5 phút giải Địa lí 7 chân trời sáng tạo trang 140

5 phút giải Địa lí 7 chân trời sáng tạo trang 140. Giúp học sinh nhanh chóng, mất ít thời gian để giải bài. Tiêu chi bài giải: nhanh, ngắn, súc tích, đủ ý. Nhằm tạo ra bài giải tốt nhất. 5 phút giải bài, bằng ngày dài học tập.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

PHẦN I: CÁC CÂU HỎI TRONG SGK.

1. Phát kiến ra châu Mỹ - Tân thế giới

CH: Dựa vào hình 13.1 và thông tin trong bài, em hãy:

- Mô tả sự kiện Cri-xtốp Cô-lôm-bô (C. Cô-lôm-bô) phát kiến ra châu Mỹ.

- Phân tích hệ quả địa lý - lịch sử của việc C. Cô-lôm-bô phát kiến ra châu Mỹ (1492 - 1502).

Giải bài 13 Phát kiến ra châu Mỹ, vị trí địa lí và phạm vi châu Mỹ

2. Vị trí địa lí và phạm vi châu Mỹ

CH: Dựa vào hình 13.3 và thông tin trong bài, em hãy:

- Cho biết châu Mỹ nằm trên những bán cầu nào? Lãnh thổ trên đất liền trải dài qua khoảng bao nhiêu vĩ độ?

- Nêu tên các biển, đại dương tiếp giáp với châu Mỹ.

Giải bài 13 Phát kiến ra châu Mỹ, vị trí địa lí và phạm vi châu Mỹ

Luyện tập – Vận dụng

Câu 1: Em hãy lập sơ đồ tóm tắt những hệ quả địa lý - lịch sử của việc C. Cô-lôm-bô phát kiến ra châu Mỹ.

Câu 2: Dựa vào hình 13.3, hãy xác định vị trí các khu vực Bắc Mỹ, Trung Mỹ, Nam Mỹ.

Giải bài 13 Phát kiến ra châu Mỹ, vị trí địa lí và phạm vi châu Mỹ

Câu 3: Em hãy sưu tầm thông tin và viết một đoạn văn ngắn mô tả các cuộc hải trình đến châu Mỹ của C. Cô-lôm-bô (thời gian, nơi xuất phát, các vùng đất đã đến,...)

PHẦN II: 5 PHÚT GIẢI BÀI.

1. Phát kiến ra châu Mỹ - Tân thế giới

CH:

Sự kiện C. Cô-lôm-bô phát kiến ra châu Mỹ

- Trong giai đoạn 1492 - 1502, Cô-lôm-bô thực hiện bốn cuộc hải trình vượt Đại Tây Dương từ châu Âu sang châu Mỹ.

+ Các chuyến thám hiểm của ông đã phát hiện ra các đảo thuộc quần đảo Ca-ri-bê, vùng ven Đại Tây Dương của khu vực Trung My và Nam Mỹ.

+ Tuy nhiên ông đã nhầm lẫn vùng đất này ở gần Ấn Độ nên gọi là Tây Ấn và cư dân nơi đây là người Ấn.

Hệ quả địa lý - lịch sử của việc C. Cô-lôm-bô phát kiến ra châu Mỹ (1492 - 1502):

- Đối với người châu Âu, việc phát kiến ra châu Mỹ đã khẳng định dạng hình cầu của Trái Đất, mở ra những nhận thức mới về thế giới.

- Cũng từ đó, các quốc gia châu Âu tiến hành xâm chiếm thuộc địa ở châu lục mới.

- Trong lịch sử, ngoài người châu Âu còn có người châu Phi bị đưa đến châu Mỹ làm nô lệ, người châu Á đến châu Mỹ tìm cơ hội mới,... đã đẩy nhanh quá trình di cư đến châu Mỹ.

- Các hoạt động khai thác tài nguyên, thương mại, truyền giáo, diễn ra mạnh mẽ đã tác động sâu sắc đến các cộng đồng bản địa, góp phần làm đa dạng bản sắc văn hoá của châu Mỹ.

2. Vị trí địa lí và phạm vi châu Mỹ

CH:

 - Châu Mỹ nằm hoàn toàn ở bán cầu Tây.

- Lãnh thổ trên đất liền trải dài từ vùng cực Bắc đến cận cực Nam từ 71°57′ B đến 53°54′ N, khoảng 125 vĩ độ.

- Các biển, đại dương tiếp giáp với châu Mỹ:

+ Giáp Bắc Băng Dương ở phía bắc.

+ Giáp Thái Bình Dương ở phía tây.

+ Giáp Đại Tây Dương ở phía đông.

Luyện tập – Vận dụng

Câu 1: 

Giải bài 13 Phát kiến ra châu Mỹ, vị trí địa lí và phạm vi châu Mỹ

Câu 2: 

Vị trí các khu vực Bắc Mỹ, Trung Mỹ, Nam Mỹ:

- Bắc Mỹ là vùng màu xanh trên bản đồ 13.3, nằm hoàn toàn ở nửa cầu bắc kéo dài từ vùng cực Bắc cho tới khoảng vĩ tuyến 15*B.

- Trung Mỹ là vùng màu cam trên bản đồ 13.3, nằm giữa châu Mỹ trên trục bắc nam.

- Nam Mỹ là vùng màu vàng trên bản đồ 13.3, là phần lục địa nằm ở phía tây của Nam bán cầu.

Câu 3: 

C. Cô-lôm-bô là một nhà hàng hải nổi tiếng người Ý, những chuyến hải trình vượt Đại Tây Dương của ông đã mở ra những cuộc thám hiểm Châu Mỹ cũng như quá trình thực dân hoá của Châu Âu. Với niềm tin chắc chắn rằng trái đất có hình tròn, ông đã quyết tâm đi tìm phương Đông từ một phương hướng khác - từ phía Tây. Ông khẳng định rằng con đường thuận tiện nhất và dễ dàng nhất để đi tới Nhật Bản và Đông Á là đi thuyền vượt Đại Tây Dương về hướng Tây, vòng quanh trái đất. Vào ngày 3/8/1492, Cô-lôm-bô dẫn đầu đoàn thám hiểm rời cảng xứ Tây Ban Nha để tiến về phía tây. Mục đích cuộc thám hiểm của Cô-lôm-bô là châu Á, điển hình là Ấn Ðộ và Trung Hoa, nơi được nghe nói là có vô số kho vàng, ngọc trai, kim cương và gấm vóc đang đợi chờ. Vào ngày 12/10/1492, ông đã tới đất liền, Cô-lôm-bô đã đặt tên dãy đất này là San Salvador. Đó chính là vùng Bahamas nổi tiếng ngày hôm nay. Những thổ dân đầu tiên trên đảo được Cô-lôm-bô gọi là người Indian vì lúc đầu ông lầm tưởng mình đã đến được Ấn Ðộ. Sau đó, hòn đảo lớn hơn mà Cô-lôm-bô khám phá ra là đảo Cuba và đảo Haiti. Tháng 3/1493, đoàn thuyền Cô-lôm-bô trở về Tây Ban Nha, ông được triều đình và nhân dân đón tiếp trọng thể, được vua phong làm Phó vương và Toàn quyền các thuộc địa ở Tân Lục Địa. Sau chuyến đi đầu tiên, Columbus còn thực hiện 3 chuyến thám hiểm nữa vào năm 14931498 và 1502. Ông đã khám phá ra hầu hết các đảo trên quần đảo Angtigua và cả bờ biển Trung Mỹ. Ngày 20/5/1506, ông mất tại một thành phố nhỏ ở miền Bắc Tây Ban Nha trong sự nghèo khổ và lãng quên.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

giải 5 phút Địa lí 7 chân trời sáng tạo, giải Địa lí 7 chân trời sáng tạo trang 140, giải Địa lí 7 CTST trang 140

Bình luận

Giải bài tập những môn khác