5 phút giải Địa lí 7 chân trời sáng tạo trang 170
5 phút giải Địa lí 7 chân trời sáng tạo trang 170. Giúp học sinh nhanh chóng, mất ít thời gian để giải bài. Tiêu chi bài giải: nhanh, ngắn, súc tích, đủ ý. Nhằm tạo ra bài giải tốt nhất. 5 phút giải bài, bằng ngày dài học tập.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
PHẦN I: CÁC CÂU HỎI TRONG SGK
1. Phương thức khai thác và sử dụng tài nguyên khoáng sản
CH: Dựa vào hình 21 và thông tin trong bài, em hãy:
- Kể tên các khoáng sản chính được khai thác ở Ô-xtrây-li-a.
- Cho biết Ô-xtrây-li-a đã sử dụng nguồn tài nguyên khoáng sản như thế nào?
2. Phương thức khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên sinh vật
CH: Dựa vào bảng số liệu và thông tin trong bài, em hãy:
- Nhận xét sự biến động diện tích rừng của Ô-xtrây-li-a trong giai đoạn 1990 – 2020.
- Cho biết Ô-xtrây-li-a thực hiện những biện pháp nào để bảo vệ tài nguyên sinh vật?
3. Phương thức khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên đất
Câu 1: Dựa vào thông tin trong bài, em hãy phân tích những biện pháp khai thác, sử dụng và bảo vệ nguồn tài nguyên đất của Ô-xtrây-li-a.
Luyện tập – Vận dụng
Câu 1: Em hãy vẽ sơ đồ thể hiện các phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở Ô-xtrây-li-a.
Câu 2: Em hãy tìm các thông tin về khai thác, sử dụng và bảo vệ một loại tài nguyên thiên nhiên khác ở Ô-xtrây-li-a.
PHẦN II: 5 PHÚT GIẢI BÀI.
1. Phương thức khai thác và sử dụng tài nguyên khoáng sản
CH:
- Các khoáng sản chính được khai thác ở Ô-xtrây-li-a: than đá, u-ra-ni-um, ni-ken, chì, bô-xit, đồng, vàng, quặng sắt và kim cương, dầu mỏ, khí tự nhiên,...
- Cách sử dụng nguồn tài nguyên khoáng sản của Ô-xtrây-li-a:
+ Ô-xtrây-li-a đã và đang tiến hành khai thác khoáng sản một cách hiệu quả nhờ áp dụng các phương pháp khai thác tiên tiến theo tiêu chuẩn quốc tế (sử dụng rô bốt để khai thác, dùng tàu và xe tự hành cỡ lớn để vận chuyển,...).
+ Đặc biệt, Ô-xtrây-li-a đã thành công trong việc kết hợp hài hoà các vấn đề bảo vệ môi trường, trách nhiệm xã hội và hiệu quả thương mại.
2. Phương thức khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên sinh vật
CH:
- Sự biến động diện tích rừng của Ô-xtrây-li-a trong giai đoạn 1990 – 2020:
+ Diện tích rừng của Ô-xtrây-li-a trong giai đoạn 1990 – 2010 có xu hướng giảm, từ 133,8 triệu ha năm 1990 xuống 129,5 triệu ha năm 2010 (giảm 4,3 triệu ha).
+ Từ năm 2010 đến năm 2020, rừng được phục hồi, diện tích rừng từ 129,5 triệu ha năm 2010 tăng lên 134 triệu ha năm 2020 (tăng 4,5 triệu ha), chỉ trong vòng 10 năm số diện tích rừng được phục hồi lớn hơn diện tích rừng bị suy giảm trong 20 năm trước đó.
- Ô-xtrây-li-a đã thực hiện những biện pháp để bảo vệ tài nguyên sinh vật:
+ Phát triển các khu bảo tồn thiên nhiên, công viên biển, vườn quốc gia,...
+ Đề ra những chiến lược bảo tồn các quần thể sinh vật và cảnh quan bản địa, góp phần quan trọng duy trì tính đa dạng của tài nguyên sinh vật quốc gia.
