Câu hỏi tự luận Kinh tế pháp luật 12 Kết nối bài 8: Quyền, nghĩa vụ của công dân về kinh doanh và nộp thuế

Câu hỏi tự luận Kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức bài 8: Quyền, nghĩa vụ của công dân về kinh doanh và nộp thuế. Bộ câu hỏi bài tập mở rộng có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức. Kéo xuống để tham khảo thêm.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

B. Bài tập và hướng dẫn giải

1. NHẬN BIẾT (4 CÂU)

Câu 1: Em hãy nêu quyền của công dân về kinh doanh.

Câu 2: Bên cạnh quyền, công dân còn có nghĩa vụ về kinh doanh như thế nào?

Câu 3: Người nộp thuế có quyền và nghĩa vụ như thế nào? 

Câu 4: Theo “Điều 17. Trách nhiệm của người nộp thuế”, người nộp thuế có những trách nhiệm gì? 

2. THÔNG HIỂU (4 CÂU)

Câu 1: Tại sao việc tuân thủ nghĩa vụ nộp thuế lại quan trọng đối với công dân kinh doanh?

Câu 2: Em có thể giải thích tại sao người nộp thuế có quyền được bảo mật thông tin không?

Câu 3: Tại sao công dân kinh doanh phải tôn trọng quyền tự do kinh doanh của người khác?

Câu 4: Theo em, tại sao công dân kinh doanh phải có trách nhiệm bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên?

3. VẬN DỤNG (5 CÂU)

Câu 1: Nếu một doanh nghiệp không tuân thủ nghĩa vụ nộp thuế, doanh nghiệp đó có thể gặp những hậu quả pháp lý nào?

Câu 2: Em hãy đề xuất các biện pháp mà doanh nghiệp có thể áp dụng để vừa tuân thủ nghĩa vụ kinh doanh, nộp thuế vừa bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên?

Câu 3: Trong trường hợp doanh nghiệp có khó khăn về tài chính, việc trì hoãn hoặc trốn tránh nghĩa vụ nộp thuế có phải là giải pháp hợp lý không? Tại sao?

Câu 4: Nếu em là chủ doanh nghiệp và phát hiện nhân viên kế toán khai thuế không trung thực để giảm số tiền thuế phải nộp, em sẽ xử lý tình huống này như thế nào để vừa bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp vừa tuân thủ đúng quy định của pháp luật?

Câu 5: Chủ thể nào dưới đây đã vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong kinh doanh và nộp thuế? Hành vi vi phạm đó có thể dẫn tới những hậu quả gì?
a. “Bà H mở một cửa hàng kinh doanh thực phẩm và thường xuyên không xuất hóa đơn cho khách hàng, đồng thời không kê khai thuế đầy đủ. Khi cơ quan thuế kiểm tra, bà H cố tình cung cấp thông tin sai lệch về doanh thu để tránh nộp thuế.”

b. Ông N sở hữu một xưởng may gia công và đã cố tình giảm số lượng công nhân trong báo cáo với cơ quan bảo hiểm để giảm chi phí đóng bảo hiểm cho người lao động.

4. VẬN DỤNG CAO (4 CÂU)

Câu 1: Giả sử em là chủ một doanh nghiệp vừa và nhỏ, em sẽ làm gì nếu phát hiện nhân viên kế toán của mình đã kê khai thuế sai lệch để giảm tiền thuế phải nộp? Hành động đó có thể dẫn tới những hậu quả pháp lý nào cho doanh nghiệp?

Câu 2: Trong trường hợp một doanh nghiệp kinh doanh phát hiện rằng họ đã không đóng đầy đủ bảo hiểm xã hội cho người lao động trong suốt một năm, doanh nghiệp đó nên làm gì để giải quyết vấn đề này mà vẫn tuân thủ đúng quy định pháp luật?

Câu 3: Em hãy phân tích những rủi ro và hậu quả khi một doanh nghiệp không tuân thủ nghĩa vụ bảo vệ môi trường trong quá trình kinh doanh, đồng thời không nộp đầy đủ thuế tài nguyên?

Câu 4: Giả sử em là chủ doanh nghiệp và có được thông tin rằng đối thủ cạnh tranh của em đã trốn thuế bằng cách khai man doanh thu. Em nên làm gì để bảo vệ lợi ích của mình và đảm bảo sự công bằng trong kinh doanh?

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Bài tập tự luận Kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức bài 8: Quyền, nghĩa vụ của công dân, Bài tập Ôn tập Kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức bài 8: Quyền, nghĩa vụ của công dân, câu hỏi ôn tập 4 mức độ Kinh tế pháp luật 12 KNTT bài 8: Quyền, nghĩa vụ của công dân

Bình luận

Giải bài tập những môn khác