Tắt QC

[CTST] Trắc nghiệm lịch sử 6 chương 5: Việt Nam từ khoảng thế kỉ VII trước công nguyên đến đầu thế kỉ X (P8)

Củng cố kiến thức và ôn luyện đề thi dạng trắc nghiệm lịch sử 6 chương 5: Việt Nam từ khoảng thế kỉ VII trước công nguyên đến đầu thế kỉ X thuộc sách chân trời sáng tạo. Học sinh ôn luyện bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Ở cuối bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Hãy kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Cư dân Văn Lang sống quần tụ trong các:

  • A. Chiềng, chạ.
  • B. Làng, bản.
  • C. Xã, huyện.
  • D. Thôn, xóm.

Câu 2: Người có sức mạnh và mưu lược lãnh đạo người Âu Việt và Lạc Việt chiến đấu chống quân Tần giành thắng lợi là:

  • A. Hùng Vương.
  • B. Thục phán.
  • C. Mai Thúc Loan.
  • D. Ngô Quyền.

Câu 3: Nhận định nào dưới đây không đúng khi nói về nhà nước đầu tiên của người Việt cổ:

  • A. Nhà nước Văn Lang còn sơ khai, chưa có pháp luật thành văn và chữ viết.
  • B. Sự ra đời của Nhà nước Văn Lang đã mở ra thời kì dựng nước đầu tiên trong lịch sử dân tộc.
  • C. Sự ra đời của Nhà nước Văn Lang là dấu mốc kết thúc thời kì nguyên thuỷ trên đất nước Việt Nam, tạo cơ sở tiến đề cho sự hình thành và phát triển nền văn minh của thời kì dựng nước trong lịch sử Việt Nam.
  • D. Tương truyền nước Văn Lang trải qua 15 đời, cha truyền con nối.

Câu 4: Người nắm mọi quyền hành và có quyền thế cao hợn trong việc trị nước ở Âu Lạc là:

  • A. Lạc tướng.
  • B. Hùng Vương.
  • C. An Dương Vương.
  • D. Bồ chính.

Câu 5: Trong thời Âu Lạc, tư liệu chủ yếu là vũ khí vì:

  • A. Thường xuyên phải chống ngoại xâm, giữ nước.
  • B. Công cụ lao động bằng sắt phát triển vượt bậc.
  • C. Có sự trao đổi, buôn bán vũ khí với các nước ở khu vực Đông Nam Á.
  • D. Kĩ thuật luyện kim và trình độ quân sự cao hơn thời Văn Lang

Câu 6: Nhà ở phổ biến của cư dân Văn Lang, Âu Lạc là:

  • A. Nhà sàn.         
  • B. Nhà trệt.            
  • C. Nhà tranh vách đất.
  • D. Nhà lợp ngói.

Câu 7: Cư dân Văn Lang, Âu Lạc sống quần tụ trong các:

  • A. Chiềng, chạ.
  • B. Làng, bản.
  • C. Xã, huyện.
  • D. Thôn, xóm.

Câu 8: Người Việt cổ xăm mình để:

  • A. Trị các loại bệnh ngoài da.
  • B. Xua đuổi tà ma.
  • C. Tránh bị thủy quái làm hại.
  • D. Hóa trang khi săn bắt thú rừng.

Câu 9: Nhận định nào sau đây không đúng về đời sống vật chất của cư dân Văn Lang:

  • A. Nghề chính của cư dân Văn Lang là trồng lúa nước.
  • B. Đồ ăn chính hằng ngày là cơm nếp, cơm tẻ, rau, cá, thịt, ốc,…
  • C. Thờ núi, sông, Mặt trời, Mặt trăng, đất, nước,…
  • D. Sống trong các chiềng, chạ ở ven đồi hoặc ở vùng đất cao ven sông, ven biển.

Câu 10: Trong thời kì Bắc thuộc, đứng đầu các làng xã là:

  • A. Viên thứ sử người Hán.
  • B. Viên Thái thú người Hán.
  • C. Hào trưởng người Việt.
  • D. Tiết độ sứ người Việt.

Câu 11: Sơ đồ tổ chức chính quyền ở nhà Hán ở Giao Châu theo thứ tự từ trên xuống dưới là:

  • A. Huyện, châu, quận, làng xã.
  • B. Châu, quận, huyện, làng xã.
  • C. Làng xã, huyện, quận, châu.
  • D. Quận, huyện, châu, làng xã.

Câu 12: Ý nào dưới đây không thể hiện đúng chính sách cai trị về kinh tế của các triều đại phong kiến phương Bắc:

  • A. Chiếm ruộng đất của Âu Lạc lập thành ấp, trại.
  • B. Áp đặt chính sách tô, thuế nặng nề.
  • C. Cho phép nhân dân bản địa sản xuất muối và sắt.
  • D. Bắt nhân dân ta cống nạp các sản vật quý trên rừng, dưới biển.

Câu 13: Ý nào dưới đây không đúng khi nói về chuyển biến kinh tế của nước ta dưới thời Bắc thuộc:

  • A. Ngoài trồng lúa, người dân còn trồng cây ăn quả, cây dâu, cây bông.
  • B. Kĩ thuật đúc đồng thời Đông Sơn tiếp tục được kế thừa và phát triển.
  • C. Chính quyền đô hộ nắm độc quyền về sản xuất nông nghiệp.
  • D. Nhiều tuyến đường giao thông được mở rộng .

Câu 14: Đoạn tư liệu dưới đây cho em biết điều gì về chính sách bóc lột kinh tế của các triều đại phong kiến phương Bắc?

“Trước đây những người làm thứ sử thấy đất châu (Giao Chỉ) có các thứ ngọc trai, lông (chim) trả, tê, voi, đồi mồi, hương lạ, gỗ tốt, nhiều người không liêm khiết, vơ vét của cải cho đầy rồi lại xin đổi đi”.

  • A. Chính sách vơ vét, bóc lột nặng nề về kinh tế của các triều đại phong kiến phương Bắc.
  • B. Đất nước ta có nhiều sản vật quý.
  • C. Các triều đại phong kiến phương Bắc nắm độc quyền về sản vật quý.
  • D. Các triều đại phong kiến phương Bắc mua sản vật quý với giá thấp.

Câu 15: Tôn giáo nào của Trung Quốc khi du nhập vào Việt Nam đã hòa quện với các tín ngưỡng dân gian?

  • A. Thiên Chúa giáo.
  • B. Ấn Độ giáo.
  • C. Đạo giáo.
  • D. Hồi giáo.

Câu 16: Yếu tố tích cực nào của văn hoá Trung Hoa được truyền bá vào Việt Nam trong thời Bắc thuộc?

  • A. Chữ Hán.
  • B. Tục xăm mình.
  • C. Nhuộm răng đen.
  • D. Làm bánh chưng.

Câu 17: Nhận định không đúng khi nói về sự phát triển văn hóa dân tộc của người Việt trong thời Bắc thuộc:

  • A. Người Việt tiếp thu một cách chủ động và sáng tạo những giá trị văn hóa bên ngoài.
  • B. Phật giáo, Đạo giáo được người Việt tiếp nhận một cách tự nhiên.
  • C. Người Việt truyền dậy tiếng Việt và không tiếp nhận tiếng Hán.
  • D. Kĩ thuật làm gồm men học hỏi từ người Hán nhưng vòi ấm được trang bằng hình ảnh đầu gà gần gũi với người Việt.

Câu 18: Tôn giáo được người Việt tiếp nhận một cách tự nhiên, phổ biến, sâu sắc là:

  • A. Nho giáo, Phật giáo.
  • B. Nho giáo, Đạo giáo.
  • C. Thiên chúa giáo, Hồi giáo.
  • D. Phật giáo, Đạo giáo.

Câu 19: Lý Bí là:

  • A. Một hào trưởng đất Đường Lâm (Hà Nội), xuất thân trong gia đình giàu có, có uy tín lớn đối với nhân dân trong vùng.
  • B. Một hào trưởng địa phương đất Phổ Yên (Thái Nguyên).
  • C. Quê ở Hồng Châu (Hải Dương), xuất thân là hào trưởng.
  • D. Quê ở Đường Lâm (Hà Nội), xuất thân trong một gia đình quý tộc.

Câu 20: Đoạn tư liệu dưới đây nói về người anh hùng dân tộc nào?

“Nam đế nhà Tiền Lý đã biết nhân thời cơ vùng dậy, tự chủ lấy nước mình, đủ làm nhanh thế mở đường cho nhà Đinh, nhà Lý sau này”.

  • A. Phùng Hưng.
  • B. Mai Thúc Loan.
  • C. Lý Bí.
  • D. Ngô Quyền.

Câu 21: Từ thế kỉ IV, người Chăm đã cải biến chữ viết của người Ấn Độ để tạo thành hệ thống chữ:

  • A. Chăm cổ.
  • B. Mã Lai cổ.
  • C. Khơ-me cổ.
  • D. Môn cổ.

Câu 22:  Vương triều III kết thúc vào:

  • A. Đầu thế kỉ X.
  • B. Giữa thế kỉ X.
  • C. Cuối thế kỉ X.
  • D. Thế kỉ X. 

Câu 23: Năm 192, dưới sự lãnh đạo của Khu Liên, người dân huyện Tượng Lâm đã nổi dậy khởi nghĩa, lật đổ ách cai trị của:

  • A. Nhà Hán.
  • B. Nhà Ngô.
  • C. Nhà Lương.
  • D. Nhà Đường.

Câu 24: Sản vật nổi tiếng nhất của vương quốc Cham-pa là:

  • A. Vàng.
  • B. Ngà voi.
  • C. Nhung hươu.
  • D. Trầm hương.

Câu 25: Điểm giống nhau trong đời sống kinh tế của cư dân Văn lang - Âu Lạc, Chăm-pa và Phù Nam là:

  • A. Chăn nuôi rất phát triển.
  • B. Đẩy mạnh giao lưu buôn bán với bên ngoài.
  • C. Nghề khai thác thủy - hải sản khá phát triển.
  • D. Làm nông nghiệp trồng lúa, kết hợp với một số nghề thủ công.

Câu 26: Cư dân Phù Nam sớm tiếp nhận tôn giáo nào từ bên ngoài?

  • A. Ấn Độ giáo.
  • B. Thiên chúa giáo.
  • C. Phật giáo.
  • D. Cả A và C đều đúng. 

Câu 27: Đâu không phải lý do Ngô Quyền quyết định lựa chọn cửa sông Bạch Đằng làm nơi diễn ra cuộc quyết chiến chiến lược năm 938:

  • A. Sông Bạch Đằng chịu ảnh hưởng mạnh của thủy triều.
  • B. Hai bên bờ sông là rừng rậm thuận lợi cho đặt phục binh.
  • C. Sông Bạch Đằng là nơi đã diễn ra nhiều trận quyết chiến trong lịch sử.
  • D. Đây là con đường thủy thuận lợi nhất nên quân Nam Hán sẽ đi qua.

Câu 28:  Sau khi nổi dậy chiếm thành Đại La (Hà Nội), Khúc Thừa Dụ không xưng Vương mà xưng Tiết độ sứ vì:

  • A. Ông muốn lợi dụng danh nghĩa quan lại nhà Đường để xây dựng nền tự chủ.
  • B. Nhân dân không ủng hộ Khúc Thừa Dụ xưng vương.
  • C. Khúc Thừa Dụ không đủ thực lực để xưng vương.
  • D.Khúc Thừa Dụ không muốn tạo ra khoảng cách với nhân dân.

Câu 29: Trong thế trận của Ngô Quyền, yếu tố quyết định trong trận địa mai phục là:

  • A. Thủy triều.
  • B. Bãi cọc.
  • C. Quân địch yếu.
  • D. Quân ta mạnh. 

Câu 30: Ý nào dưới đây không đúng khi nói về cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán, củng cố nền tự chủ của Dương Đình Nghệ:

  • A. Năm 931, Dương Đình Nghệ kéo quân từ Thanh Hóa ra Bắc đánh đuổi quân Nam Hán.
  • B. Từ làng Giang, Dương Đình Nghệ kéo quân vây chiếm thành Tống Bình.
  • C. Cuộc kháng chiến thắng lợi, Dương Đình Nghệ tự xưng là Tiết độ sứ, tiếp tục xây dựng nền tự chủ nước nhà.
  • D. Dưới sự tập hợp của Dương Đình Nghệ, hào kiệt khắp nơi kéo về làng Giàng tụ nghĩa.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác

Giải sgk 6 KNTT

Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức

Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức

Giải sgk 6 CTST

Giải SBT lớp 6 chân trời sáng tạo