Câu hỏi tự luận Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 chân trời bài 20: Quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin

Câu hỏi và bài tập tự luận ôn tập bài 20: Quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin. Bộ câu hỏi bài tập mở rộng có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 chân trời. Kéo xuống để tham khảo thêm


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

B. Bài tập và hướng dẫn giải

1. NHẬN BIẾT (4 câu)

Câu 1: Quyền tự do ngôn luận, báo chí của công dân được định nghĩa như thế nào?

Câu 2: Em hãy nêu các biểu hiện của quyền tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin của nhân dân.

Câu 3: Những hành vi xâm phạm đến quyền tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin sẽ bị xử phạt như thế nào?  

Câu 4: Công dân có trách nhiệm như thế nào về quyền tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin.

2. THÔNG HIỂU (4 câu)

Câu 1: Em hãy cho biết những hành vi bị nghiêm cấm khi sử dụng không gian mạng.    

Câu 2: Em hãy cho biết các hành vi bị nghiêm cấm khi thực hiện quyền tự do báo chí.

Câu 3: Em hãy cho biết hậu quả của hành vi tự do ngôn luận không kiểm soát?

Câu 4: Vì sao Nhà nước ban hành quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí nhưng phải đặt tất cả trong sự kiểm soát?

3. VẬN DỤNG (4 câu)

Câu 1: Trong lúc mọi người ăn tối, ti vi có phát chương trình Thế giới động vật mà M yêu thích. Em tính xem một lát rồi mới đứng dậy vào bàn học. Thấy vậy, mẹ M ngay lập tức giục em đứng dậy đi học. M có bày tỏ muốn được xem chương trình vì có nhiều thông tin bổ ích nhưng mẹ của M nói rẳng chỉ có các chương trình gì liên quan đến việc học của em mới quan trong và cần xem. Theo em, mẹ của M có vi phạm về quyền tự do tiếp cận thông tin của con không?

Câu 2: Học sinh có thể thực hiện quyền tự do ngôn luận của mình bằng cách nào?

Câu 3: Là một người dùng Facebook khá thường xuyên, chị P thường chia sẻ lại các mẹo làm đẹp được người khác đăng tải lên mà không biết thông tin từ các bài đăng đó đã được xác thực hay chưa. Theo em, việc làm của chị P có thể gây ra các hậu quả gì?

Câu 4: Việc ông A sử dụng chức vụ, quyền hạn của mình để tung các tin đồn nhảm không đúng sự thật sẽ bị phạt như thế nào?

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Trong giờ học Giáo dục công dân, cô giáo đưa ra nội dung thảo luận liên quan đến bài học  quyền tự do ngôn luận “ Theo em các hành vi gửi đơn kiện ra toà  đòi quyền thừa kế có thể hiện quyền tự do ngôn luận không? Vì sao?”

Trong quá trình thảo luận, H có ý kiến “Hành vi gửi đơn kiện ra toà đòi quyền thừa kế là không thể hiện quyền tự do ngôn luận”

N thắc mắc “Hành vi đó thể hiện quyền tự do ngôn luận vì người gửi đơn có quyền bày tỏ quan điểm, ý kiến của mình để bảo vệ quyền lợi”

Cả hai bạn ai cũng muốn khẳng định ý kiến của mình là đúng nhưng không ai giải thích được vì sao, em hãy dùng kiến thức của mình để giải thích cho các bạn vì sao nhé!

Câu 2: Khi đọc những quy định của pháp luật về quyền tự do ngôn luận. Bạn H cho rằng chỉ khi nào chúng ta được tự do phát ngôn mà không cần tuân thủ các quy định của pháp luật thì khi đó chúng ta mới thất sự có quyền tự do ngôn luận. Em hãy cho biết em có đồng ý với quan điểm của bạn H hay không? Vì sao?

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Bài 20: Quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin, Bài tập tự luận Giáo dục kinh tế và pháp luật bài 20: Quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin, Quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin, Tự luận Quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin

Bình luận

Giải bài tập những môn khác