Đáp án HĐTN 4 Cánh diều chủ đề 5 tuần 19

Đáp án chủ đề 5 tuần 19. Bài giải được trình bày ngắn gọn, chính xác giúp các em học HĐTN 4 cánh diều dễ dàng. Từ đó, hiểu bài và vận dụng vào các bài tập khác. Đáp án chuẩn chỉnh, rõ ý, dễ tiếp thu. Kéo xuống dưới để xem chi tiết


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

TUẦN 19

HOẠT ĐỘNG DƯỚI CỜ: NGƯỜI TIÊU DÙNG THÔNG MINH

Câu hỏi:

  • Giao lưu về chủ đề Người tiêu dùng thông minh.

  • Chia sẻ ý kiến của em về chủ đề buổi giao lưu.

TUẦN 19

Đáp án chuẩn:

- Học sinh tham gia giao lưu

- Em cảm thấy rất vui, buổi giao lưu giúp em có thêm kiến thức, kinh nghiệm trong cách chi tiêu cá nhân.

HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC: MUA SẮM THÔNG MINH

1. Tranh luận theo chủ đề Cần và muốn

  • Chuẩn bị tranh ảnh về các loại hàng hóa trong cuộc sống hằng ngày.

Ví dụ: thực phẩm, bánh kẹo, đồ dùng cá nhân, đồ dùng học tập, đồ chơi, đồ gia dụng,…

TUẦN 19

  • Tiến hành:

- Thành lập các đội chơi.

- Tổ chức tranh luận giữa các đội về:

TUẦN 19

Đáp án chuẩn:

TUẦN 19TUẦN 19TUẦN 19

- Những thứ cần: Gạo, thịt , cá, rau, nước,..

- Những thứ mong muốn có: Quần áo mới, xe đẹp,…

2. Thực hành lựa chọn mặt hàng phù hợp

  • Thảo luận cách xử lí trong mỗi tình huống sau:

- Tình huống 1: Mẹ cho hai anh em Thắng và Ngân một số tiền đi mua đồ dùng học tập. Tại cửa hàng, em Ngân muốn mua bộ đồ chơi nấu ăn. Nếu mua đồ chơi cho em thì sẽ không đủ tiền mua đồ dùng học tập. Thắng băn khoăn chưa biết làm thế nào.

Nếu là Thắng, em sẽ làm gì?

- Tình huống 2: Thủy cầm số tiền tiết kiệm được đi mua quà sinh nhật cho em trai. Đến cửa hàng, Thủy thấy một chiếc ô tô đồ chơi rất đẹp, đúng loại mà em trai thích. Nhưng giá của món đồ chơi đó vượt quá số tiền Thủy có.

Nếu là Thủy, em sẽ làm gì?

  • Đóng vai xử lý tình huống

  • Chia sẻ điều em học được sau khi đóng vai xử lí tình huống.

Đáp án chuẩn:

- Tình huống 1: Nếu là em em sẽ ưu tiên mua đồ dùng học tập trước, khi có đủ tiền sẽ mua bộ đồ chơi sau.

- Tình huống 2: Thủy có thể tiết kiệm tiền và mua cho em trai món đồ yêu thích vào dịp khác.

- Học sinh tham gia đóng vai và xử lý tính huống

- Bài học: Chúng ta nên chi tiêu một cách hợp lý, ưu tiên mua những đồ dùng cần thiết trước.

SINH HOẠT LỚP: MUA SẮM NGÀY TẾT

  • Thảo luận về chủ đề Mua sắm ngày Tết theo gợi ý:

- Kể tên những mặt hàng các gia đình các gia đình thường mua sắm trong ngày tết;

- Phân loại những mặt hàng đó thành 2 nhóm: mặt hàng thiết yếu và mặt hàng không thiết yếu.

  • Chia sẻ kết quả thảo luận của nhóm em.

Đáp án chuẩn:

- Một số mặt hàng gia đình thường mua trong ngày tết: Bánh kẹo, nước uống, hoa quả, rau, thịt, bóng bay,..

- Đồ thiết yếu: Bánh kẹo, nước uống, hoa quả, rau, thịt

- Đồ không thiết yếu: Bóng bay

HOẠT ĐỘNG TIẾP NỐI

Câu hỏi: Cùng người thân khảo sát giá của các mặt hàng phổ biến trong sinh hoạt hằng ngày của gia đình em.

Đáp án chuẩn:

  • Gạo: 20 000 đồng/ 1kg

  • Thịt: 80 000 đồng/ 1kg

  • Nước mắm: 45 000 đồng/ 1 chai.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác