5 phút giải Địa lí 7 chân trời sáng tạo trang 143
5 phút giải Địa lí 7 chân trời sáng tạo trang 143. Giúp học sinh nhanh chóng, mất ít thời gian để giải bài. Tiêu chi bài giải: nhanh, ngắn, súc tích, đủ ý. Nhằm tạo ra bài giải tốt nhất. 5 phút giải bài, bằng ngày dài học tập.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
PHẦN I: CÁC CÂU HỎI TRONG SGK
1. Đặc điểm chung của thiên nhiên Bắc Mỹ
Câu 1: Dựa vào hình 14.1 và thông tin trong bài, em hãy:
- Kể tên các cao nguyên, bồn địa, dãy núi và đồng bằng ở Bắc Mỹ.
- Trình bày sự phân hoá địa hình Bắc Mỹ theo chiều đông - tây.
Câu 2: Dựa vào hình 14.2 và thông tin trong bài, em hãy trình bày sự phân hoá khí hậu Bắc Mỹ theo chiều bắc - nam và theo chiều đông - tây.
2. Dân cư, xã hội Bắc Mỹ
Câu 1: Dựa vào hình 14.3 và thông tin trong bài, em hãy:
- Trình bày vấn đề nhập cư và chủng tộc ở Bắc Mỹ.
- Nêu những ảnh hưởng của vấn đề này đối với sự phát triển kinh tế - xã hội Bắc Mỹ.
Câu 2: Dựa vào các hình 14.4, 14.5, 14.6 và thông tin trong bài, em hãy phân tích vấn đề đô thị hoá ở Bắc Mỹ.
Câu 3: Dựa vào hình 14.1 và thông tin trong bài, em hãy:
- Kể tên các sông và hồ chính ở Bắc Mỹ.
- Nhận xét đặc điểm phân bố mạng lưới sông ngòi của Bắc Mỹ.
Câu 4: Dựa vào thông tin trong bài, em hãy trình bày đặc điểm các đới thiên nhiên ở Bắc Mỹ.
Luyện tập – Vận dụng
Câu 1: Cho biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa của hai trạm khí tượng sau:
a. Hãy xác định vị trí hai trạm khí tượng trên hình 14.7.
b. Nhận xét nhiệt độ và lượng mưa của hai trạm khí tượng trên.
Câu 2: Chứng minh rằng Bắc Mỹ có thành phần chủng tộc đa dạng.
Câu 3: Bắc Mỹ có nhiều cảnh quan thiên nhiên và công trình văn hoá nổi tiếng được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên và di sản văn hoá thế giới. Em hãy sưu tập hình ảnh và viết một đoạn văn ngắn (khoảng 150 chữ) giới thiệu một di sản thế giới ở Bắc Mỹ mà em yêu thích.
PHẦN II: 5 PHÚT GIẢI BÀI.
1. Đặc điểm chung của thiên nhiên Bắc Mỹ
Câu 1:
Các cao nguyên, bồn địa, dãy núi và đồng bằng ở Bắc Mỹ.
- Các cao nguyên: La-bra-đo, Cô-lô-ra-đô
- Bồn địa: Bồn địa Lớn
- Các dãy núi: dãy Rốc -ki, A-pa-lat, Nê-va-đa, Ven Biển, Mac-ken-đi,...
- Đồng bằng: Đồng bằng Trung Tâm, đồng bằng Duyên Hải vịnh Mê-hi-cô, đồng bằng Duyên Hải Đại Tây Dương,...
Bắc Mỹ có địa hình đa dạng, phân hoá theo chiều đông - tây:
- Miền núi thấp và trung bình ở phía đông: gồm dãy A-pa-lat, cao nguyên La-bra-đo.
- Miền đồng bằng là khu rộng lớn ở giữa, cao trung bình 200-500m, thấp dần từ tây bắc xuống đông nam, gồm đồng bằng Ca-na-đa, đồng bằng Lớn, đồng bằng Trung Tâm, đồng bằng Duyên Hải.
- Miền núi cao phân bố ở phía tây: địa hình hiểm trở, kéo dài 9000km theo chiều bắc nam. Hệ thống núi Cooc-đi-e chiếm ưu thế, xen giữa các dãy núi là cao nguyên, bồn địa,...Ở đây có nhiều đỉnh núi cao hơn 4000m
Câu 2:
Khí hậu của Bắc Mỹ có sự phân hoá đa dạng cả theo chiều bắc - nam và theo chiều đông - tây, bao gồm:
- Đới khí hậu cực và cận cực:
+ Phân bố từ 60°B trở lên vùng cực.
+ Nhiệt độ trung bình năm thấp, mùa đông rất lạnh; lượng mưa rất ít.
- Đới khí hậu ôn đới:
+ Chiếm diện tích lớn nhất, ở khoảng vĩ độ 40o – 60oB.
+ Ở vùng ven biển, khí hậu ôn hoà, lượng mưa tương đối lớn.
+ Vào sâu trong nội địa, mùa hè nóng, nhiệt độ tăng dần từ bắc xuống nam.
+ Mùa đông ở phía bắc lạnh, tuyết phủ dày; ở phía nam ít lạnh hơn.
+ Lượng mưa ít, nhiều nơi không mưa trong thời gian dài.
- Đới khí hậu cận nhiệt:
+ Chiếm diện tích lớn ở phía nam.
+ Ven biển phía tây có khí hậu cận nhiệt địa trung hải, mùa hè nóng, khô; mùa đông ấm, lượng mưa khá ít.
+ Ven biển phía đông có khí hậu cận nhiệt ẩm, mùa hè nóng, ẩm; mùa đông tương đối lạnh, khô, lượng mưa khá nhiều và tăng dần về phía biển.
- Đới khí hậu nhiệt đới:
+ Chiếm diện tích nhỏ nhất, ở phía nam bán đảo Phlo-ri-đa và quần đảo Ha-oai.
+ Nhiệt độ cao quanh năm, lượng mưa nhiều nhưng phân bố không đều.
2. Dân cư, xã hội Bắc Mỹ
Câu 1:
Các sông và hồ chính ở Bắc Mỹ:
- Các sông: Xanh Lô-răng, Mi-xi-xi-pi, Ri-ô Gran-đê,...
- Các hồ: hồ Thượng, Hu-rôn, Mi-si-gân, Ê-ri, Ôn-ta-ri-ô,...
* Nhận xét đặc điểm phân bố mạng lưới sông ngòi của Bắc Mỹ.
- Bắc Mỹ có hệ thống sông, hồ khá phát triển.
- Sông, hồ có nguồn cung cấp nước do băng tuyết tan và do mưa.
- Phần lớn các hệ thống sông đổ ra Đại Tây Dương.
- Chế độ dòng chảy của sông phụ thuộc nhiều vào chế độ mưa.
- Bắc Mỹ có nhiều hồ, phần lớn phân bố ở phía bắc.
Câu 2:
Thiên nhiên Bắc Mỹ rất đa dạng, bao gồm ba đới:
- Đới lạnh:
+ Khí hậu: Có khí hậu cực và cận cực lạnh giá.
+ Cảnh quan: chủ yếu là đồng rêu, ở phía nam có rừng thưa.
+ Động vật: ít phong phú, có gấu trắng, báo Bắc cực, tuần lộc, các loài chim di trú,...
+ Đới này có lượng băng tuyết vĩnh cửu rất lớn.
- Đới ôn hoà:
+ Phạm vi: có diện tích lớn nhất, gồm phía nam Ca-na-đa và phần lớn lãnh thổ Hoa Kỳ.
+ Thực vật: có sự thay đổi từ rừng lá kim (thông, vân sam, tuyết tùng,..) ở phía bắc chuyển dần sang đồng cỏ ở trung tâm và rừng lá rộng (sồi, dẻ gai,...) ở phía nam. Ở Tây Nam Hoa Kỳ, vùng ven biển có rừng lá cứng, cây bụi; vùng nội địa có các hoang mạc và bán hoang mạc.
+ Động vật: chủ yếu gồm bò rừng Mỹ, sư tử Mỹ, chó sói, gấu nâu, gấu trúc, báo Mỹ,...
- Đới nóng:
+ Phạm vi: chiếm diện tích lớn ở phía nam Hoa Kỳ.
+ Thực vật: rừng nhiệt đới ẩm phát triển. Phía tây nam có khí hậu khô hạn nên cảnh quan chủ yếu là cây bụi, bán hoang mạc và hoang mạc.
+ Động vật: có nhiều loài đặc hữu.
Câu 3:
Vấn đề nhập cư và chủng tộc ở Bắc Mỹ:
- Sau năm 1492, nhiều chuyến thám hiểm đến châu Mỹ được tài trợ bởi Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Anh, Pháp, Đan Mạch, Hà Lan,... đã thúc đẩy dòng di cư lớn từ châu Âu vào Bắc Mỹ.
- Từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX, người châu Phi bị cưỡng bức di cư đến Bắc Mỹ làm việc trong các đồn điền, hầm mỏ, Công trình xây dựng...
- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Bắc Mỹ thu hút người nhập cư từ khắp nơi trên thế giới.
- Những thập niên gần đây, người nhập cư vào Bắc Mỹ chủ yếu đến từ khu vực Trung và Nam Mỹ, châu Á.
=> Dân cư Bắc Mỹ rất đa dạng về chủng tộc: vừa có người Mông-gô-lô-it từ châu Á, người Ơ-rô-nê-ô-it từ châu Âu, người Nê-gô-it từ châu Phi,... Trong quá trình chung sống lâu dài, các nhóm người này hoà huyết, hình thành nên nhiều nhóm người lai.
* Những ảnh hưởng của vấn đề nhập cư và chủng tộc đối với sự phát triển kinh tế - xã hội Bắc Mỹ:
- Người nhập cư đóng góp đáng kể vào gia tăng dân số của khu vực, giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế, văn hoá và tạo ra nhiều ảnh hưởng đến đời sống xã hội ở Bắc Mỹ.
+ Thuận lợi: Góp phần tăng tỉ lệ nguồn lao động, đẩy nhanh quá trình đô thị hoá, làm phong phú đa dạng nền văn hoá,...
+ Khó khăn: vấn đề tội phạm quốc tế, phân biệt chủng tộc, vấn đề về an ninh trật tự xã hội, giải quyết việc làm và sức ép đối với cơ sở hạ tầng,...
Câu 4:
Vấn đề đô thị hoá ở Bắc Mỹ:
- Quá trình đô thị hoá ở Bắc Mỹ gắn liền với quá trình công nghiệp hoá.
- Những khu vực phát triển công nghiệp sớm như vùng ven Hồ Lớn, vùng Đông Bắc Hoa Kỳ,... là nơi bắt đầu quá trình đô thị hoá ở Bắc Mỹ nên tập trung nhiều đô thị lớn, nổi bật là dải đô thị từ Bô-xtơn đến Oa-sinh-tơn.
- Quá trình đô thị hoá ở Bắc Mỹ được thúc đẩy bởi các ngành dịch vụ và công nghệ cao.
+ Các đô thị phát triển nhanh ở khu vực Tây Nam Hoa Kỳ.
+ Những nơi thiên nhiên ít thuận lợi như phía bắc Ca-na-đa và khu vực nội địa Bắc Mỹ, đô thị thưa thớt hơn.
- Năm 2020, Bắc Mỹ có hơn 300 triệu người sinh sống ở khu vực đô thị, tỉ lệ dân số đô thị gần 83%. Hai siêu đô thị của Bắc Mỹ là Niu loóc và Lốt An-giơ-let.
Luyện tập – Vận dụng
Câu 1:
a.
- Trạm khí tượng Tô-rôn-tô thuộc đới khí hậu ôn đới.
- Trạm khí tượng Mai-a-mi thuộc đới khí hậu nhiệt đới.
b. Nhận xét nhiệt độ và lượng mưa của hai trạm khí tượng trên.
* Trạm khí tượng Tô-rôn-tô:
- Nhiệt độ:
+ Nhiệt độ tháng cao nhất đạt 23oC (tháng 7).
+ Nhiệt độ tháng thấp nhất 1oC (tháng 1).
+ Nhiệt độ trung bình năm thấp: 9,4oC.
=> Biên độ nhiệt năm lớn (22oC).
- Lượng mưa:
+ Tổng lượng mưa trong năm rất thấp, chỉ đạt 174 mm.
+ Tháng có lượng mưa cao nhất: tháng 9 (70mm).
+ Tháng có lượng mưa thấp nhất: tháng 1,2 (30mm).
* Trạm khí tượng Mai-a-mi:
- Nhiệt độ:
+ Nhiệt độ tháng cao nhất đạt 32oC (tháng 7,8).
+ Nhiệt độ tháng thấp nhất 24oC (tháng 1).
+ Nhiệt độ trung bình năm thấp: 27,4oC.
=> Biên độ nhiệt năm nhỏ (8oC).
- Lượng mưa:
+ Tổng lượng mưa trong năm lớn, đạt 1313 mm.
+ Tháng có lượng mưa cao nhất: tháng 6 (210mm).
+ Tháng có lượng mưa thấp nhất: tháng 1,2 (50mm).
Câu 2:
Dân cư Bắc Mỹ rất đa dạng về chủng tộc: vừa có người Mông-gô-lô-it từ châu Á, người Ơ-rô-nê-ô-it từ châu Âu, người Nê-gô-it từ châu Phi,... Trong quá trình chung sống lâu dài, các nhóm người này hoà huyết, hình thành nên nhiều nhóm người lai.
Câu 3:
Vườn quốc gia Núi lửa Hawaii: Vườn quốc gia Núi lửa Hawaii, được thành lập vào ngày 1 tháng 8 năm 1916, là một vườn quốc gia nằm trên đảo Hawaii thuộc tiểu bang Hawaii, Hoa Kỳ. Nó bao gồm hai ngọn núi lửa đang hoạt động là Kīlauea, một trong những ngọn núi lửa hoạt động mạnh nhất thế giới và Mauna Loa, ngọn núi lửa hình khiên lớn nhất thế giới. Vườn quốc gia này cung cấp cho các nhà khoa học cái nhìn sâu sắc về sự hình thành và phát triển của Quần đảo Hawaii và các nghiên cứu đang diễn ra về các quá trình hoạt động của núi lửa. Đối với du khách, vườn quốc gia cung cấp cảnh quan núi lửa vô cùng ấn tượng, cũng như cái nhìn thoáng qua về hệ động thực vật quý hiếm. Để ghi nhận các giá trị nổi bật của nó, vườn quốc gia đã được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới từ năm 1980 và Di sản thế giới từ năm 1987. Năm 2012, vườn quốc gia này là địa điểm thứ 14 được khắc trên loạt tiền xu Quarter kỷ niệm cảnh đẹp của Hoa Kỳ.
Công viên quốc gia núi lửa Hawaii
Bầu trời đêm trong công viên núi lửa
Cảnh đẹp chỉ có thể nhìn thấy ở công viên núi lửa Hawaii
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Nội dung quan tâm khác
Thêm kiến thức môn học
giải 5 phút Địa lí 7 chân trời sáng tạo, giải Địa lí 7 chân trời sáng tạo trang 143, giải Địa lí 7 CTST trang 143
Bình luận