Câu hỏi tự luận tiếng Việt 5 chân trời bài 1: Bài văn tả phong cảnh

Câu hỏi tự luận tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo bài 1: Bài văn tả phong cảnh. Bộ câu hỏi bài tập mở rộng có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo. Kéo xuống để tham khảo thêm.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

B. Bài tập và hướng dẫn giải

I. NHẬN BIẾT (06 CÂU)

Đọc bài văn tả phong cảnh sau và trả lời câu hỏi: 

Tuổi thơ của em gắn liền với những cảnh đẹp của quê hương. Đó là những cánh đồng lúa thẳng cánh cò bay hay con đường quen thuộc in dấu chân quen…. nhưng gần gũi và thân thiết nhất vẫn là dòng sông nhỏ đầy ắp tiếng cười của bọn trẻ chúng em mỗi buổi chiều hè.

Con sông là một nhánh của sông Hồng. Nó chảy qua bao nhiêu xóm làng, qua những cánh đồng xanh mướt lúa khoai rồi chảy qua làng em. Con sông như lặng đi trước vẻ đẹp của xóm làng. Nó trầm ngâm phản chiếu những hàng tre đỏ bóng mát rượi xuống đôi bờ.

Buổi sáng dòng sông như một dải lụa đào thướt tha. Trưa về, nắng đổ xuống làm mặt sông lấp loáng một màu nắng chói chang. Trên những cành tre bên bờ, một gã bói cá lông xanh biếc hay một một chú cò lông trắng như vôi đang lim dim ngắm bóng mình dưới nước. Chiều chiều, bọn trẻ chúng em rủ nhau ra sông tắm. Chúng em đùa nghịch vẫy vùng làm nước bắn tung toé. Phía cuối sông vọng lên tiếng gõ lanh canh của bác thuyền chài đánh cá làm rộn rã cả khúc sông. Buổi tối, ông trăng tròn vành vạnh nhô lên khỏi rặng tre in bóng xuống mặt sông thì dòng sông trở thành một đường trăng lung linh dát vàng. Mỗi khi học bài xong, em và các bạn rủ nhau ra bờ sông hóng mát. Ngồi trên bờ sông ngắm cảnh và hưởng những làn gió mát rượi từ sông đưa lên, lòng em thảnh thơi, sảng khoái đến vô cùng.

Em yêu dòng sông như yêu người mẹ hiền. Sau này dù thời gian có làm phai mờ những kỉ niệm thời thơ ấu nhưng hình ảnh dòng sông quê hương mãi mãi in sâu trong tâm trí em.

Câu 1: Dòng sông trong văn bản là nhánh của con sông nào? Nó chảy qua những đâu trước khi đến làng của tác giả?

Câu 2: Tác giả đã miêu tả dòng sông vào các thời điểm khác nhau trong ngày như thế nào?

Câu 3: Trong bài văn xuất hiện những loài chim nào? Chúng đang làm gì?

Câu 4: Vì sao tác giả nói "Con sông như lặng đi trước vẻ đẹp của xóm làng"?

Câu 5: Tình cảm của tác giả dành cho dòng sông được thể hiện như thế nào?

Câu 6: Phân tích các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn văn: "Buổi sáng dòng sông như một dải lụa đào thướt tha. Trưa về, nắng đổ xuống làm mặt sông lấp loáng một màu nắng chói chang”.

II. KẾT NỐI (05 CÂU)

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: 

Biển luôn thay đổi màu tuỳ theo sắc mây trời. Trời xanh thẳm, biển cũng thẳm xanh như dâng cao lên, chắc nịch. Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương, Trời âm u mây mưa, biển xám xịt nặng nề. Trời ầm ầm dông gió, biển đục ngầu, giận dữ,... Như một con người biết buồn vui, biển lúc tẻ nhạt, lạnh lùng, lúc sôi nổi, hả hê, lúc đăm chiêu, gắt gỏng. Biển nhiều khi rất đẹp, ai cùng thấy như thế. Nhưng có một điều ít ai chú ý là: vẻ đẹp của biển, vẻ đẹp kì diệu muôn màu muôn sắc ấy phần rất lớn là do mây, trời và ánh sáng tạo nên.

(Theo Vũ Tú Nam)

 Câu 1: Tìm câu chủ đề của đoạn văn.

Câu 2: Theo em, tác giả đã quan sát biển, trời vào những thời điểm nào?

Câu 3: Tìm và nêu tác dụng của hình ảnh so sánh và nhân hoá trong đoạn văn.

Câu 4: Theo em, tại sao biển lại có thể thay đổi màu sắc nhiều như vậy? Hãy giải thích dựa vào đoạn văn trên.

Câu 5: Qua đoạn văn, em thấy được điều gì về mối quan hệ giữa biển và bầu trời?

III. VẬN DỤNG (04 CÂU)

Đọc các đoạn văn dưới đây và trả lời câu hỏi.

Trong rừng trúc có một con suối nhỏ, nước rất trong. Suối chảy lững lờ, làm những sợi rêu xanh bám vào những tảng đá xám hai bên bờ nhảy múa nhịp nhàng. Ở giữa dòng, một bầy cá nhỏ chỉ bằng ngón tay út ve vẩy vây và đuôi, miệng khẽ há ra, lặng lẽ bơi đứng. Gần như không có một tiếng động nào báo hiệu sự có mặt của con suối ở quãng rừng có lẽ là đầu nguồn này. Bên kia suối, đã thấy những chiếc măng trúc non bị nhím ăn dở, chân chúng in lỗ chỗ như vết chân chuột. Những cây trúc vàng óng, vút cao, đã bắt đầu trổ hoa. Hoa trúc cứng và vàng, không có hương vị gì, vậy mà đâu đó, vẫn thoảng một mùi thơm nhẹ nhõm, xa ngái,...

(Theo Trần Nhuận Minh)

Câu 1: Đoạn văn tả phong cảnh gì?

Câu 2: Tác giả quan sát, cảm nhận vẻ đẹp của phong cảnh bằng những giác quan nào?

Câu 3: Phong cảnh được miêu tả theo trình tự thời gian hay không gian?

Câu 4: Qua đoạn văn, em cảm nhận như thế nào về rừng trúc?

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Bài tập tự luận tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo bài 1: Bài văn tả phong cảnh, Bài tập Ôn tập tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo bài 1: Bài văn tả phong cảnh, câu hỏi ôn tập 4 mức độ tiếng Việt 5 CTST bài 1: Bài văn tả phong cảnh

Bình luận

Giải bài tập những môn khác