Câu hỏi tự luận Đạo đức 4 Cánh diều bài 2: Em biết ơn người lao động

Câu hỏi và bài tập tự luận ôn tập bài 2: Em biết ơn người lao động. Bộ câu hỏi bài tập mở rộng có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Đạo đức 4 Cánh diều. Kéo xuống để tham khảo thêm

B. Bài tập và hướng dẫn giải

1. NHẬN BIẾT

Câu 1: Quan sát tranh và cho biết người trong tranh đã thể hiện sự biết ơn như thế nào?

Quan sát tranh và cho biết người trong tranh đã thể hiện sự biết ơn như thế nào?

Câu 2: Hai câu thơ trên nhắc đến nghề nghiệp nào trong xã hội? Họ làm ra sản phẩm gì cho xã hội?

“Bạn đời ơi, bạn có nghe hay niềm vui của những người

Dọn đến khu nhà mới mà chúng tôi vừa xây xong”

Câu 3: Giải câu đố sau:

Nghề gì chân lấm tay bùn

Cho ta hạt gạo, ấm no mỗi ngày?

Câu 4: Hoàn thành bảng thể hiện sản phẩm của người lao động trong xã hội:

Sản phẩm

Người lao động tạo ra sản phẩm

Ngôi nhà

 

Bánh kem, bánh mì

 

Vải, quần áo

 

2. THÔNG HIỂU

Câu 5: Hãy chia sẻ việc làm của em đã thể hiện lòng biết ơn với người lao động. 

Câu 6: Em đồng tình với ý kiến nào sau đây:

  1. Chỉ cần thể hiện lòng biết ơn bằng cách gật đầu
  2. Biết ơn người lao động bằng cách trân trọng những sản phẩm họ làm ra
  3. Cần nhắc nhở bạn bè thể hiện lòng biết ơn với người lao động bằng hành động
  4. Học tập theo người lao động là thể hiện lòng biết ơn với họ. 

Câu 7: Những câu ca dao nào sau đây thể hiện sự biết ơn đối với người lao động? Đánh dấu x vào những câu sẽ chọn

Có bát cơm đầy, nhớ đến nhà nông

Đường đi cách bến cách sông

Muốn qua dòng nước, nhờ ông lái đò.

 

Trách lòng tham đó bỏ đăng

Thấy lê quên lựu, thấy trăng quên đèn.

 

Ăn no, trách cả nồi cơm

Mượn vay không trả, còn hờn trách nhau.

 

Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng.

 

Câu 8: Giải nghĩa câu ca dao sau:

“Có bát cơm đầy, nhớ đến nhà nông

Đường đi cách bến cách sông

Muốn qua dòng nước, nhờ ông lái đò” 

Câu 9: Xử lý tình huống sau:

Trong tiết học đạo đức, cô giáo mời các bạn học sinh đứng dậy và nói lên ước mơ của mình. Vân xung phong đứng dậy trả lời: “Em rất yêu thích công việc lính cứu hỏa”. Hùng bạn cùng bàn của Vân nghe thấy thế đã nói: “Lính cứu hỏa có gì mà thích”. Nếu là Vân, em sẽ ứng xử như thế nào? 

Câu 10: Thấy cô bán bán bánh mì đang rao bán: Ai bánh mì đây! Hoàng và Chí liền nhại lại lời của cô bán bánh mì.

Em có nhận xét gì về hành động của hai bạn. 

Câu 11: Hôm nay có đợt tiêm vacxin Ngân và Nga đi tiêm. Sau khi tiêm xong Ngân nói với Nga rằng: “Tớ ghét nghề bác sĩ lắm vì tiêm tớ đau”. Nếu là Nga em sẽ ứng xử như thế nào?

3. VẬN DỤNG

Câu 12: Để thể hiện lòng biết ơn với người lao động em cần có lời nói và hành động như thế nào? 

Câu 13: Em có nhận xét gì về câu nói sau:

“Không cần coi trọng những người lao động chân tay” 

Câu 14: Đánh dấu x vào những việc làm không thể hiện lòng biết ơn với người lao động?

Phụ giúp bố mẹ quét nhà, rửa bát

 

Đi ăn nhà hàng sử dụng rất nhiều giấy của nhà hàng vì nó là miễn phí

 

Không chào bác bảo vệ ở trường vì đó là chỉ bác bảo vệ không phải là thầy cô giáo

 

Nói lời cảm ơn với cô lao công vì đã dọn sạch đường phố

 

Giẫm chân lên sà nhà mà cô lao công đang lau

 

Câu 15: Sưu tầm những bài thơ về người lao động 

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Bài 2: Em biết ơn người lao động, Bài tập tự luận Đạo đức bài 2: Em biết ơn người lao động, Em biết ơn người lao động, Tự luận Em biết ơn người lao động

Bình luận

Giải bài tập những môn khác