5 phút giải Địa lí 7 chân trời sáng tạo trang 106
5 phút giải Địa lí 7 chân trời sáng tạo trang 106. Giúp học sinh nhanh chóng, mất ít thời gian để giải bài. Tiêu chi bài giải: nhanh, ngắn, súc tích, đủ ý. Nhằm tạo ra bài giải tốt nhất. 5 phút giải bài, bằng ngày dài học tập.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
PHẦN I: CÁC CÂU HỎI TRONG SGK
1. Bảo vệ môi trường nước
CH: Dựa vào thông tin trong bài, em hãy trình bày thực trạng khai thác và bảo vệ môi trường nước ở châu Âu.
2. Bảo vệ môi trường không khí
CH: Quan sát hình 3 và dựa vào thông tin trong bài, em hãy:
- Nhận xét sự thay đổi tỉ lệ một số chất gây ô nhiễm không khí ở châu Âu năm 2019 so với năm 2005. Giải thích vì sao có sự thay đổi đó?
- Nêu các biện pháp bảo vệ môi trường không khí ở châu Âu.
3. Bảo vệ đa dạng sinh học
CH: Dựa vào bảng số liệu và thông tin trong bài, em hãy trình bày vấn đề bảo vệ đa dạng sinh học ở châu Âu.
Luyện tập – Vận dụng
Câu 1: Em hãy liệt kê các biện pháp bảo vệ môi trường nước, môi trường không khí và đa dạng sinh học ở châu Âu vào bảng theo mẫu sau:
| Biện pháp bảo vệ |
Môi trường nước | ? |
Môi trường không khí | ? |
Đa dạng sinh học | ? |
Câu 2: Học sinh lựa chọn một trong hai nhiệm vụ sau:
Nhiệm vụ 1: Sưu tầm các nguồn tư liệu về xu hướng gia tăng sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo ở châu Âu và chia sẻ với các bạn.
Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu và viết báo cáo ngắn về một hoạt động bảo vệ môi trường (nước, không khí hoặc đa dạng sinh học) ở địa phương em.
PHẦN II: 5 PHÚT GIẢI BÀI.
1. Bảo vệ môi trường nước
CH:
* Thực trạng khai thác: trước đây, tình trạng khai thác nguồn nước quá mức, các hóa chất từ sản xuất nông nghiệp, nước thải từ sản xuất công nghiệp và sinh hoạt,… đã làm môi trường nước ở châu Âu bị ô nhiễm.
=> Còn khoảng 44% nguồn nước sông, hồ và 75% nguồn nước ngầm đạt chất lượng tốt.
* Các quốc gia ở châu Âu đã nỗ lực cải thiện chất lượng môi trường nước với các biện pháp như:
+ Ban hành các quy định về nước, nước thải đô thị, nước uống để kiểm soát chất lượng.
+ Cải tiến kĩ thuật, đổi mới công nghệ xử lí nước thải.
+ Giảm sử dụng hóa chất trong sản xuất nông nghiệp.
+ Nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường nước,…
=> Các biện pháp đã giúp làm giảm lượng nước sử dụng cho các ngành kinh tế, giảm nồng độ các chất gây ô nhiễm, đảm bảo cung cấp đủ nước với chất lượng tốt cho sinh hoạt, sản xuất.
2. Bảo vệ môi trường không khí
CH:
* Sự thay đổi tỉ lệ một số chất gây ô nhiễm không khí ở châu Âu năm 2019 so với năm 2005:
- Tỉ lệ một số chất gây ô nhiễm không khí ở châu Âu năm 2019 giảm rất nhiều so với năm 2005:
+ NH3 năm 2019 giảm 8% so với năm 2005.
+ NO2 năm 2019 giảm 42% so với năm 2005.
+ PM2.5 năm 2019 giảm 29% so với năm 2005.
+ SO2 năm 2019 giảm 76% so với năm 2005.
=> Giải thích: do châu Âu đã triển khai các biện pháp để làm giảm lượng phát thải chất gây ô nhiễm không khí.
* Các biện pháp bảo vệ môi trường không khí ở châu Âu:
- Giảm sử dụng than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên,… trong sản xuất điện.
- Làm sạch khí thải nhà máy điện và các nhà máy công nghiệp.
- Xây dựng các khu phát thải thấp ở các thành phố, sử dụng tiêu chuẩn xe ô tô của châu Âu để hạn chế nguồn khí phát thải.
- Phát triển nông nghiệp sinh thái giúp giảm thiểu ô nhiễm từ chất thải của sản xuất nông nghiệp.
- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ để kiểm soát chất lượng không khí.
3. Bảo vệ đa dạng sinh học
CH:
* Vấn đề bảo vệ đa dạng sinh học ở châu Âu:
- Vai trò quan trọng của đa dạng sinh học đối với châu Âu:
+ Rừng góp phần điều hòa khí hậu, giữ đất, giữ nước, bảo vệ đa dạng sinh học, cung cấp gỗ cho sản xuất giấy, sản xuất đồ dân dụng,...
+ Nguồn lợi sinh vật biển đa dạng đã thúc đẩy sự phát triển mạnh của ngành thủy sản.
- Hiện trạng: Hoạt động khai thác quá mức tài nguyên, vấn đề ô nhiễm không khí, nước, biến đổi khí hậu,… đã làm suy giảm đa dạng sinh học, nhiều loại động, thực vật bị sụt giảm về số lượng.
- Biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học:
+ Thành lập các khu bảo tồn thiên nhiên.
+ Áp dụng các quy định rất nghiêm ngặt trong đánh bắt thủy sản.
+ Trồng rừng, quản lí rừng chặt chẽ.
+ Xây dựng vành đai xanh quanh đô thị.
+ Áp dụng các quy định bảo tồn thành phần loài và môi trường sống của chúng,…
=> Nhờ các biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học trên mà rừng ở châu Âu ngày càng mở rộng (chiếm khoảng 25% tổng diện tích rừng thế giới, năm 2020), nhiều loài sinh vật được bảo tồn.
Luyện tập – Vận dụng
Câu 1:
| Biện pháp bảo vệ |
Môi trường nước | + Ban hành các quy định về nước, nước thải đô thị, nước uống để kiểm soát chất lượng. + Cải tiến kĩ thuật, đổi mới công nghệ xử lí nước thải. + Giảm sử dụng hóa chất trong sản xuất nông nghiệp. + Nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường nước,… |
Môi trường không khí | + Giảm sử dụng than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên,… trong sản xuất điện. + Làm sạch khí thải nhà máy điện và các nhà máy công nghiệp. + Xây dựng các khu phát thải thấp ở các thành phố, sử dụng tiêu chuẩn xe ô tô của châu Âu để hạn chế nguồn khí phát thải. + Phát triển nông nghiệp sinh thái giúp giảm thiểu ô nhiễm từ chất thải của sản xuất nông nghiệp. + Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ để kiểm soát chất lượng không khí. |
Đa dạng sinh học | + Thành lập các khu bảo tồn thiên nhiên. + Áp dụng các quy định rất nghiêm ngặt trong đánh bắt thủy sản. + Trồng rừng, quản lí rừng chặt chẽ. + Xây dựng vành đai xanh quanh đô thị. + Áp dụng các quy định bảo tồn thành phần loài và môi trường sống của chúng,… |
Câu 2:
- Nhiệm vụ 1: Tư liệu về xu hướng gia tăng sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo ở châu Âu:
Châu Âu là một trong khu vực đi đầu trong việc đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu ngành năng lượng theo hướng sử xây dựng cơ sở hạ tầng phát triển nguồn năng lượng sạch. Ngành công nghiệp năng lượng tái tạo ở châu Ậu liên tục phát triển nhanh những năm gần đây, 6 tháng đầu năm 2020 tăng trưởng 11% so với cùng kỳ 2019, góp phần tạo ra 40% tổng sản lượng điện cho 27 quốc gia trong khu vực.Với quyết tâm mạnh mẽ trong việc chuyển đổi hướng đi ngành năng lượng, châu Âu đặt mục tiêu sẽ tăng tỷ trọng nguồn năng lượng tái tạo và năng lượng sinh học lên 60% vào năm 2030, và tăng cường công suất điện gió ngoài khơi lên gấp 25 lần vào năm 2050, để đạt mục tiêu trung hòa khí thải các bon năm 2050. Để đẩy nhanh việc thực hiện kế hoạch “Năng lượng sạch cho toàn châu Âu”, cuối năm 2018 các nước thành viên Liên hiệp châu Âu (EU) đã thông qua đề xuất của Ủy ban châu Âu (EC) về gói đầu tư trị giá 873 triệu euro cho các dự án lớn của châu Âu về cơ sở hạ tầng năng lượng sạch, bao gồm 17 dự án. Trong đó, 680 triệu euro đầu tư cho 8 dự án thuộc lĩnh vực điện và193 triệu euro cho 9 dự án khác liên quan tới khí đốt. Các dự án liên quan tới lĩnh vực năng lượng tái tạo này sẽ đẩy mạnh liên kết và tăng cường an ninh cho mạng lưới năng lượng trên toàn châu Âu. Theo đó, các nước châu Âu sẽ nhanh chóng chuyển đổi sang nền kinh tế có mức độ thải khí các-bon thấp, an toàn sức khỏe cho người dân và góp phần tăng khả năng cạnh tranh cho nhiều ngành công nghiệp. Liên minh năng lượng sẽ là một trong những ưu tiên hàng đầu của EC nhằm chuyển đổi châu Âu sang một nền kinh tế sạch, hiện đại và bền vững.
- Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu và viết báo cáo ngắn về một hoạt động bảo vệ môi trường (nước, không khí hoặc đa dạng sinh học) ở địa phương em.
Để giải quyết tình trạng ô nhiễm nguồn nước, thời gian qua, thành phố Hà Nội đã triển khai nhiều giải pháp cải thiện chất lượng môi trường, ưu tiên xử lý các sông bị ô nhiễm nghiêm trọng, trong đó, có sông Tô Lịch, sông Nhuệ và sông Đáy, từng bước làm “sống lại” các dòng sông.
Để xử lý lượng nước thải sinh hoạt, thành phố đã vận hành các nhà máy xử lý nước thải tập trung và các trạm xử lý nước thải khu công nghiệp, cụm công nghiệp. Lượng nước thải sinh hoạt được thu gom, xử lý tập trung theo công suất thiết kế tại tám nhà máy đạt khoảng 296.700 m3/ngày-đêm, tương đương khoảng 108,3 triệu m3/năm, đáp ứng được khoảng gần 30% nhu cầu xử lý nước thải. Ngoài ra, nước thải sinh hoạt phát sinh từ các khu đô thị được xử lý tại các trạm xử lý phân tán. Hiện nay, thành phố đang tập trung đầu tư xây dựng dự án Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá, tại huyện Thanh Trì, với công suất xử lý 270.000 m3 nước thải/ngày-đêm; hệ thống xử lý nước thải tập trung tại làng nghề Phùng Xá,…Bên cạnh đầu tư các nhà máy xử lý nước thải, thành phố triển khai các dự án làm sạch, thu gom, nạo vét sông Nhuệ, sông Đáy; xây dựng các trạm bơm tiêu thoát nước và tăng cường công tác giám sát, xử lý vi phạm đất đai, lấn chiếm hành lang các sông thoát nước. Từ năm 2008 đến nay, trên địa bàn thành phố có 287 công trình thủy lợi được đầu tư, cải tạo, sửa chữa nâng cấp, điển hình như Dự án xây dựng cụm công trình đầu mối Liên Mạc (giai đoạn 1); dự án Nâng cấp trục chính sông Nhuệ kết hợp làm đường giao thông, cải thiện môi trường gắn với chỉnh trang sông, đoạn từ cống Hà Đông đến đường vành đai 4 và đoạn từ Liên Mạc đến cống Hà Đông; xây dựng các trạm bơm tiêu nước vào sông Nhuệ.
Bên cạnh những kết quả đạt được, việc giải quyết tình trạng ô nhiễm nguồn nước trên địa bàn Hà Nội còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc do sức ép về gia tăng dân số, phát triển kinh tế, xã hội và phát triển cơ sở hạ tầng, ý thức giữ gìn môi trường của người dân chưa cao, vẫn còn hiện tượng vứt trực tiếp rác thải xuống dòng sông,...
Trong thời gian sắp tới, Hà Nội tiếp tục xây dựng và triển khai các biện pháp để bảo vệ môi trường nước tại thành phố.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Nội dung quan tâm khác
Thêm kiến thức môn học
giải 5 phút Địa lí 7 chân trời sáng tạo, giải Địa lí 7 chân trời sáng tạo trang 106, giải Địa lí 7 CTST trang 106
Bình luận