Câu hỏi tự luận tiếng Việt 5 chân trời bài 4: Luyện tập về từ đồng nghĩa

Câu hỏi tự luận tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo bài 4: Luyện tập về từ đồng nghĩa. Bộ câu hỏi bài tập mở rộng có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo. Kéo xuống để tham khảo thêm.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

B. Bài tập và hướng dẫn giải

I. NHẬN BIẾT (06 CÂU)

Câu 1: Từ đồng nghĩa là gì? Hãy cho ví dụ về hai từ đồng nghĩa mà em biết.

Câu 2: Trong các từ sau, từ nào là từ đồng nghĩa với từ “hạnh phúc”: vui vẻ, khó khăn, buồn bã, vật vả?

Câu 3: Hãy cho biết tác dụng của việc sử dụng từ đồng nghĩa trong câu?

Câu 4: Tìm từ đồng nghĩa thích hợp để thay thế cho từ in đậm trong câu sau: “Con mèo nhà em rất thông minh.”

Câu 5: Tìm các từ đồng nghĩa cho từ in đậm trong những câu dưới đây:

a) Chị ấy bền bỉ luyện tập mỗi ngày để đạt thành tích cao.

b) Cô ấy tài tài giỏi trong việc giải các bài toán khó.

c) Em luôn chăm chỉ học hành để đạt kết quả tốt.

Câu 6: Chỉ ra cặp từ đồng nghĩa trong câu sau: “Anh ấy dũng cảm chiến đấu và kiên cường không chịu khuất phục.”

II. KẾT NỐI (05 CÂU)

Câu 1: Giải thích ý nghĩa của từ “đồng cảm”. Tìm từ đồng nghĩa với từ “dũng cảm” và đặt câu với 1 trong các từ đó.

Câu 2: Cho các từ sau: mạnh mẽ, cứng rắn, vững chắc. Hãy giải thích sự khác biệt giữa các từ này. 

Câu 3: Gạch chân dưới các từ đồng nghĩa với nhau trong các câu sau đây: 

a) Khung cảnh ở đó yên ắng một cách kì lạ

b) Giữa màn đêm tĩnh mịch, một tiếng động phát ra

c) Dòng sông lặng ngắt như tờ

d) Không gian im lìm như không hề có động tĩnh gì cả.

Câu 4: Điền từ đồng nghĩa thích hợp vào chỗ trống

a) Anh ấy rất ................ khi giúp đỡ người khác. (nhân hậu)

b) Bạn Lan ............. học bài mỗi tối. (chăm chỉ)

Câu 5: Từ “mẹ” và “má” có phải là từ đồng nghĩa không? Tại sao?

III. VẬN DỤNG (04 CÂU)

Câu 1: Gạch chân dưới từ không cùng nhóm với các từ còn lại: 

a) Tổ tiên, tổ quốc, đất nước, giang sơn, sông núi, nước nhà, non sông, nước non, non nước.

b) Quê hương, quê quán, quê cha đất tổ, quê hương bản quán, quê mùa, quê hương xử sở, nơi chôn rau cắt rốn

Câu 2: Phân biệt sắc thái nghĩa của những từ đồng nghĩa (được gạch chân) trong các dòng thơ sau: 

a) Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao. (Nguyễn Khuyến)

b) Tháng Tám mùa thu xanh thẳm. (Tố Hữu)

c) Một vùng cỏ mọc xanh rì. (Nguyễn Du)

d) Nhớ từ sóng Hạ Long xanh biếc. (Chế Lan Viên)

e) Suối dài xanh mướt nương ngô. (Tố Hữu)

Câu 3: Chọn từ ngữ thích hợp trong ngoặc đơn để hoàn chỉnh các câu sau đây: 

a) Câu văn cần được (đẽo, gọt, gọt giũa, vót, bào) cho trong sáng và súc tích.

b) Trên sân trường, mấy cây phượng vĩ nở hoa (đỏ au, đỏ bừng, đỏ đắn, đỏ chói, đỏ hoe).

c) Dòng sông chảy rất (hiền lành, hiền hòa, hiền hậu, hiền từ) giữa hai bờ xanh mướt lúa ngô.

Câu 4: Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5-7 câu) kể về một kỷ niệm đáng nhớ của em, trong đó sử dụng ít nhất 1 cặp từ đồng nghĩa.

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Bài tập tự luận tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo bài 4: Luyện tập về từ đồng nghĩa, Bài tập Ôn tập tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo bài 4: Luyện tập về từ đồng nghĩa, câu hỏi ôn tập 4 mức độ tiếng Việt 5 CTST bài 4: Luyện tập về từ đồng nghĩa

Bình luận

Giải bài tập những môn khác