5 phút giải Công nghệ Điện - điện tử 12 cánh diều trang 24

5 phút giải Công nghệ Điện - điện tử 12 cánh diều trang 24. Giúp học sinh nhanh chóng, mất ít thời gian để giải bài. Tiêu chi bài giải: nhanh, ngắn, súc tích, đủ ý. Nhằm tạo ra bài giải tốt nhất. 5 phút giải bài, bằng ngày dài học tập.

BÀI 5. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP SẢN XUẤT ĐIỆN NĂNG

PHẦN I. CÁC CÂU HỎI TRONG SGK

KHỞI ĐỘNG

CH1: Em hãy kể tên mốt số nhà máy điện mà em biết và nêu phương pháp sản xuất điện năng của các nhà máy điện đó.

I. PHƯƠNG PHÁP SẢN XUẤT ĐIỆN NĂNG TỪ THỦY NĂNG

CH1: Điện năng được sản xuất từ thủy năng như thế nào?

CH2: Trình bày ưu điểm và hạn chế của phương pháp sản xuất điện năng từ thủy năng.

II. PHƯƠNG PHÁP SẢN XUẤT ĐIỆN NĂNG TỪ NHIỆT NĂNG

CH1: Trình bày phương pháp sản xuât điện năng từ nhiệt năng

CH2: Trình bày ưu điểm và hạn chế của phương pháp sản xuất điện năng từ nhiệt năng

III. PHƯƠNG PHÁP SẢN XUẤT ĐIỆN NĂNG TỪ NĂNG LƯỢNG HẠT NHÂN

CH1: Trình bày phương pháp sản xuất điện năng trong nhà máy điện hạt nhân.

CH2: Trình bày ưu điểm và hạn chế của phương pháp này

IV. PHƯƠNG PHÁP SẢN XUẤT ĐIỆN NĂNG TỪ NĂNG LƯỢNG GIÓ

CH1: Trình bày phương pháp sử dụng năng lượng gió để sản xuất điện năng.

CH2: Trình bày ưu điểm và hạn chế của phương pháp này.

V. PHƯƠNG PHÁP SẢN XUẤT ĐIỆN NĂNG TỪ NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI

CH1: Trình bày phương pháp sản xuất điện năng từ năng lượng mặt trời

CH2: Trình bày ưu điểm và hạn chế của phương pháp này

LUYỆN TẬP

CH1: So sánh ưu, nhược điểm của phương pháp sản xuất điện năng từ năng lượng gió và năng lượng mặt trời. Vì sao lại gọi đây là các dạng năng lượng sạch và xanh?

VẬN DỤNG

CH1: Hãy tìm hiểu một nhà máy thủy điện ở nước ta và cho biết ảnh hưởng của nó tới môi trường, xã hội

PHẦN II. 5 PHÚT GIẢI BÀI

KHỞI ĐỘNG

CH1: Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu, Trị An, Yaly,...

=> Sử dụng năng lượng tiềm năng của nước chảy để làm quay tua bin và phát điện.

I. PHƯƠNG PHÁP SẢN XUẤT ĐIỆN NĂNG TỪ THỦY NĂNG

CH1: Thuỷ năng (năng lượng của dòng nước) được chuyển hoá thành điện năng nhờ hệ thống turbine - máy phát điện đồng bộ trong nhà máy thuỷ diện

CH2: Ưu điểm:

- Công suất phát điện lớn.

- Năng lượng tái tạo, sạch, không phát thải khí nhà kính.

- Chi phí vận hành thấp.

Hạn chế:

- Công suất phát điện phụ thuộc vào lưu lượng nước tích trữ trong lòng hồ.

- Chi phí đầu tư lớn, thời gian xây dựng dải.

- Chi phí truyền tải điện cao do nhà máy thường được xây dựng ở miền núi, xa các tải điện lớn.

II. PHƯƠNG PHÁP SẢN XUẤT ĐIỆN NĂNG TỪ NHIỆT NĂNG

CH1: Nhiệt năng thu được từ quá trình đốt cháy than đá, dầu mỏ, khí đốt,... sẽ được chuyển hoá thành điện năng trong các nhà máy nhiệt điện.

CH2: Ưu điểm:

- Công suất phát điện lớn.

- Chi phí đầu tư ban đầu không cao, thời gian xây dựng ngắn. – Có thể vận hành liên tục, không phụ thuộc vào điều kiện thời tiết.

Hạn chế:

- Sử dụng nhiên liệu hoá thạch, giá thành sản xuất điện phụ thuộc vào giá thành nhiên liệu.

- Tạo ra nhiều khí thải và bụi ảnh hưởng tới sức khoẻ con người, gây hiệu ứng nhà kính,

III. PHƯƠNG PHÁP SẢN XUẤT ĐIỆN NĂNG TỪ NĂNG LƯỢNG HẠT NHÂN

CH1: Nhiệt năng thu được từ phản ứng phân hạch hạt nhân của Uranium (U-235) hoặc Plutonium được chuyển hoá thành điện năng trong nhà máy điện hạt nhân 

CH2: Ưu điểm:

- Công suất phát điện lớn, không phụ thuộc vào tự nhiên và môi trường.

- Ít phát thải khí nhà kinh.

Hạn chế:

- Chi phí đầu tư, xây dựng lớn, chi phí vận hành bảo dưỡng cao để đảm bảo không rò rỉ chất phóng xạ ra bên ngoài.

- Chất thải hạt nhân và bức xạ có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới hệ sinh thái và con người

 IV. PHƯƠNG PHÁP SẢN XUẤT ĐIỆN NĂNG TỪ NĂNG LƯỢNG GIÓ

CH1:

Năng lượng của gió được chuyển hoá thành điện năng nhờ turbine gió.

Luồng gió chuyển động sẽ làm quay turbine.

Tốc độ quay rất chậm của cánh turbine sẽ được tăng cao nhờ hộp số và quay máy phát để phát điện

CH2: Ưu điểm:

- Là năng lượng sạch và là năng lượng tái tạo.

- Là nguồn năng lượng vô tận.

- Không gây phát thải khí nhà kính.

Hạn chế

- Công suất phát không ổn định do phụ thuộc vào tốc độ gió.

- Nhà máy chỉ được xây dựng ở vùng có tốc độ gió cao như vùng duyên hải và ngoài khơi.

V. PHƯƠNG PHÁP SẢN XUẤT ĐIỆN NĂNG TỪ NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI

CH1: Năng lượng của ánh sáng mặt trời được chuyển hoá thành điện năng nhờ các tấm pin mặt trời. 

CH2: Ưu điểm:

- Năng lượng mặt trời là năng lượng tái tạo với nguồn cung năng lượng vô tận, sẵn có ở nhiều nơi trên thế giới

- Không phát thải khi gây hiệu ứng nhà kính

Hạn chế:

- Công suất phát điện thấp, không ổn định

- Chi phí đầu tư ban đầu cao.

- Nguy cơ ô nhiễm môi trường t

LUYỆN TẬP

CH1:

Tiêu chí

Năng lượng gió

Năng lượng mặt trời

Ưu điểm

- Nguồn năng lượng dồi dào, tái tạo

- Chi phí vận hành thấp

- Có thể lắp nhiều địa điểm

- Góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường

- Không phát thải khí nhà kính

- Hoạt động không gây tiếng ồn

- Dễ dàng lắp đặt và bảo trì

 

Nhược điểm

- Phụ thuộc vào điều kiện thời tiết (gió)

- Gây tiếng ồn và ảnh hưởng đến cảnh quan

- Chiếm dụng diện tích đất

- Hiệu suất chuyển đổi năng lượng thấp hơn so với năng lượng gió

- Chi phí đầu tư ban đầu cao

- Hiệu suất hoạt động phụ thuộc vào ánh sáng mặt trời

VẬN DỤNG

CH1: Nhà máy thủy điện Sơn La

  • Tích cực:

    • Kiểm soát lũ lụt, giảm thiểu thiệt hại do lũ lụt gây ra cho người dân và tài sản.

    • Cung cấp nước tưới cho các khu vực nông nghiệp, góp phần phát triển sản xuất nông nghiệp.

    • Cung cấp nước sinh hoạt cho người dân địa phương.

    • Phát triển du lịch sinh thái.

  • Tiêu cực:

    • Chuyển đổi diện tích rừng thành hồ chứa nước, dẫn đến mất môi trường sống của các loài động thực vật.

    • Ảnh hưởng đến dòng chảy tự nhiên của sông Đà, gây ảnh hưởng đến hệ sinh thái ven sông.

    • Gây ra hiện tượng sạt lở đất ở một số khu vực.

    • Gây ô nhiễm môi trường do rác thải sinh hoạt và công nghiệp

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

giải 5 phút Công nghệ Điện - điện tử 12 cánh diều, giải Công nghệ Điện - điện tử 12 cánh diều trang 24, giải Công nghệ Điện - điện tử 12 CD trang 24

Bình luận

Giải bài tập những môn khác