Đáp án Công nghệ 9 Trồng cây ăn quả Kết nối bài 4: Kĩ thuật trồng và chăm sóc cây nhãn

Đáp án bài 4: Kĩ thuật trồng và chăm sóc cây nhãn. Bài giải được trình bày ngắn gọn, chính xác giúp các em học Công nghệ 9 Trồng cây ăn quả Kết nối dễ dàng. Từ đó, hiểu bài và vận dụng vào các bài tập khác. Đáp án chuẩn chỉnh, rõ ý, dễ tiếp thu. Kéo xuống dưới để xem chi tiết


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 4. KĨ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY NHÃN

KHỞI ĐỘNG

Cây bưởi (H4.1) và mô tả một số đặc điểm thực vật học của cây nhãn. Em có biết, quả nhãn được thu hoạch vào tháng nào trong năm?

Đáp án chuẩn:

Đặc điểm thực vật học của cây nhãn:

+ Bộ rễ: rễ cọc, ăn sâu và rộng.

+ Thân, cành: cây thân gỗ, nhiều cành, tán rộng.

+ Lá: lá kép lông chim, mọc sole, lá xanh quanh năm. 

+ Quả: Hình tròn, võ nhẵn, có màu vàng tươi đến xám.

I. ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT HỌC VÀ YÊU CẦU NGOẠI CẢNH

Khám phá: Quan sát hình 4.2 và nêu đặc điểm thực vật học của cây nhãn tương ứng với các ảnh trong hình.

Đáp án chuẩn:

+ Hoa nhãn: Hoa nhãn mọc thành chùm, có nhiều nhánh, kích thước nhỏ, màu vàng nhạc

+ Lá nhãn: thuộc loại lá kép, mọc sole nhau với từ 6 đến 10 lá chét ở bên, xanh quanh năm.

+ Qủa nhãn: hình tròn, vỏ mỏng, dai, màu sắc thay đổi từ xanh vàng lúc non đến vàng nâu khi chín. Thịt màu trắng đục, mọng nước, hạt nhãn hình cầu, màu nâu đen.

Kết nối năng lực: Sử dụng internet, sách, báo…kể tên một số vùng trồng nhãn chính của Việt Nam.

Đáp án chuẩn:

được trồng nhiều ở các tỉnh như Sơn, Hưng Yên, Bắc Giang ...

II. QUY TRÌNH KĨ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC

Khám phá: Nêu thời vụ trồng nhãn thích hợp ở một số địa phương mà em biết.

Đáp án chuẩn:

Thời vụ trồng nhãn ở một số địa phương:

+ Vùng đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ và Tây Nguyên: trồng từ tháng 6 đến tháng 7.

+ Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ: trồng từ tháng 8 đến tháng 9. 

+ Miền Bắc: trồng vụ xuân (tháng 2 đến tháng 4) và vụ thu (tháng 8 đến tháng 10).

Khám phá: Vì sao bón phân cho nhãn lại bón xung quanh gốc cây theo hình chiếu của tán?

Đáp án chuẩn:

vì bóng cây chiếu tới đâu thì lớp rễ con của cây lan ra đến đó, vì vậy phải bón theo hình chiếu của tán cây để cây hút chất dinh dưỡng từ phân bón nhanh hơn và đầy đủ hơn.

III. KĨ THUẬT CẮT TỈA, TẠO TÁN

Khám phá: Giải thích vai trò của việc cắt tỉa sau khi thu hoạch nhãn

Đáp án chuẩn:

sau khi thu hoạch, tiến hành cắt tỉa toàn bộ những cành tăm, cành bị sâu bệnh, cành trong tán, cành vượt, cành sát mặt đất và cành đứng ở trung tâm tán cây.

LUYỆN TẬP

Câu 1: Phân tích đặc điểm thực vật học và yêu cầu ngoại cảnh của cây nhãn.

Đáp án chuẩn:

- Đặc điểm thực vật học:

+ Rễ: rễ cọc, ăn rất sâu và rộng. 

+ Thân, cành: Thân gỗ, có nhiều cành và các hệ cành.

+ Lá: kép, mọc sole

+ Hoa: nhỏ, màu vàng lục, mọc từng chùm ở đầu cành hay nách lá. Hoa nhãn có ba loại: hoa đực, hoa cái, hoa lưỡng tính.

+ Qủa, hạt: hình tròn, vỏ nhẵn, có màu vàng tươi đến vàng xám, thịt quả trắng đục, hạt đen.

- Yêu cầu ngoại cảnh:

+ Nhiệt độ: nhiệt độ thích hợp từ 21 – 27 độ C. 

+ Lượng mưa và độ ẩm: Ưa ẩm nhưng không chịu được úng, rất nhạy cảm với việc ngập nước kéo dài.

+ Ánh sáng: ưa sáng, ánh sáng chiếu được vào bên trong tán giúp cây sinh trưởng, phát triển tốt.

+ Đất trồng: đất thích hợp là đất cát, pha cát và phù sa ven sông, độ pH từ 5,5 đến 6,4. 

+ Gió: tốc độ vừa phải để giúp cây nhãn giao phấn, điều hòa độ ẩm, giảm sâu, bệnh hại…

Câu 2: Trình bày kĩ thuật trồng, chăm sóc cây nhãn. Nêu một số biện pháp kĩ thuật kích thích cây nhãn ra hoa, đậu quả.

Đáp án chuẩn:

* Kĩ thuật trồng cây nhãn:

- Thời vụ:

+ Vùng đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ và Tây Nguyên: trồng từ tháng 6 đến tháng 7.

+ Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ: trồng từ tháng 8 đến tháng 9. 

+ Miền Bắc: trồng vụ xuân (tháng 2 đến tháng 4) và vụ thu (tháng 8 đến tháng 10).

- Mật độ, khoảng cách: khoảng 280 cây/ha.

- Chuẩn bị hố trồng: đào hố có đường kính 80 – 100cm, sâu 40cm. Trộn đều đất với phân bón rồi lấp lại hố trồng.

- Trồng cây: Tạo một hố nhỏ chính giữa hố trồng, xé bỏ túi bầu và đặt cây xuống, lấp đất cao hơn mặt bầu từ 2 – 3 cm, nén chặt gốc cây. Vun đất mặt vào quanh gốc cây, cắm cọc vào quanh gốc và buộc cố định cho cây. Phủ gốc bằng xác thực vật khô và tưới đẫm nước xung quanh.

* Kĩ thuật chăm sóc cây nhãn: 

- Làm cỏ, vun xới: 2 – 3 lần/năm trong phạm vi tán cây.

- Bón phân thúc: 

+ Thời kì kiến thiết cơ bản

 + Thời kì kinh doanh

- Tưới nước: 

+ Thời kì kiến thiết cơ bản: mỗi lần tưới từ 10 lít đến 30 lít/cây.

+ Thời kì kinh doanh: 15 ngày/lần, lượng nước từ 50 – 80 lít/cây.

+ Phòng, trừ sâu bệnh hại: vệ sinh vườn, cắt tỉa cho cây thông thoáng, thu gom và tiêu hủy những bộ phận bị bệnh. Sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật có tác dụng trị nấm và tác nhân truyền bệnh.

* Một số biện pháp kĩ thuật điều khiển ra hoa, tạo quả:

- Thúc đẩy khả năng ra hoa: 

+ Khoanh vỏ

+ Chặn rễ

+ Sử dụng hóa chất

- Tăng khả năng đậu quả: vào thời kì ra hoa, đậu quả bón bổ sung qua lá một số loại phân bón đa lượng (N, P, K…), vi lượng (Bo, Mn, Mo, Cu, Zn…) và chất điều hòa sinh trưởng (a-NAA, ,…).

VẬN DỤNG

Vận dụng kiến thức để thực hiện việc trồng và chăm sóc cây nhãn ở địa phương em.

Đáp án chuẩn:

HS tự tìm hiểu


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác