Tắt QC

[CTST] Trắc nghiệm lịch sử 6 chương 5: Việt Nam từ khoảng thế kỉ VII trước công nguyên đến đầu thế kỉ X (P4)

Củng cố kiến thức và ôn luyện đề thi dạng trắc nghiệm lịch sử 6 chương 5: Việt Nam từ khoảng thế kỉ VII trước công nguyên đến đầu thế kỉ X thuộc sách chân trời sáng tạo. Học sinh ôn luyện bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Ở cuối bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Hãy kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Kinh đô của nước Văn Lang đóng ở:

  • A. Phong Châu (Phú Thọ ngày nay).
  • B. Mê Linh (Hà Nội ngày nay).
  • C. Phong Khê (Hà Nội ngày nay).
  • D. Luy Lâu (Bắc Ninh ngày nay).

Câu 2: Quân đội thời Văn Lang được tổ chức như thế nào?

  • A. Chia thành cấm quân và quân địa phương.
  • B. Chia thành quân triều đình và quân ở các lộ.
  • C. Chia thành cấm binh và hương binh.
  • D. Chưa có quân đội.

Câu 3: Truyền thuyết Sơn Tinh - Thủy Tinh phản ánh hoạt động gì của người Việt cổ thời Văn Lang?

  • A. Chống lũ lụt bảo vệ sản xuất nông nghiệp.                
  • B. Chống ngoại xâm, bảo vệ đất nước.
  • C. Phát triển sản xuất nông nghiệp trồng lúa nước.
  • D. Chống hạn hán bảo vệ sản xuất nông nghiệp.

Câu 4: Theo sự tích Âu Cơ – Lạc Long Quân thì những người con theo mẹ Âu Cơ lên vùng cao đã tôn người anh cả lên làm vua, người đó chính là:

  • A. Hùng Vương.
  • B. An Dương Vương.
  • C. Thủy Tinh.
  • D. Sơn Tinh.

Câu 5: Đâu không phải là ngành nghề sản xuất chính của cư dân Văn Lang, Âu Lạc là:

  • A. Trồng lúa nước.
  • B. Trồng dâu, nuôi tằm, trồng hoa màu.
  • C. Chăn nuôi, đánh bắt cá.
  • D. Chế tạo vũ khí bằng đồng.

 Câu 6: Cư dân Lạc Việt sống tập trung ở:

  • A. Ven đồng bằng ven sông Hồng, sông Mã, sông Cả.
  • B. Ven đồi núi.
  • C.Trong thung lũng.                                         
  • D. Cả A, B, C đều đúng.                              

Câu 7: Một số câu ca dao, truyền thuyết có liên quan đến tục ăn trầu của cư dân Văn Lang:

  • A. Yêu nhau cau sáu bổ ba/Ghét nhau cau sáu bổ ba thành mười.
  • B. Miếng trầu là đầu câu chuyện.
  • C. Truyền thuyết con Rồng cháu Tiên.
  • D. Cả A và B đều đúng.

Câu 8: Sau cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, chính quyền đô hộ phương Bắc cai trị đến cấp:

  • A. Châu.
  • B. Quận.
  • C. Huyện.
  • D. Lãng, xã. 

Câu 9: Trên lĩnh vực kinh tế, các triều đại phong kiến phương Bắc đã:

  • A. Bắt người Việt học chữ Hán, theo các lễ nghi của Trung Hoa.
  • B. Sáp nhập Âu Lạc vào lãnh thổ Trung Quốc rồi chia thành các quận, huyện.
  • C. Chiếm đoạt ruộng đất, bắt người Việt cống nạp các sản vật quý, hương liệu…
  • D. Thẳng tay đàn áp các cuộc đấu tranh yêu nước của người Việt cổ. 

Câu 10: Địa danh nào dưới đây không phải là trị sở của các triều đại phong kiến phương Bắc trong thời kì Bắc thuộc:

  • A. Thành Cổ Loa.
  • B. Thành Luy Lâu.
  • C. Thành Tống Bình.
  • D. Thành Đại La. 

Câu 11: Đặc điểm nổi bật của tình hình nước ta từ năm 179 TCN đến thế kỉ X là:

  • A. Bị các triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ.
  • B. Chế độ phong kiến Việt Nam được hình thành và phát triển.
  • C. Sự hình thành và phát triển của nhà nước Âu Lạc.
  • D. Quá trình mở rộng lãnh thổ về phía Nam của người Việt.

Câu 12: Những phong tục của người Việt trong thời Bắc thuộc vẫn được duy đến ngày nay:

  • A. Thờ cúng tổ tiên, hội làng.
  • B. Nói, viết bằng tiếng Việt.
  • C. Đạo giáo, Phật giáo được truyền bá.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 13: Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về sức sống của nền văn hoá bản địa Việt Nam thời Bắc thuộc?

  • A. Tiếng Việt vẫn được truyền lại cho con cháu.
  • B. Lễ cày tịch điền vẫn được nhân dân duy trì.
  • C. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên vẫn được duy trì.
  • D. Tục nhuộm răng, xăm mình… được bảo tồn.

Câu 14: Phong tục được coi là một nét riêng trong trang phục truyền thống của người phụ nữ Việt:

  • A. Mặc áo dài.
  • B. Đeo trang sức.
  • C. Đi chân đất.
  • D. Mặc váy và yếm. 

Câu 15: Ngày Tết giết sâu bọ của người Việt đươc tiếp tu từ phong tục nào của người Trung Quốc:

  • A. Tết Hàn thực.
  • B. Tết Đoan ngọ.
  • C. Tết Trùng dương.
  • D. Tết Thanh minh. 

Câu 16: Kết quả lớn nhất của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng là:

  • A. Lật đổ ách cai trị của người Hán, giành được độc lập, tự chủ.
  • B. Quân Tô Định phải rút chạy về nước.
  • C. Trưng Trắc lên làm vua, đóng đô ở Mê Linh.
  • D. Đánh tan quân của Mã Viện. 

Câu 17: Lời thề “Một xin rửa sạch nước thù/ Hai xin đem lại nghiệp xưa họ Hùng” là của:

  • A. Bà Triệu.
  • B. Hai Bà Trưng.
  • C. Mai Thúc Loan.
  • D. Lý Bí. 

Câu 18: Điểm giống nhau giữa cuộc đấu tranh của Hai Bà Trưng và Lý Bí là:

  • A. Diễn ra qua hai giai đoạn: Khởi nghĩa và kháng chiến.
  • B. Chống ách đô hộ của nhà Hán.
  • C. Chống ách đô hộ của nhà Đường.
  • D. Đều giành thắng lợi, chấm dứt ách thống trị của phong kiến phương Bắc.

Câu 19: “Bố Cái đại vương” là:

  • A. Mai Thúc Loan.
  • B. Phùng Hưng.
  • C. Ngô Quyền.
  • D. Triệu Quang Phục. 

Câu 20: Nhà Đường buộc phải phong chức Tiết độ sứ vào:

  • A. Năm 905.
  • B. Năm 906.
  • C. Năm 907.
  • D. Năm 908. 

Câu 21: Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 đã chấm dứt thời kì Bắc thuộc, mở ra thời kì:

  • A. Tự do, tự chủ lâu dài của dân tộc.
  • B. Độc lập, tự chủ trong thời gian ngắn.
  • C. Đấu tranh giành quyền độc lập, tự chủ.
  • D. Độc lập, tự chủ lâu dài của dân tộc. 

Câu 22: Hiện nay, lăng Ngô Quyền được xây dựng ở làng Đường Lâm (Hà Nội), điều này có ý nghĩa:

  • A. Mang tính chất thờ cúng tổ tiên.
  • B. Đây là nơi ông mất.
  • C. Đây là nơi ông xưng vương.
  • D. Nhân dân tưởng nhớ đến công lao của ông.

 Câu 23: Nhân vật được đánh giá là nhà cải cách đầu tiên trong lịch sử Việt Nam là:

  • A. Lý Bí.
  • B. Khúc Thừa Dụ.
  • C. Khúc Hạo.
  • D. Dương Đình Nghệ.

Câu 24: Cuối thế kỉ II, kinh đô của người Chăm có tên là:

  • A. In-đra-pu-ra.
  • B. Vi-ra-pu-ra.
  • C. Sin-ha-pu-ra.
  • D. Ka-tê. 

Câu 25: Ý nào dưới đây không đúng về các thành tựu văn hóa của Chăm-pa:

  • A. Cư dân Chăm-pa có thói quen ở nhà sàn.
  • B. Từ thế kỉ IV, cư dân Chăm-pa đã sáng tạo ra chữ viết riêng, gọi là chữ Phạn.,
  • C. Người Chăm xưa thờ tín ngưỡng đa thần (thần Núi, thần Nước, thần Lúa, thần Biển,…).
  • D. Kiến trúc và điêu khắc Chăm-pa được thể hiện qua các đền, tháp thờ thần, Phật như: Thánh địa Mỹ Sơn, Phật viện Đông Dương (Quảng Nam). 

Câu 26: Điểm khác biệt về văn hóa của cư dân Văn Lang, Âu Lạc so với cư dân Cham-pa?

  • A. Chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của văn hóa Hin-đu giáo và Phật giáo.
  • B. Sự du nhập mạnh mẽ của Nho giáo có nguồn gốc từ Trung Hoa.
  • C. Phổ biến tín ngưỡng sùng bái tổ tiên, thờ cúng tổ tiên, các anh hùng dân tộc
  • D. Sáng tạo chữ viết riêng dựa trên chữ Phạn của người Ấn Độ.

Câu 27: Lễ hội dân gian đặc sắc nhất của dân tộc Chăm có tên là:

  • A. Lễ hội Ka-tê.
  • B. Lễ hội Tháp Bà Po Nagar.
  • C. Lễ hội cầu mưa.
  • D. Lễ hội Ranuwan.

Câu 28: Thương cảng nổi tiếng và quan trọng hơn cả ở vương quốc cổ Phù Nam là:

  • A. Óc Eo.
  • B. Sin-ha-pu-ra.
  • C. Ăng-co Bo-rây.
  • D. Cả A và C đều đúng.

 Câu 29: Cư dân Phù Nam có thể gieo một mùa lúa, gặt hái:

  • A. 1 năm.
  • B. 2 năm.
  • C. 3 năm.
  • D. 4 năm. 

Câu 30: Về sự truyền bá sâu rộng các tôn giáo vào nhiều vùng đất ở Đông Nam Á, cư dân Phù Nam được coi là:

  • A. Có tín ngưỡng đa thần.
  • B. “Cầu nối”
  • C. Sớm tiếp nhận các tôn giáo bên ngoài.
  • D. “Trạm chung chuyển”. 

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác

Giải sgk 6 KNTT

Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức

Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức

Giải sgk 6 CTST

Giải SBT lớp 6 chân trời sáng tạo