3. Phương thức khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên đất
Câu 1:
Những biện pháp khai thác, sử dụng và bảo vệ nguồn tài nguyên đất của Ô-xtrây-li-a:
- Do nguồn nước hạn chế, phần lớn diện tích đất thường bị khô hạn, kém màu mỡ, Ô-xtrây-li-a chú trọng phát triển ngành chăn nuôi gia súc (đặc biệt là cừu). Các loại cây chịu hạn được trồng theo hình thức quảng canh
- Vì đất dễ bị suy thoái do phải sử dụng nhiều phân bón vô cơ để thay thế, từ năm 1989,Ô-xtrây-li-a triển khai Chương trình quốc gia về chăm sóc đất để thúc đẩy các phương pháp canh tác mới, phủ xanh đất trống, phổ biến các giải pháp kĩ thuật,...
Luyện tập – Vận dụng
Câu 1:
Câu 2:
- Khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước ở Ô-xtrây-li-a:
Ô-xtrây-li-a có gần 50% diện tích là sa mạc, tài nguyên nước chủ yếu tồn tại ở dạng sông băng và mũ băng tại các cực. Tài nguyên nước ở dưới dạng các con sông và hồ ở đây chiếm một lượng khá nhỏ. Hơn 60% của lục địa là không thoát nước. Hầu hết các sông, hồ ở đây được cung cấp bởi mưa, có kích thước nhỏ, dễ bị khô và không có dòng chảy. Trước hạn chế đó, Chính phủ đã cho xây dựng đập, đê điều và hồ chứa để tiết kiệm nguồn nước ngọt.
Là một trong những quốc gia chịu tác động lớn của biến đổi khí hậu trên thế giới, Chính phủ Ô-xtrây-li-a đã thực hiện một số giải pháp cấp bách nhằm tiết kiệm nguồn nước ngọt như:
Một là, vận động, tuyên truyền nhân dân sử dụng nhiều biện pháp tiết kiệm nước gắn với sinh hoạt hàng ngày của mỗi cá nhân như: tắm không quá 4 phút/ngày; xả nước bồn cầu bằng nút tiết kiệm nước; gắn miếng nút chặn lavabo khi rửa tay hoặc rửa rau… Năm 2007, các công ty cung cấp nước ở Sydney đã thực hiện dịch vụ Water Fixed - sẵn sàng cung cấp các thiết bị tiết kiệm nước và sửa chữa các chỗ rò rỉ nước với mức giá được hỗ trợ tối đa. Ai đăng ký dịch vụ này còn được bốc thăm trúng thưởng các loại máy giặt tiết kiệm nước.
Hai là, quản lý chặt nguồn cung cấp nước. Chính phủ Ô-xtrây-li-a đề ra 5 mức tiết kiệm nước, mức cao nhất là 140 lít/người/ngày. Mỗi mức tiết kiệm áp dụng cho từng địa phương khác nhau dựa vào thực tế phát triển và điều kiện cung cấp nước tại đó. Nước tưới cây và nước sinh hoạt được bơm theo giờ cố định hàng ngày.
Ba là, chính phủ khuyến khích tiết kiệm nước bằng cách bồi hoàn chi phí cho các gia đình lắp thiết bị tiết kiệm nước và hệ thống tái sinh nước tại nhà. Các cơ quan, chính quyền nhà nước cũng phải làm gương trong việc tiết kiệm nước. Trụ sở Quốc hội Ô-xtrây-li-a đã thực hiện tiết kiệm 1/3 lượng nước mỗi ngày bằng biện pháp tiết giảm hoặc tắt các vòi phun nước và thay vòi hoa sen trong phòng tắm. Tuy nhiên, những cố gắng tiết kiệm nước của người Ô-xtrây-li-a vẫn chưa giải quyết được triệt để nạn thiếu nước ở quốc gia này. Chính phủ Ô-xtrây-li-a đang xúc tiến xây thêm một số nhà máy lọc nước biển để cải tạo nguồn cung cấp nước ngọt cho cả nước.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Nội dung quan tâm khác
Thêm kiến thức môn học
giải 5 phút Địa lí 7 chân trời sáng tạo, giải Địa lí 7 chân trời sáng tạo trang 170, giải Địa lí 7 CTST trang 170
Bình luận