học tự nhiên 7 chân trời sáng tạo dễ dàng. Từ đó, hiểu bài và vận dụng vào các bài tập khác. Đáp án chuẩn chỉnh, rõ ý, dễ tiếp thu. Kéo xuống dưới để xem chi tiết
CHỦ ĐỀ 6. TỪ
BÀI 21: NAM CHÂM ĐIỆN
1. NAM CHÂM ĐIỆN
Câu 1: Mô tả hiện tượng xảy ra giữa đinh vít và các kẹp giấy trong hai trường hợp có dòng điện và không có dòng điện đi qua cuộn dây.
Đáp án chuẩn:
Khi có dòng điện, đinh vít hút các kẹp giấy. Khi không có dòng điện, không xảy ra hiện tượng.
Câu 2: Nêu xem đinh vít trở thành nam châm khi có dòng điện đi qua cuộn dây, làm thế nào để xác định các cực của nam châm này?
Đáp án chuẩn:
Áp dụng quy tắc Bàn tay phải.
Câu 3: Vì sao khi ngắt dòng điện, đinh vít không còn hút kẹp giấy nữa?
Đáp án chuẩn:
Vì đinh vít đã mất đi từ tính.
2. ẢNH HƯỞNG CỦA DÒNG ĐIỆN ĐẾN TỪ TRƯỜNG CỦA NAM CHÂM ĐIỆN
Câu 4: Quan sát Hình 21.2, ta có thể kết luận gì về lực từ và từ trường của nam châm điện khi sử dụng hai viên pin thay vì một viên pin?
Đáp án chuẩn:
Độ lớn dòng điện tăng làm lực từ và từ trường của nam châm điện càng mạnh
Luyện tập: Giải thích vì sao chiếc cần cẩu đã nêu ở đầu bài học có thể tạo ra lực từ mạnh.
Đáp án chuẩn:
Vì cần cẩu được cung cấp một dòng điện rất lớn, đủ để nhấc các vật nặng.
Câu 5: Hãy mô tả chiều của dòng điện trong Hình 21.3.
Đáp án chuẩn:
Dòng điện đi từ cực dương của pin → cuộn dây → cực âm của pin theo chiều kim đồng hồ.
Câu 6: Đặt một kim nam châm bên cạnh đầu đinh vít. Quan sát và nhận xét chiều của kim nam châm trước và sau khi đổi chiều dòng điện.
Đáp án chuẩn:
Giả sử đặt kim nam châm cạnh cực Nam: Trước khi đổi chiều → chiều Bắc - Nam. Sau khi đổi chiều → chiều Nam - Bắc.
Câu 5: Hãy mô tả chiều của dòng điện trong Hình 21.3.
Đáp án chuẩn:
Dòng điện đi từ cực dương của pin → cuộn dây → cực âm của pin theo chiều kim đồng hồ.
Quan sát sơ đồ cấu tạo của một chuông điện đơn giản. Hãy giải thích vì sao khi nhấn và giữ công tắc thì nghe tiếng chuông reo liên tục cho đến khi thả ra (loại công tắc trong hình chỉ đóng mạch điện khi nhấn và giữ nút).
Đáp án chuẩn:
Nhấn công tắc → mạch kín→ có từ trường → biến lõi sắt thành một nam châm điện → búa gõ chuông nối với thanh sắt và lõi thép đàn hồi bị hút vào, nhả ra → chuông kêu. Thả công tắc ra → mạch hở → không tồn tại từ trường.
BÀI TẬP
Câu 1: Khi chế tạo nam châm điện đơn giản, ta chọn vật liệu nào để làm lõi của nam châm điện?
Đáp án chuẩn:
Sắt, thép,...
Câu 2: Nêu các ứng dụng của nam châm điện.
Đáp án chuẩn:
Chuông cửa, sản xuất động cơ điện và máy phát điện, máy MRI.
Câu 3: Dùng nam châm điện sẽ có những ưu điểm và hạn chế nào so với dùng nam châm vĩnh cửu?
Đáp án chuẩn:
- Ưu điểm: Có thể tăng lực từ và thay đổi các cực của nam châm điện.
- Nhược điểm: Giá thành tương đối cao, tiêu tốn điện năng.
Bình luận